Trang Sohu đưa tin, vào một buổi chiều, người mẹ đưa con gái mình là Tiểu Á (Trung Quốc) vào bệnh viện khám. Thân hình gầy gò của Tiếu Á trái ngược hoàn toàn với những đứa trẻ cùng tuổi. Cô bé rất thấp, còi cọc nên thường xuyên bị bạn bè trêu chọc. Cuối cùng, người mẹ cũng chịu đưa con gái mình tới bệnh viện nhờ bác sĩ tìm ra nguyên nhân.
Bác sĩ quan sát Tiểu Á cẩn thận, hỏi về thói quen ăn uống hằng ngày sau đó cau mày khi biết được ngày nào cô bé cũng được mẹ mua cho khoai tây chiên, mì ăn liền, nước ngọt. Ông không thể tin được 1 đứa trẻ 5 tuổi lại có thói quen ăn uống kém lành mạnh như vậy.
Người mẹ cho biết, cô cảm thấy rất bất lực khi con gái cứ đòi ăn những món này nên không thể làm gì được khác.
Bác sĩ thở dài, giận dữ nói: "Làm sao những món này có thể cho ăn hằng ngày được. Mặc dù nó rất tiện lợi, nhanh chóng nhưng lại không có dinh dưỡng, cực kỳ có hại cho sự phát triển của trẻ em".
Ông giải thích rằng, Tiểu Á ngừng tăng trưởng là do có liên quan tới thói quen ăn uống không lành mạnh này.
Thực phẩm ăn liền thường chứa nhiều calo, muối, đường nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc phụ thuộc lâu dài vào những thực phẩm này không chỉ có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Đối với trẻ đang độ tuổi lớn nhanh, dinh dưỡng rất quan trọng. Trẻ cần đủ protein, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Các bữa ăn sẵn thường không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết này.
Ngoài ra, việc hấp thụ quá nhiều muối có thể khiến thận của trẻ bị lão hóa sớm và làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến sâu răng, béo phì và tiểu đường.
Mẹ của Tiểu Á sau khi nghe điều này vô cùng hối hận. Cô thừa nhận, do lịch trình công việc bận rộn nên hiếm khi có thời gian chuẩn bị bữa ăn lành mạnh cho con, đó cũng là lý do con gái cô thường xuyên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn. Cô chưa bao giờ tưởng tượng được thói quen ăn uống này lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con mình đến vậy.
Bác sĩ đề nghị người mẹ cần phải thay đổi chế độ ăn uống của con mình, tăng cường ăn trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, đồng thời giảm lượng thức ăn chế biến sẵn.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, thói quen ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Đồng thời, ông cũng nhắc nhở các bậc cha mẹ khác đừng vì lý do công việc bận rộn hay điều gì khác mà bỏ bê bữa ăn của con mình. Cha mẹ nên cung cấp cho con những thực phẩm bổ dưỡng và cân bằng để đảm bảo con phát triển khỏe mạnh.
Một chế độ ăn uống lành mạnh nên đa dạng và bao gồm nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất đều là những thành phần quan trọng hỗ trợ trẻ phát triển. Nếu trẻ thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn, chúng sẽ thiếu đi những chất dinh dưỡng quan trọng này.
Ngoài ra, việc phụ thuộc quá nhiều vào thức ăn chế biến sẵn cũng có thể hình thành thói quen ăn uống không tốt ở trẻ. Ăn quá mặn và ngọt lâu ngày sẽ dần dần khiến vị giác của trẻ phụ thuộc vào những vị này, khiến chúng mất hứng thú với các thực phẩm khác. Điều này cũng có nghĩa là khi lớn lên, trẻ có thể có xu hướng lựa chọn những thực phẩm không lành mạnh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hơn nữa, thói quen ăn uống không lành mạnh này còn có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu thể lực, thiếu năng lượng, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và kết quả học tập của trẻ.
Cha mẹ nên lưu ý rằng, bữa ăn chế biến sẵn chỉ là bữa phụ không thường xuyên và không thể thay thế bữa ăn chính.
Tuy nhiên, việc thiết lập lại thói quen ăn uống lành mạnh không phải là điều dễ dàng, đặc biệt đối với trẻ đã quen với việc ăn thức ăn chế biến sẵn. Cha mẹ có thể cần sự kiên nhẫn và kiên trì để dần dần giúp con hình thành quan niệm ăn uống đúng đắn.
Đầu tiên, cha mẹ có thể thử giới thiệu một số món ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, các loại hạt và sữa chua thay vì khoai tây chiên và kẹo. Sau đó, hãy giảm dần lượng thức ăn chế biến sẵn, tăng cường ăn rau tươi và thịt nạc.
Cha mẹ cũng có thể thử nấu ăn cùng con để trẻ hiểu được nguồn gốc, quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời nuôi dưỡng niềm yêu thích ăn uống lành mạnh cho con.
Cuối cùng, cha mẹ nên làm gương tốt cho con cái. Nếu bản thân cha mẹ có thói quen ăn uống không lành mạnh thì khó có thể mong đợi con mình cũng làm như vậy. Vì vậy, cha mẹ cũng nên xem xét lại thói quen ăn uống của mình để đảm bảo môi trường ăn uống lành mạnh cho con.
Theo Sohu