Gia đình cho biết, sau khi sinh, H. xuất hiện tình trạng đỏ mắt, mi mắt chảy nhiều dịch mủ vàng. Quá lo lắng, bố mẹ đưa D. đến bệnh viện khám và điều trị tại Bệnh viện ở Thái Bình. H. sau đó tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Theo BS Hà Tuấn Minh - Phó Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu Trung ương, qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh lậu.

Bệnh nhi được chỉ định áp dụng phác đồ điều trị lậu cho trẻ em kết hợp giữ gìn vệ sinh, tra thuốc mắt.

Khai thác tiền sử các bác sĩ được biết, bố bé H. từng mắc bệnh lậu, nhưng đã điều trị khỏi. Tuy trong suốt quá trình mang thai, mẹ của bé vẫn thăm khám thường xuyên nhưng không phát hiện ra bệnh.

“Tại bệnh viện, chúng tôi đã cho người mẹ làm xét nghiệm và kiểm tra nhuộm soi vi khuẩn dịch âm đạo. Kết quả cho thấy người mẹ có hình ảnh lậu cầu trong âm đạo. Vì vậy, chúng tôi kết luận, bệnh nhi lây lậu từ người mẹ”, BS Minh nói.

Theo BS Minh, bố mẹ có thể phòng lậu mắt ở trẻ sơ sinh bằng cách nhỏ vài giọt dung dịch nitrat bạc 1% vào mắt trẻ ngay sau khi đẻ. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất vẫn là người mẹ cần thăm khám, xét nghiệm sàng lọc trước khi có thai để bảo đảm sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ. Bệnh có thể gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục ngoài, trực tràng và cổ họng. Ðây là một bệnh lây nhiễm rất phổ biến, đặc biệt là ở thanh niên trong độ tuổi từ 15-24.

Bạn có thể bị nhiễm bệnh lậu khi quan hệ tình dục qua hậu môn, âm đạo hay bằng miệng với người mắc bệnh lậu.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể truyền bệnh sang em bé trong quá trình sinh nở. Có thể lây qua tiếp xúc gián tiếp (tỷ lệ thấp): có thể lây qua các vết thương hở hoặc tiếp xúc với dịch nhầy, mủ của người bệnh khi dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân với người bị bệnh lậu.

Khii trẻ bị nhiễm lậu, trẻ thường có những triệu chứng như: bí tiểu, tiểu đau, tiểu rắt, tiểu buốt, chảy mủ màu vàng khi đi tiểu, ngứa ngáy ở vùng kín như bao quy đầu, dương vật (trẻ nam), âm hộ - âm đạo (trẻ nữ), trẻ mệt mỏi, hoảng hốt, có thể kèm theo sốt,... đây đều là những dấu hiệu bệnh lậu điển hình mà phụ huynh cần lưu ý 1 bên mắt hoặc cả 2 bên mắt của trẻ sẽ bị sưng đỏ, có gỉ mắt kèm theo mủ vàng khiến cho trẻ không thể mở được mắt. Những trẻ lớn hơn bị nhiễm bệnh do sử dụng những vật dụng cá nhân vệ sinh mặt có tồn tại lậu cầu thường mắt sẽ bị sưng tấy đỏ, giác mạc mắt bị viêm và đỏ loét.

Theo các bác sĩ, tác hại mà bệnh lậu gây ra cho trẻ sơ sinh là vô cùng nặng nề, vì thế, khi thấy trẻ có những triệu chứng mắc lậu, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị ngay. Sau khi thăm khám, các bác sỹ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp nhất cho trẻ tùy từng trường hợp để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Tuyệt đối không được chủ quan khi có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể trẻ và không được tự ý mua thuốc về bôi cho trẻ nếu không có sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Ngoài ra, để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây truyền bệnh lậu cho trẻ, phụ nữ trước khi mang thai cần đi khám sức khỏe sinh sản tổng thể để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Khi người mẹ mang thai bị lậu phải được khám và điều trị tích cực, nên sinh mổ để tránh quá trình lây nhiễm sang cho con và tránh biến chứng nguy hiểm khác.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh lậu nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời tránh gây những biến chứng gây hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.

Lậu cầu khuẩn trong cơ thể trẻ càng để lâu càng nguy hiểm, càng khiến trẻ chịu những tổn thương nặng nề. Vì vậy khi những biểu hiện bất thường đầu tiên xuất hiện hãy nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám ngay.