Ai ngày còn nhỏ mà không một hai lần bị người dọa đủ thứ chuyện: Nào là khóc thì ông Ba Bị bắt đi, ăn hạt không nhả cây mọc trong bụng... Đối với mấy đứa con nít, những câu chuyện kia quả thật đáng sợ, tất nhiên hầu hết sẽ tin răm rắp vì phụ huynh nói gì thì chả là... chân lý.

Nhưng con nít thì cũng có con nít "this" con nít "that", không phải đứa nào cũng ngây thơ dễ bị dụ đâu. Thậm chí có đứa còn có màn trả treo khiến người lớn cứng họng. Vậy nên khi dọa cũng phải "trông mặt mà bắt hình dong", nếu không dễ rơi vào trường hợp mắc cỡ của cô gái sau đây.

Bị dọa nuốt hạt dưa hấu sẽ bị mọc cây trong bụng, đứa cháu 7 tuổi phản bác lại 1 câu khiến cô đỏ mặt tía tai, dân tình khuyên mau mau về học lại môn Sinh học  - Ảnh 1.

Người này kể, cô dọa thằng cháu tôi là nó sẽ bị mọc cây trong bụng vì nuốt mấy hạt dưa hấu: "Thề không nói điêu, thằng r* đó, năm nay vừa tròn 7 tuổi, nhìn thẳng vào mắt tôi và bảo: Trong bụng làm gì có ánh sáng mà mọc được cây?". Thậm chí "đau" hơn, đứa cháu quý hóa còn chốt 1 câu khiến "bà cô" chỉ muộn độn thổ: "Trốn học cho lắm vào, chẳng hiểu sao lấy được bằng đại học???".

Bạn có thể nhớ lại các lớp học Hóa học hay Sinh học cũ của mình khi thảo luận về vấn đề quang hợp, thì ánh sáng mặt trời ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật. Thực vật sử dụng ánh sáng, nước và carbon dioxide để tạo ra đường, được chuyển đổi thành ATP (thứ cung cấp năng lượng cho mọi sinh vật) bằng hô hấp tế bào.

Chất diệp lục hấp thụ năng lượng mặt trời. Carbon dioxide đi vào lá thông qua các lỗ nhỏ. Rễ hút nước từ đất. Quang hợp là quá trình thu nhận năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ cho cây phát triển. Nói tóm lại bạn có thể hiểu nôm na: Ánh sáng mặt trời cũng đóng vai trò như "thức ăn" của cây trồng vậy.

Bị dọa nuốt hạt dưa hấu sẽ bị mọc cây trong bụng, đứa cháu 7 tuổi phản bác lại 1 câu chẳng khác nào bóc phốt khiến cô đỏ mặt tía tai  - Ảnh 2.

Ngoài kiến thức ở lớp, trẻ có thể tiếp thu kiến thức qua đủ kênh thông tin, không hiếm các kênh cung cấp kiến thức khoa học qua hoạt hình, câu chuyện.

Người lớn khi dọa trẻ con có thể nghĩ đơn giản con nít thì biết gì. Nhưng nên nhớ tụi nhỏ ngày nay đã khác xưa, ngoài kiến thức ở lớp, trẻ có thể tiếp thu kiến thức qua đủ kênh thông tin, không hiếm các kênh cung cấp kiến thức khoa học qua hoạt hình, câu chuyện... thu hút trẻ. Và rõ ràng trong trường hợp này, pha "phản công" thần thánh của đứa cháu 7 tuổi đã khiến người lớn chỉ biết câm nín vì quá hợp lý.

Chuyện "Trốn học cho lắm vào, chẳng hiểu sao lấy được bằng đại học" có thể đứa trẻ nghe người lớn nói chuyện rồi nói lại. Tuy nhiên đây cũng là lời "cảnh báo", bởi trong nhà luôn có những chiếc "camera chạy bằng cơm", trong vô tư thế thôi chứ chuyện gì cũng thu vào tấm mắt đấy nhé.