Ashish Anand mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang. Cựu tiếp viên hàng không 38 tuổi vay mượn của người thân được hơn 100 triệu để mở một cửa hàng quần áo ngoại ô Delhi, chuyên bán âu phục may đo. Anh đặt tên cho cửa hàng của mình là Right Fit. Mở cửa từ tháng 2/2020, Anand đã phải đóng cửa ít lâu sau đó chỉ 2 tháng vì đợt dịch thứ hai càn quét Ấn Độ khiến anh lao đao với tiền thuê nhà.

Cả đất nước Ấn Độ bước vào thời kỳ phong tỏa dưới sắc lệnh của Thủ tướng Narendra Modi. Đây được coi là đợt phong tỏa quy mô toàn quốc lớn nhất trên toàn thế giới.

 - Ảnh 1.

Giờ đây, Anand cùng vợ và hai người con đang đứng trên bờ vực, chực chờ rơi xuống hố sâu của đói nghèo lúc nào không ai hay. Họ trông chờ vào sự hỗ trợ của bố mẹ vợ. Khichdi - món đậu nấu với cơm, đã thay thế trứng và thịt gà trong bữa ăn gia đình. Có nhiều hôm, lũ trẻ phải lên giường với chiếc bụng đói.

"Tôi chẳng còn tí tiền nào trong ví," người đàn ông 38 tuổi cho biết. "Làm sao tôi có thể bỏ đói con mình cơ chứ?"

Làn sóng Covid thứ hai càn quét khắp Ấn Độ, thổi bay hy vọng của hàng triệu người thuộc tầng lớp trung lưu tại quốc gia Nam Á này. Đợt dịch năm 2020 đã đẩy hơn 32 triệu người đến tình trạng đói nghèo, theo trung tâm nghiên cứu Pew cho biết. Con số này rơi vào khoảng 54 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu bị đẩy xuống cảnh đói nghèo trên toàn thế giới.

Đại dịch đang kéo ngược tiến trình xóa đói giảm nghèo của Ấn Độ trong suốt vài thập kỷ qua.

"Mọi thứ thực sự rất tồi tệ," Jayati Ghosh, một nhà kinh tế học phát triển, giáo sư tại đại học Massachusetts Amherst chia sẻ. "Kinh tế bị trì trệ và những hố sâu bất bình đẳng được tạo ra."

 - Ảnh 2.

Đợt sóng thứ hai đã khiến tình trạng thiếu việc làm trầm trọng hơn tại Ấn Độ. Hơn 100 triệu người Ấn Độ không có việc làm. Trước khi đợt dịch thứ hai xuất hiện, các nhà kinh tế dự đoán khả năng hồi phục cao của kinh tế Ấn Độ trong năm nay. Tuy nhiên, khả năng hồi phục trên trở nên mù mờ khi Ấn Độ liên tiếp có những ngày đạt đỉnh mới về số ca mắc Covid-19. Dường như câu chuyện hồi phục kinh tế là điều gì đó quá xa vời với Nikita Jagad khi cô đã mất việc suốt 8 tháng này. Người phụ nữ 49 tuổi sống ở thành phố Mumbai đã không còn ra ngoài ăn uống với bạn bè, chẳng đi chơi bời trừ khi đi phỏng vấn xin việc. Cô cũng chọn đi xe bus thay vì lái ô tô như trước kia. Thỉnh thoảng, Nikita kể rằng bà nhốt mình trong phòng tắm để người mẹ 71 tuổi không nhìn thấy cảnh cô con gái khóc lóc.

Tuần trước, Jagad nhận được một công việc quản lý mới cho một công ty cung cấp dịch vụ buồng phòng cho các hãng hàng không. Cô được trả hơn 9 triệu đồng/tháng, chỉ bằng nửa so với số tiền trước kia cô kiếm được. Công việc cũng không hứa hẹn lâu dài khi bang Maharashtra nơi cô ở đã thông báo về đợt phong tỏa thứ hai nhằm ngăn cản sự lây lan của dịch bệnh.

Nếu mất việc, Jagad vẫn là người duy nhất phải gánh việc nhiệm vụ chăm sóc mẹ già. "Nếu điều gì đó xảy ra với bà ấy, tôi còn không có đủ tiền để đưa bà tới bệnh viện."

Tầng lớp trung lưu Ấn Độ không giàu có như những người thuộc tầng lớp trung lưu tại Mỹ hay nhiều quốc gia khác nhưng họ đang tạo ra nguồn lực kinh tế lớn cho quốc gia này. Theo Viện nghiên cứu Pew, tầng lớp trung lưu và trên trung lưu được định nghĩa bằng mức chi tiêu từ 230.000 - 1.100.000 đồng/ngày. Với mức thu nhập tương xứng với chi tiêu như vậy, một gia đình Ấn Độ có thể thuê một căn hộ ở khu vực dân cư chất lượng, mua được ô tô hay xe máy và có cơ hội gửi con theo học tại các trường tư thục.

 - Ảnh 3.

Có khoảng 66 triệu người Ấn Độ phù hợp với định nghĩa trên về tầng lớp trung lưu. Con số trên là 99 triệu người trước đại dịch.

Anil G. Kumar - một kỹ sư dân dụng, là một trong 66 triệu người ở hiện tại. Tầm này năm ngoái, anh và gia đình chuẩn bị mua một căn hộ 2 phòng ngủ. Tuy nhiên, khi đợt phong tỏa diễn ra, công ty anh làm việc đã cắt giảm lương của Kumar chỉ còn một nửa.

"Mọi thứ trở nên tồi tệ chỉ sau vài giờ," Kumar nói. Ba tháng sau, anh mất việc.

Giờ đây, Kumar chỉ quanh quẩn cả ngày ở nhà trong khu dân lao động phía tây thủ đô Delhi, cắm mặt vào LinkedIn để tìm việc và trông con.

Cuộc sống của gia đình anh Kumar gặp nhiều khó khăn. 470 đô tương đương với hơn 10 triệu là số tiền lương của vợ anh kiếm được từ công việc ở một trường đại học, được dùng để trang trải cho cuộc sống của cả gia đình. Thay vì tổ chức sinh nhật mừng con trai 10 tuổi ở một nhà hàng với số tiền phải bỏ ra tới hơn 1,5 triệu đồng, họ đặt một chiếc bánh và mua cho con trai bộ quần áo mới.

"Tôi không thể cắm mặt vào cái máy tính cả ngày được. Đôi khi, tôi thấy tuyệt vọng," Kumar chia sẻ.

Tầng lớp trung lưu Ấn Độ không chỉ là trung tâm của nền kinh tế. Họ giúp đất nước Nam Á này có thể cạnh tranh với tham vọng bành trướng của những quốc gia lân bang. Để làm được điều đó, chính phủ Ấn Độ cần giải quyết vấn đề của những người bị dịch bệnh bỏ lại phía sau. Thu nhập của các hộ gia đình và sức tiêu dùng giảm rõ rệt, kể cả khi các mặt hàng được khuyến mãi kịch sàn trên thị trường. Những đối tượng bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là tầng lớp thương nhân nhỏ, người bán hàng, các doanh nghiệp nhỏ.

 - Ảnh 4.

Phần lớn người Ấn Độ đã quá mệt mỏi và không cảm thấy động lực với tình trạng thiếu việc làm này, Mahesh Vyas - giám đốc trung tâm Kiểm soát kinh tế Ấn Độ chia sẻ, đặc biệt là những người lao động với tay nghề thấp.

"Nếu vấn đề này không được giải quyết," ông nói, "nó sẽ khiến kinh tế Ấn Độ bị chững lại."

Đợt càn quét năm ngoái đã khiến Anand không biết sẽ phải làm gì tiếp theo, đầy lo lắng về cuộc sống. Gia đình anh cũng lao đao với chi phí thuê nhà. Hai tháng tù túng ở nhà, anh mất niềm tin vào cuộc sống.

"Chúng tôi không muốn sống," Akanksha Chadda, 33 tuổi, vợ của Anand nói. Trước đây, chị là quản lý vận hành cho một cửa hàng bán lẻ đồ xa xỉ phẩm. Giờ đây, Chadda cũng không có việc làm. Ngồi nhìn tấm ảnh chụp cách đây 3 năm với cậu con trai và cô con gái nhỏ trong một công việc giải trí, chị sụt sùi.

"Tôi không biết liệu mình có còn thức dậy vào sáng hôm sau không nữa."

Đã xa rồi những ngày họ còn có thể gọi một chiếc pizza cho bữa tối hay ngũ cốc cho bữa sáng. Giờ đây, vào những ngày vui vẻ hay có tiền, họ có thể mua rau và chuối cho lũ trẻ.

Hồi đầu năm, Chadda đã phải bán chiếc xe đạp của cậu con trai 8 tuổi để mua sữa, đậu và rau. Thằng bé khóc cả buổi tối. Chadda không có lựa chọn nào hết. Cô đã bán hết đồ trang sức của mình rồi.

"Khi không thể thấy một tia hy vọng nào, tôi chẳng còn gì,"