Bị amip ăn giác mạc từ đeo kính áp tròng

Theo Báo Đất Việt,
Chia sẻ

Mới đây, các nhà khoa học Anh đã lên tiếng cảnh báo về một loại amip ăn giác mạc có khả năng gây mù lòa cho những người đeo kính áp tròng trên toàn thế giới.

Trong bài phát biểu của mình tại Festival Khoa học Anh diễn ra ở Aberdeen, Scotland vừa qua, Giáo sư Craig Roberts (Đại học Tây Scotland) đã đề cập đến một loại ký sinh trùng cực nhỏ với tên gọi Acanthamoeba (hay amoeba). Đó là sinh vật đơn bào có thể được tìm thấy khắp nơi trong đất, dưới biển, trong nước máy và cả ở hồ bơi, gây viêm giác mạc, nhiễm trùng mắt có khả năng dẫn đến mù lòa. 
 
Cũng cách đây không lâu, bệnh viện mắt Southampton General (Anh) đã công bố trường hợp một bệnh nhân có tên Jennie Hurst bị mù một mắt vì đeo kính áp tròng khi bơi. Các bác sĩ sau đó đã tìm thấy Acanthamoeba trong mắt cô. 
 
Bị amip ăn giác mạc từ đeo kính áp tròng
Rửa kính áp tròng với nước máy là một trong những nguyên nhân lây nhiễm amip ăn giác mạc. (Ảnh: Internet) 
 
Ai cũng có thể nhiễm amip ăn giác mạc nhưng nguy cơ đó ở người sử dụng kính áp tròng cao hơn nhiều so với những người không đeo loại kính này. Nếu thấy nhóm triệu chứng bao gồm đau mắt, tấy đỏ, mắt nhạy cảm với ánh sáng và nhìn mờ thì phải đến ngay cơ sở nhãn khoa để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời trước khi quá muộn. 
 
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo về một số bước cực kỳ đơn giản có thể hạn chế việc lây nhiễm amip ăn giác mạc nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng, bao gồm: 
 
- Sử dụng và thay thế kính áp tròng theo đúng chỉ định của bác sĩ nhãn khoa 
 
- Không bao giờ được rửa kính với nước máy 
 
- Luôn luôn tháo bỏ kính trước khi đi bơi hoặc khi tắm.
 

 
Khó loại khỏi môi trường tự nhiên amip “ăn não”
 
Bị amip ăn giác mạc từ đeo kính áp tròng
Chia sẻ