Tôi rất xấu hổ khi nói với mọi người rằng bố vợ tôi là ăn mày. Bạn có thể không tin phải không? Ông ấy trở nên tàn tật sau một vụ tai nạn, vợ ông đã bỏ đi sau đó. Một mình ông đã nuôi dạy con gái mình khôn lớn, và người đó giờ đây là vợ tôi.
Bố tôi có một công ty riêng, cuộc sống chúng tôi khá dư dả. Một ngày nọ, người ăn mày ấy đến nhà chúng tôi, bố tôi không ngần ngại mời ông vào nhà vì ngoài trời hơi lạnh. Bố tôi khi ấy chẳng nghĩ ngợi gì cả, ông chỉ cho rằng khi ai đó gặp khó khăn, ông nên giúp họ, dù là việc nhỏ nhặt. Và đó là cách tôi đã gặp bố vợ của mình.
Tôi nửa đùa nửa thật với bố rằng ông có thể cho bất cứ ai vào nhà, dù là ăn mày. Tôi có thể hy vọng gì từ ông ấy chứ, ông ấy thậm chí còn chẳng có được chiếc điện thoại di động. Ấy vậy mà ông ấy và bố tôi lại thường xuyên gặp nhau uống trà. Do đó tôi cũng hay gặp ông ta nhưng tôi chẳng muốn có bất kì mối quan hệ nào với ông.
Sau đó bố tôi nghe được rằng người ăn mày này có một đứa con gái đang học sau đại học. Thế rồi như ông lập tức tìm ông mai, không cần có sự đồng ý của tôi, ông đề nghị tôi cưới con gái của người ăn mày đó. Ngạc nhiên chưa! Tôi biết tôi không có bằng cấp cao, chỉ là cử nhân thôi nhưng tôi có cần kết hôn với người đang học sau đại học ấy - con gái của người ăn mày không?
Con người bây giờ thường rất khô khan, trọng hình thức và đẳng cấp của gia đình vợ/chồng là rất quan trọng trong một cuộc hôn nhân. Vậy nên kết hôn với cô gái ấy, bạn bè sẽ cười vào mặt tôi mất thôi. Tuy nhiên, bố tôi đã dành hết tình cảm cho cô gái đó và dọa sẽ cắt hết trợ cấp cho tôi. Nói ra thì thật xấu hổ, dù đã có bằng đại học và công việc khá tốt nhưng tôi vẫn chưa thể tự lập được, vẫn phải nhờ sự hỗ trợ tài chính tự bố. Và thế là tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác, phải cưới cô ấy - con gái của gã ăn mày.
Tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác, phải cưới cô ấy - con gái của gã ăn mày. (Ảnh: Internet)
Cưới con gái người ăn mày không phải là ý tưởng của tôi để tìm được hạnh phúc. Nhưng may mắn thay, cô ấy cũng có thể gọi là tạm ổn: nấu ăn giỏi, chăm sóc gia đình, nhà cửa tốt, lại còn có việc ổn định. Công việc tôi tuy cũng được nhưng tôi thường xuyên chi xài nhiều hơn số mình kiếm được. Và cuộc sống của chúng tôi cứ thể trôi qua, dĩ nhiên là không thể thiếu sự trợ cấp của bố tôi.
Ba năm sau ngày kết hôn, công ty bố tôi phá sản. Tình hình tài chính gia đình gặp biến động, bố tôi không còn vui vẻ như trước. Và một ngày nọ, vợ tôi bỗng đưa tôi một quyển sổ tiết kiệm. Tôi thầm nghĩ "giúp ích được gì chứ", tiền lương và tiết kiệm của cô ấy chẳng thể giúp gì cho bố tôi cả. Dường như đọc được suy nghĩ của tôi, cô ấy nhẹ nhàng bảo: "Anh mở ra và xem đi. Đủ hay không thì nói em biết. Đừng kết luận nhanh như thế". Mở ra, tôi hoàn toàn sốc, 4 triệu nhân dân tệ. "Ở đâu mà em có nhiều như thế này?", không giấu được sự ngạc nhiên, tôi buộc miệng hỏi. "Bố em đưa cho em". Sau đó, cô ấy bắt đầu kể rằng, sau khi bố cô ấy gặp tai nạn, mẹ bỏ đi, gia đình cực kì kiệt quệ. Nhưng 6 tháng sau đó, bố cô ấy được bồi thường 4,3 triệu nhân dân tệ. Nhiều năm trôi qua, ông chỉ tiêu một phần nhỏ, còn lại để dành cho cô con gái học hành như ngày hôm nay.
Dù tật nguyền nhưng ông vẫn làm được vài việc lặt vặt để kiếm tiền như ăn xin hay bán hàng tại quầy rau quả. Quan trọng hơn, vợ tôi không hề biết rằng bố mình có nhiều tiền như thế. Mỗi khi con gái đi làm, không chịu được sự cô đơn khi ở nhà một mình, ông đã ra ngoài để đi xin tiền. Tất nhiên ông phải chịu ánh mắt khinh bỉ, xem thường của mọi người. Với vợ tôi, khi cô ấy còn đi học đã phải chịu sự xem thường của bạn bè khi họ biết bố cô ấy là một kẻ ăn mày. Vợ tôi biết bố mình đã làm việc rất cực khổ mới có thể đủ tiền cho mình học đại học. Đó là lý do khiến cô ấy không ngừng nỗ lực học tập thật chăm chỉ. Vợ tôi là một cô con gái ngoan, hiếu thảo, không bao giờ làm bất kì điều gì để bố phiền lòng. Cứ thế họ sống với niềm tin cuộc đời mình rồi sẽ khá hơn.
Đối với số tiền 4 triệu nhân dân tệ, vợ tôi nghĩ rằng bố cô mới là người nên hưởng số tiền đó. Tuy nhiên, ông quả quyết: "Sau khi bố mất, chỉ còn lại mình con trên cõi đời. Có số tiền này, con sẽ chẳng còn phải lo lắng cho quãng đời còn lại. Con thử nghĩ, nếu con biết bố có số tiền này, liệu con có học hành chăm chỉ như bao năm qua không?".
Nói đến đây, những giọt nước mắt đã lăn dài trên má của vợ tôi. Nó thực sự khiến tôi thay đổi. Họ đã chiến thắng được sự tôn trọng của tôi. Sau tất cả, tôi đã hiểu ra một điều: cuộc sống không hoàn hảo, tôi chẳng thể nào có được tất cả mọi thứ tôi muốn mà chỉ có chăm chỉ và kiên trì, tôi mới có một tương lai tươi sáng.
(Nguồn: visiontimes)