Mới đây, cộng đồng mạng đã phẫn nộ khi thông tin về một con đười ươi được phát hiện dính tới 130 phát đạn và nhiều nhát chém tại Borneo, Indonesia. Vụ tấn công này đã làm dấy lên sự quan ngại về tình trạng của các loài động vật hoang dã đang cần được bảo vệ.
Con đười ươi đực bị tấn công có tuổi đời khoảng từ 5 đến 7, được tìm thấy xác ở Đông Kutai, Indonesia. Phim chụp X-quang đã tìm thấy 74 viên đạn súng hơi trong đầu, 17 viên ở ngực và hàng chục viên khác trên chân tay con vật đáng thương. Các chuyên gia chỉ có thể gắp ra được 48 viên đạn từ xác đười ươi đực bị mù này. Do vết thương quá nặng, đười ươi nọ đã không thể qua khỏi.
Sự việc này diễn ra chỉ 1 tuần sau khi 2 công nhân đồn điền cao su địa phương bị bắt giữ vì tội danh giết hại và hủy hoại xác của một con đười ươi khác.
Các nhân viên y tế đã cố hết sức để cứu sống con đười ươi nhưng không thể giúp nó qua khỏi.
Phim chụp cho thấy 74 viên đạn súng hơi găm trong đầu, 17 viên ở ngực và hàng chục viên khác trên chân tay con đười ươi.
Cảnh sát địa phương cho biết ngoài các nhát bắn, con đười ươi còn bị chém nhiều nhát bằng rựa. Hầu hết các nhát đạn đều nhằm vào đầu, khiến cho hành động này mang tính chất dã man không thể phủ nhận.
Mới tuần trước, một xác đười ươi khác cũng đã được tìm thấy ở một con sông cũng ở đảo Borneo, Kalimantan trong tình trạng bị tấn công dã man. Loài vượn Borneo và Sumatran hiện đã được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đặt vào nhóm động vật quý hiểm có nguy cơ tuyệt chủng.
Do vết thương quá nặng nên con đười ươi này đã không thể qua khỏi.
Loài đười ươi này hiện đã được xếp hạng động vật cần được bảo vệ do có nguy cơ tuyệt chủng.
Theo IUCN, đười ươi ở Sumatran ước tính còn dưới 15.000 cá thể, trong khi khoảng 54.000 con đười ươi khá được cho là sống ở Borneo. Việc khai thác gỗ tràn lan và sự phát triển nhanh chóng của các đồn điền dầu cọ được cho là tác nhân chính của việc phá hủy môi trường sống của đười ươi, dẫn đến nhiều xung đột đáng tiếc.
Các nguồn tin cho biết, hầu hết các vụ tấn công động vật hoang dã ở đây đều không được giải quyết hợp lý. Ramadhani, quản lý của Trung tâm Bảo vệ đười ươi nói rằng sự việc lần này sẽ được họ theo đuổi đến cùng để giúp ngăn ngừa những trường hợp tương tự sẽ xảy ra trong tương lai.
(theo DailyMail)