Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng hôn nhân phải lựa chọn thật kỹ. Chỉ cần một sai lầm thôi thì những ảo mộng về mái ấm gia đình sẽ tan vỡ hết cả. Tuy nhiên, người phụ nữ đã sai dám vượt qua tất cả, phá vỡ những rào cản để chọn hướng đi khác cho cuộc đời lại càng đáng khâm phục hơn.
Cuộc hôn nhân sai lầm với một gã chồng hèn mọn
Tô Thanh sinh năm 1914 trong một gia đình không mấy đầm ấm. Suốt những năm tháng tuổi thơ, bà sống cùng nhà ông bà ngoại. Năm 12 tuổi, bà theo học trường dành cho nữ sinh. Tô Thanh là một người có tài năng, nhan sắc xinh đẹp và được mệnh danh là "Nữ thần văn chương". Sau này, khi Tô Thanh nổi trên văn đàn, Trương Ái Linh cũng thừa nhận rằng chỉ có nữ văn sĩ họ Tô mới xứng đáng được so sánh với mình.
Lên đại học, Tô Thanh gặp gỡ Lý Khâm rồi nảy sinh tình yêu. Sau này, họ cùng nhau đỗ đại học. Nhưng vào thời điểm này, gia đình họ Lý đã tới cầu hôn Tô Thanh cho Lý Khâm. Nhà họ Tô đang gặp khó khăn đã nhanh chóng đồng ý. Tô Thanh dù chưa muốn nhưng chẳng cãi được lời gia đình.
Đó là một hôn lễ trong mơ với sự kết hợp giữa nghi thức của phương Đông và phương Tây. Ngay sau khi kết hôn, Tô Thanh bỏ học về nhà làm nội trợ. Đấy vẫn là quyết định khiến bà hối hận cho đến mãi sau này.
Trở thành cô con dâu trẻ nhất trong nhà họ Lý, Tô Thanh phải làm hết việc nhà. Bà đã mang thai ngay sau khi kết hôn. Sau này, hai vợ chồng lên Thượng Hải sinh sống.
Tô Thanh cũng có những mơ mộng về hôn nhân hạnh phúc nhưng Lý Khâm chính là một người đàn ông đầy những thói hư của xã hội cũ, cổ hủ, rất gia trưởng.
Lý Khâm không thể kiếm được tiền để nuôi gia đình nhỏ của mình. Điều đó vẫn không tệ bằng việc anh ta tự cảm thấy xấu hổ khi có ai đó hỏi về vợ và con gái. Trong mắt anh ta, những đứa bé gái thật vô tích sự, chẳng xứng đáng được nâng niu.
Trong cuốn tự truyện "Mười năm hôn nhân", bà đã tự kể về cuộc đời mình sau khi bị ép buộc lấy chồng. Bà muốn cưới một người đàn ông tốt nhưng thực tế thật tệ. Nếu là người chồng tốt, ít nhất anh ta phải bảo vệ được vợ con khỏi khó khăn về kinh tế.
5 năm sau khi kết hôn, Tô Thanh đã sinh ra 4 cô con gái. Chừng đó cũng đủ khiến gia đình họ Lý tức giận, Lý Khâm càng ngày càng coi thường và chế nhạo vợ mình. Ông ta gây ra đủ thứ chuyện ở Thượng Hải như uống rượu thâu đêm, cãi cọ với những công nhân làm đường...
Tô Thanh chỉ có thể im lặng, kìm nén những bất mãn của bản thân. Hai vợ chồng càng ngày càng xích mích vì Lý Khâm không kiếm được nhiều tiền lại còn hay chè chén. Thậm chí khi Thượng Hải có biến, người chồng này cũng hèn nhát chạy trốn bỏ mặc vợ con ở lại.
Một lần, Tô Thanh chờ chồng quay về để lấy ít tiền mua đồ ăn vì chồng cô đã quá lâu không đưa tiền cho vợ nuôi con. Nhưng sau đó hai vợ chồng đã xảy ra một cuộc cãi vã trầm trọng. Tô Thanh bị chồng tát kèm theo lời chửi bới: "Cô cũng là trí thức đấy, đi mà tự kiếm tiền đi".
Lúc đó, Tô Thanh điên tiết, bà lấy ra 2 triệu NDT (hơn 6,6 tỷ VNĐ theo tỷ giá hiện giờ) và giơ ra cho Lý Khâm thấy. Trong đó, 1 triệu là tiền bản quyền những cuốn sách trước đây của bà. Đây là khoản tiền mà bà dành dụm trong 10 năm và dự định để hai vợ chồng dùng an dưỡng tuổi già. Tuy nhiên, cái tát và lời xỉa xói của Lý Khâm đã khiến Tô Thanh thức tỉnh, bà quyết tâm quay lại với việc sáng tác hơn là trở thành người nội trợ.
Tô Thanh là người có ý thức về chuyện bình đằng giới trong những năm đó. Khi bị chồng sỉ nhục quá nhiều về chuyện sinh con gái, bà nung nấu chuyện ly hôn. Chuyện khiến cho "giọt nước tràn ly" là khi Tô Thanh biết chồng mình và vợ của anh trai gian díu với nhau. Người chị dâu đó thậm chí còn mang bầu nữa. Bà quyết định tự tay viết đơn ly hôn chồng.
Trong thời đại đó, phụ nữ dám ly hôn chồng rất ít. Khu vực Thượng Hải khi ấy rất hỗn loạn, mất hôn nhân là mất đi chỗ phụ thuộc nhưng Tô Thanh không sợ. Năm 1943, cả hai ly hôn. Tô Thanh quay về với cuộc sống độc thân, một mình nuôi con.
Người phụ nữ mạnh mẽ khiến mọi đàn ông phải nể phục
Sau khi ly hôn, Tô Thanh một nách nuôi 3 con. Bà nhận ra rằng, thực tế cuộc sống bây giờ không thể để cho bản thân mình được phép yếu đuối.
Cuộc sống Tô Thanh trở nên đơn giản hơn với 2 việc là nuôi con và tự kiếm ăn. Bà cũng từng thẳng thắn nói rằng mình thích tiền vì tiền có thể giải quyết được mọi thứ.
Bà bắt tay lên kế hoạch cho cuộc sống của mình như đọc sách khoa học xã hội và pháp lý, ghi chép cẩn thận những điều đáng lưu ý. Bà cũng viết bài cho tạp chí, thiết lập một mạng lưới văn chương ở Thượng hải và sáng lập tạp chí Thế Giới bán rất chạy.
Thời gian này, một người đàn ông đã đến bên cạnh Tô Thanh. Ông sẵn sàng giúp đỡ cho bà về mặt tiền bạc để lo vấn đề nhà ở cùng chuyện quỹ điều hành tạp chí thế giới. Tuy nhiên, họ không có duyên đến với nhau. Khi ấy, Tô Thanh lo sợ chuyện tái hôn sẽ gây tổn thương cho những đứa con. Bà bỏ qua người đàn ông tốt ấy cùng vài mối hôn sự phù hợp khác. Kể từ đó trở đi, không ai nhắc đến chuyện kết hôn với nữ nhà văn này nữa.
Mục tiêu của Tô Thanh chỉ là nuôi sống được các con, khiến chúng được sống thoải mái. Bà cũng nói cho các con biết về chuyện tự do trong hôn nhân, không nên ép cuộc đời mình phải nghe theo lời của ai cả.
Tô Thanh đã thành một phụ nữ độc lập, đứng vững ở đất Thượng Hải mà chẳng cần dựa vào bất cứ người đàn ông nào. Bà sống mạnh mẽ như một nữ chiến binh, khiến tất cả đều nể phục.
Những tác phẩm về hôn nhân trần trụi, không khoa trương của bà cũng được đón nhận nhiệt tình và khiến nhiều nhà xuất bản phải đề nghị hợp tác. Nhiều nhà nam văn sĩ, nhà phê bình cùng thời phải khen ngợi sự chân thực, không sợ vướng những cấm kị của Tô Thanh. Những đứa con của bà cũng được nuôi dạy tử tế.
Tuy nhiên, xã hội Thượng Hải đầy biến động. Trương Ái Linh cũng phải rời đi, Tô Thanh kiên quyết ở lại vì con cái và gặp phải nhiều biến cố trong những năm tiếp theo. Bà qua đời ở Thượng Hải vào năm 1982.
Tô Thanh đã có một cuộc hôn nhân sai lầm nhưng bà đã làm lại tất cả bằng bằng chính mình, sống mạnh mẽ chẳng cần dựa dẫm. Với bà, một lần sai lầm là đủ, phụ nữ độc thân cũng có thể làm được những điều khiến người ta phải trầm trồ, thán phục.
Nguồn: KKnews, QQ