Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính, cơ thể không tự sản sinh insulin hoặc insulin tiết ra không đủ để hấp thu glucose trong máu dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường ở nước ta ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

depositphotos_185293246-stock-photo-diabetic-woman-holding-digital-glucometer.jpeg

Bệnh tiểu đường không đơn thuần chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như hư thận, tai biến mạch máu, đau hệ thống thần kinh... Trong ngày, có 3 thời điểm người bệnh tiểu đường dễ đối mặt với các vấn đề về sức khỏe nhất.

3 thời điểm trong ngày nguy hiểm nhất với bệnh nhân tiểu đường

1. Khi bạn thức dậy vào buổi sáng

Huyết áp của người tiểu đường khi ngủ tương đối thấp, sau khi thức dậy sẽ tăng khá nhanh. Do đó, nếu thức dậy quá vội vã, quá mạnh sẽ dẫn tới những rủi ro nguy hiểm như vỡ mạch máu não do huyết áp tăng đột ngột, nhẹ hơn thì cảm thấy chóng mặt, choángváng.

Do vậy, lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là người cao tuổi mắc bệnh này là phải thức dậy thật chậm để cơ thể quá trình thích nghi. Nên thực hiện quy tắc "30 giây" để thức dậy: Sau khi tỉnh giấc, tiếp tục nằm yên 30 giây. Sau đó ngồi thẳng 30 giây. Tiếp theo, co chân và ngồi trên mép giường 30 giây, sau đó mới đi lại bình thường.

tac-hai-dang-so-cua-viec-ngu-nuong-vao-cuoi-tuan-khien-ban-hoang-so-ru-bo.jpeg

2. Khi bạn vừa ăn no

Sau khi ăn no, nhu cầu oxy chuyển hóa của cơ thể tăng, sức cản mạch ngoại vi tăng, tải trọng tim tăng. Ngoài ra, để tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, cơ thể phải chuyển một lượng lớn máu đến đường tiêu hóa, do đó lượng máu cung cấp cho tim và não tương đối giảm, lúc này vận động mạnh sẽ dễ ảnh hưởng đến dạ dày, tim và não.

Hơn nữa, nếu bệnh nhân tiểu đường ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm chứa đường và dầu mỡ thì đường huyết tăng cao, làm tình trạng bệnh càng xấu hơn.

3. Khi đại tiện khó

Người mắc bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch như tăng huyết áp hay bệnh mạch vành rất dễ bị tai biến tim mạch và mạch máu não trong quá trình đại tiện nếu thường xuyên bị táo bón.

Đại tiện khó và gắng sức quá mức khi bị táo bón có thể làm tăng áp lực ổ bụng, huyết áp cũng tăng, đồng thời nhịp tim tăng dẫn đến tăng tiêu thụ oxy của cơ tim, gây thiếu máu cơ tim cấp, thậm chí gây nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột tử.

thuoc-dau-bung.jpeg

Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh bởi chúng giàu chất xơ. Nếu đường huyết ổn định thì nên ăn 200 gam trái cây ít đường để có thể giúp ngăn ngừa táo bón.

3 loại rau tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Làm thế nào để ngăn ngừa lượng đường trong máu cao đã trở thành điều mà nhiều người muốn biết. Thực ra bí quyết rất đơn giản, bạn chỉ cần tiêu thụ đều đặn 3 loại rau sau đây.

1. Mướp đắng

Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, chất này đã được chứng minh là có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên. Theo một nghiên cứu năm 2011, được công bố trên Journal Ethnopharmacolgy, cho thấy việc uống nước ép mướp đắng trong 4 tuần có thể giảm đáng kể lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

img-1233-15946316462531446300080-621-0-2511-3024-crop-1594632207613301132743.jpeg

2. Rau xà lách

Xà lách là loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, rất thích hợp cho những người muốn giảm cân, nó có thể duy trì lượng carbohydrate trong cơ thể.

Ngoài ra, xà lách còn chứa nhiều vitamin, muối vô cơ và axit clohydric, axit clohydric có tác dụng hạ đường huyết nên xà lách là lựa chọn rất tốt cho những người có lượng đường trong máu cao.

3. Hành tây

suckhoe2322hinh_xlsf.jpeg

Hành tây cũng rất tốt để ổn định lượng đường trong máu. Ăn một ít hành tây có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường trong thức ăn và giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Hành tây có thể kết hợp với nấm và rong biển mỗi ngày. Nó rất thích hợp cho những người có lượng đường trong máu cao.