Người phụ nữ bị dị ứng mỗi khi trời trở lạnh, thậm chí cả khi ngồi điều hòa mát vào mùa hè

Nếu bạn luôn khinh thường cái lạnh của mùa đông, bạn sẽ phải suy nghĩ lại khi chứng kiến trường hợp này. Arianna Kent sống ở Alberta (Canada), thực sự bị dị ứng với cái lạnh. Dị ứng của cô ấy quá nghiêm trọng đến mức cô ấy có thể bị sốc phản vệ chỉ cần bước chân ra ngoài tiết trời lạnh trong vài phút.

14 tuổi, Kent bắt đầu nhận ra cơ thể xảy ra phản ứng dị ứng. Đó là khi cô đứng ngoài trời xúc tuyết chơi đùa thì bỗng nhiên khó thở và nôn mửa. Lúc đầu, cô nghĩ đó là phản ứng dị ứng thực phẩm. Nhưng sau nhiều năm phản ứng vẫn xảy ra vào mùa đông, bác sĩ chẩn đoán cô mắc phải chứng mề đay do lạnh có tên gọi tắt là ECU.

Bị dị ứng và có nguy cơ tử vong khi gặp lạnh: Làm sao để tránh bị nhiễm lạnh? - Ảnh 1.

Nếu bạn luôn khinh thường cái lạnh của mùa đông, bạn sẽ phải suy nghĩ lại khi chứng kiến trường hợp này.

Mề đay do lạnh là chứng bệnh tự miễn cực kỳ hiếm gặp, dễ bùng phát khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Ngay cả khi lớn hơn nữa, Kent năm nay đã 21 tuổi vẫn chỉ có thể đứng ngoài trời lạnh không quá 5 phút trước khi cơ thể xuất hiện phản ứng dị ứng. Điều này cũng có thể xảy ra khi cô cầm lon soda ướp lạnh hoặc thậm chí bước ra khỏi cửa xe. Sống trong một khu vực có nhiệt độ thấp đến -40 độ F không có lợi cho cô.

"Quá trình này diễn ra chậm, bắt đầu như phát ban trên cánh tay, sau đó những vết phát ban to hơn", Kate chia sẻ với Daily Mail. Khi phát ban phát triển to nhất, toàn bộ cơ thể Kent trông giống như một làn sóng phập phồng, cảm giác bỏng rát và ngứa ngáy, cổ họng thì giống như bị hen suyễn vì thường xuyên phải thở khò khè.

Kent từng phải đến bệnh viện 3 lần mỗi tháng khi bị dị ứng nặng nề. Thay đổi chế độ ăn uống và giảm lượng thức ăn có chứa histamine, một chất hóa học được giải phóng trong cơ thể trong các phản ứng dị ứng, đã giảm số lần đi bệnh viện mà cô phải uống 1-2 lần mỗi tháng.

Bị dị ứng và có nguy cơ tử vong khi gặp lạnh: Làm sao để tránh bị nhiễm lạnh? - Ảnh 2.

Mề đay do lạnh là chứng bệnh tự miễn cực kỳ hiếm gặp, dễ bùng phát khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.

"Tôi có thể bị sốc phản vệ toàn diện, vì vậy tôi phải mang theo một EpiPen. Thật đáng sợ nếu tôi sống trong một khu vực không có sự trợ giúp y tế và cổ họng đóng lại, tôi có thể tử vong tức thì", Kent cho biết thêm.

Nếu bạn tự hỏi tại sao Kent không sống ở khu vực ấm áp hơn thì tin buồn là các triệu chứng của cô cũng xuất hiện vào cả mùa hè. Một làn gió mát mùa hè thoảng qua cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay. Điều hòa không khí trở thành nỗi khủng khiếp của Kent. Ngay cả khi muốn thưởng thức đồ uống lạnh cho thêm đá, cô cũng sẽ dễ dàng bị sưng đỏ các ngón tay. Ngoài ra, việc để cơ thể quá nóng, sau đó cố gắng hạ nhiệt sẽ gây ra phản ứng dị ứng.

Bị dị ứng và có nguy cơ tử vong khi gặp lạnh: Làm sao để tránh bị nhiễm lạnh? - Ảnh 3.

Nếu bạn tự hỏi tại sao Kent không sống ở khu vực ấm áp hơn thì tin buồn là các triệu chứng của cô cũng xuất hiện vào cả mùa hè.

Làm thế nào để tránh bị nhiễm lạnh vào những ngày rét đậm?

Theo BS Nguyễn Thành (Bệnh viện Da liễu Trung ương), để tránh nhiễm lạnh vào những ngày rét đậm, bạn cần chú ý giữ ấm đôi chân bằng việc xỏ tất, đi giày hoặc bốt cao cổ, không nên mặc quần rách để gió lùa vào chân, rất dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.

Khi đi ngoài đường cũng cần xỏ găng tay, nhất là những người đi xe máy vì gió rất lạnh và buốt, nếu không tay sẽ cử động kém linh hoạt. Quàng khăn, đội mũ kín, hạn chế tối đa gió lùa vào tai, mặt, đầu. Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh và các loại hóa chất tẩy rửa, khi tiếp xúc có thể thay thế bằng nước ấm và sử dụng găng tay đi kèm.

Bị dị ứng và có nguy cơ tử vong khi gặp lạnh: Làm sao để tránh bị nhiễm lạnh? - Ảnh 4.

Khi đi ngoài đường cũng cần xỏ găng tay, nhất là những người đi xe máy vì gió rất lạnh và buốt, nếu không tay sẽ cử động kém linh hoạt.

Đặc biệt, khi tay chân lạnh phát cước, mọi người lưu ý không được tránh gãi mạnh mà chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng để tránh lở loét, phồng rộp da. Không được tự ý bôi thuốc mà cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để thăm khám và điều trị kịp thời nếu tay chân tay bị nứt do gãi vì cước.

Lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết thêm, để phòng tránh nhiễm lạnh dẫn đến nổi mề đay, cước tay chân, trước khi đi ngủ, chúng ta nên ngâm chân và tay vào nước ấm nóng pha muối và gừng hoặc chút tinh dầu nóng sẽ giúp cơ thể ấm áp, tránh được nhiều bệnh về da do lạnh. Chuyên gia nhấn mạnh, đôi chân đặc biệt cần chăm sóc chỉn chu.

Bị dị ứng và có nguy cơ tử vong khi gặp lạnh: Làm sao để tránh bị nhiễm lạnh? - Ảnh 5.

Để phòng tránh nhiễm lạnh dẫn đến nổi mề đay, cước tay chân, trước khi đi ngủ, chúng ta nên ngâm chân và tay vào nước ấm nóng pha muối và gừng.

"Ở bàn chân có gan bàn chân. Lá gan bàn chân rất quan trọng. Lá gan này có khỏe mạnh thì cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh và ngược lại. Đó là lý do vì sao người ta nói chỉ cần massage bàn chân là không cần xoa bóp, bấm huyệt tại những khu vực khác trên cơ thể nhưng vẫn đem lại hiệu quả chữa bệnh nhất định", vị lương y này cho hay. Hơn nữa, chỉ cần bỏ ra một chút thời gian mỗi ngày trước khi ngủ là bạn đã có thể có một giấc ngủ ngon và vô vàn những lợi ích khác cho sức khỏe.

Sau khi ngâm chân kết hợp massage, hãy lau khô và đi tất để giữ ấm chân cả khi ngủ. Hàng ngày đi làm có thể chọn hình thức leo cầu thang bộ vừa tốt cho sức khỏe vừa làm ấm cơ thể hiệu quả. Trong quá trình làm việc chú ý thường xuyên vận động, làm một vài động tác thể dục ngay tại văn phòng để làm nóng cơ thể hiệu quả. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người nên uống đủ nước để phòng bệnh ngứa chân tay do thiếu nước vào mùa đông khô hanh. Khi bị cước chân tay cần kiêng ăn hải sản, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, rượu, bia… vì chúng có thể khiến chỗ phát cước sưng ngứa hơn.