Trước đây, bệnh quai bị là bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Tới năm 1967, vaccine ngừa bệnh quai bị được tìm ra và chính điều này giúp số ca bị quai bị giảm đi đáng kể, nhất là ở trẻ em.

Virus gây bệnh quai bị có thể lây nhiễm vào nhiều bộ phận của cơ thể, đặc biệt là ở tuyến nước bọt mang tai. Khi mắc bệnh quai bị, tuyến nước bọt sẽ sưng và rất đau. Hiện tại chưa có cách điều trị loại virus này. Thay vào đó, cách điều trị chủ yếu tập trung xử lý triệu chứng cho đến khi hệ miễn dịch đủ sức chống lại bệnh.

Bệnh quai bị có lây không không? Những con đường lây lan bệnh quai bị cha mẹ cần biết để phòng bệnh cho con - Ảnh 1.

Bệnh quai bị thường tự khỏi trong vòng một tới hai tuần, với trẻ em thì thời gian lành bệnh từ 10-12 ngày. Thời gian để mỗi bên tuyến mang tai hết sưng là khoảng 1 tuần.

Tuy nhiên, điều mà các bậc cha mẹ quan tâm là: Bệnh quai bị có lây không? Và nếu có thì lây qua đường nào?

Bệnh quai bị ở trẻ em có lây không?

Virus quai bị rất dễ lây lan. Người mắc quai bị thường dễ lây cho người khác, đặc biệt là từ 1 – 2 ngày trước khi các tuyến nước bọt bắt đầu sưng lên đến tận 6 ngày sau khi hết bệnh. Nếu con bạn bị quai bị, hãy giữ bé tránh xa những người khác, nhất là từ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cho đến khi bệnh không còn nguy cơ lây nhiễm và ngược lại. Người nhiễm virus quai bị có thể không có bất kì triệu chứng nào.

Bệnh quai bị có lây không không? Những con đường lây lan bệnh quai bị cha mẹ cần biết để phòng bệnh cho con - Ảnh 2.

Bệnh quai bị lây qua đường nào?

Bệnh quai bị có thể lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp: Khi người bệnh hắt hơi hoặc nói chuyện, bụi nước bọt chứa virus trong hơi thở người bệnh vô tình truyền sang người lành thì sẽ làm lây bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus quai bị bám vào niêm mạc mũi, miệng, sau đó di chuyển đến nội tạng qua đường máu và gây bệnh. Thời gian dễ lây nhiễm nhất là vài ngày trước khi các triệu chứng phát triển và trong vài ngày sau đó.

Do virus quai bị có trong tuyến nước bọt rất dễ gây lây nhiễm trong cộng đồng nên nếu trẻ không được tiêm vaccine phòng bệnh quai bị thì có thể dễ dàng mắc bệnh nếu bị lây virus từ dịch mũi hay nước bọt người bệnh.

Một số đường lây khác của bệnh quai bị bao gồm:

- Người lành dùng chung vật dụng như chén đũa, khăn mặt… với người nhiễm bệnh.

- Người lành sờ/chạm vào các vật, dụng cụ có chứa virus quai bị rồi lại vô tình đưa lên mũi, miệng.

Bệnh quai bị có lây không không? Những con đường lây lan bệnh quai bị cha mẹ cần biết để phòng bệnh cho con - Ảnh 4.

Trẻ ở độ tuổi nào có nguy cơ bị bệnh quai bị cao hơn?

Bệnh quai bị hay gặp là ở trẻ em 3 tuổi trở lên, lúc trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, trong đó hay gặp nhất là lứa tuổi 5 – 9 và thanh niên. Quai bị gặp ở nam nhiều hơn ở nữ.

Tiêm phòng vắc-xin là cách tốt nhất để đảm bảo con được bảo vệ tương đối an toàn khỏi bệnh quai bị. Thông thường, vắc-xin kết hợp phòng 3 bệnh sởi-quai bị- rubella sẽ được tiêm cho các bé trên 1 tuổi không mắc phải các vấn đề sức khỏe đặc biệt.

Những điều cha mẹ CẦN BIẾT THÊM để BẢO VỆ CON KHỎI BỆNH QUAI BỊ.