"Cháy nắng" để lại tình trạng tăng sắc tố sau viêm, gây sạm và lão hóa da

Thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân "cháy nắng" khi đi biển, hoặc làm việc nhiều giờ ở ngoài trời dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Bệnh nhân T.T.K. (nữ, 45 tuổi, quê ở Bắc Giang) là nông dân và thường xuyên phải làm việc trên cánh đồng vào buổi trưa là một trường hợp điển hình. Dù đã sử dụng mũ nón và khăn để bảo hộ song nhiệt độ quá cao vẫn khiến chị bị đỏ rát, bong tróc toàn bộ da vùng mặt và cổ và phải vào viện khám.

cho-de-da-bi-chay-nang-vi-co-the-dan-den-ung-thu-da1562117297

Hình ảnh bệnh nhân K. khi vào Bệnh viện da liễu khám

ThS.BS Đặng Bích Diệp – Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi bị "cháy nắng", bệnh nhân thường có cảm giác vô cùng đau rát, châm chích ở vùng da tổn thương. Đáng lo ngại là vùng da bị "cháy nắng" có thể để lại tình trạng tăng sắc tố sau viêm, gây sạm da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Đặc biệt, nếu cứ tiếp xúc kéo dài với tia UV có thể là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư da.

Khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều, qua thời gian, tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời có thể phá hủy các tế bào da của bạn. Sự phá hủy này có thể dẫn đến bệnh dày sừng ánh nắng và đôi khi tiến triển thành ung thư tế bào gai.

Ung thư tế bào gai có thể lan rộng, xâm lấn hoặc di căn. Điều này giải thích tại sao cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Đây là bệnh thường xuất hiện ở vùng da cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như vùng mặt, da đầu, mặt duỗi cẳng tay, mu tay. Lúc đầu, bệnh biểu hiện như là một dát màu hồng, rám hoặc đôi khi không có thay đổi nào về màu sắc, bề mặt thô, khô, có ít vảy da.

chay-nang-1

Sử dụng kem chống nắng không phải cứ bôi là xong

Theo Bs.Nguyễn Ngọc Hân, bệnh viện da liễu Hà Nội ánh nắng từ mặt trời có thể tàn phá làn da của bạn, tăng nguy cơ ung thư và khiến da lão hóa sớm. Khi các tia UV tàn phá DNA của tế bào da, cơ thể sẽ cố gắng sửa chữa cấu trúc DNA, quá trình này làm sản sinh ra các gốc tự do độc hại. Các gốc tự do không ổn định này tiêu diệt tất cả mọi thứ trên đường đi của chúng, gây ra nếp nhăn, vết thâm nám và ung thư da.

Khi da bị "cháy nắng", bệnh nhân nên làm mát cơ thể bằng cách tắm, chườm khăn mát, đắp nha đam… lên vùng da tổn thương.

Lưu ý, không chà mạnh lên vùng da này bởi da đang nhạy cảm, có thể gây kích ứng hoặc làm tổn thương thêm trầm trọng. Sau khi làm mát, có thể bôi một lớp kem dưỡng ẩm lên da, đặc biệt là loại kem có chiết xuất nha đam.

Rất nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao bôi kem chống nắng vẫn bị "cháy da", theo Bs.Nguyễn Ngọc Hân có 2 loại kem chống nắng là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Sử dụng kem chống nắng vật lý tác dụng ngay sau khi sử dụng, hiện nay nhiều kem chống nắng vật lý được điều chế với trọng lượng nhẹ, hòa hợp với mọi tông da, không gây nhờn, da bạn sẽ đỡ bóng dầu.

chay-nang

Kem chống nắng hóa học, loại này sẽ bức xạ bằng cách hấp thụ tia UV sau đó chuyển hóa thành nhiệt năng. Vì đây là một quá trình hóa học nên cần khoảng mười lăm đến ba mươi phút để nó ngấm vào da và hoạt động hiệu quả hơn. Kem chống nắng hóa học thường nhẹ hơn so với kem chống

Theo BS Hân nên bôi kem chống nắng trước khi đi ra khỏi nhà vào buổi sáng và sau 3 đến bốn giờ bạn phải bôi lại một lần vì khả năng bảo vệ của kem chống nắng sẽ giảm dần và không còn hiệu lực sau một vài tiếng. 

Nếu bạn ngồi trong nhà mà gần cửa sổ, lái xe oto, các tia UV vẫn chiếu xuyên qua cửa sổ. Thậm chí càng lên cao mặt trời càng gây hại hơn nên cần bôi kem chống nắng khi chuẩn bị đi máy bay.