Con sống tha hương vì định "ẵm" vé độc đắc của mẹ
Đó là bi kịch xảy ra với gia đình bà Trần Thị Mai (Long An). Gia đình bà Mai vốn nghèo đói, quanh năm quần quật chẳng đủ ăn. Để lo cho tương lai của đàn con, bà và chồng đưa cả gia đình lên Bình Dương mưu sinh. Sau đó, bà tính toán dùng số tiền ít ỏi làm vốn buôn bán vặt ngoài chợ. Trong khi đó, ông Mai xin được chân bảo vệ cho một công ty nước ngoài. Thu nhập của Mai vợ chồng tuy không cao, song tằn tiện cũng đủ chi tiêu và nuôi bốn đứa con ăn học.
May mắn là các con bà Mai đều học hành thành tài. Rồi lần lượt, người con trai đầu và đứa thứa ba, tư lập gia đình. Chỉ riêng Lâm, cậu con trai thứ vẫn độc thân, sống cùng cha mẹ.
Mái ấm đã bị chia lìa của gia đình bà Mai. Nguồn ảnh báo Đời sống&Pháp Luật
Một ngày nọ, bà Mai ngồi bán buôn trong chợ thì có bà lão đi qua, khuôn mặt thiểu não, trên tay xấp vé số gần như vẫn còn nguyên. Thấy bà lão tội nghiệp, bà Mai bèn rút tiền mua giúp một tờ rồi đưa cho Lâm giữ.
Chiều đến, khi bà Mai bận rộn với gian hàng rau cho công nhân thì bà lão vé số tìm đến vẻ mặt tươi vui báo tin tấm vé lúc chiều đã trúng giải độc đắc với trị giá lên đến 100 triệu đồng. Thời điểm năm 2003, số tiền ấy rất lớn, đặc biệt với một gia đình nghèo như bà Mai. Nghe mẹ báo tin, Lâm phóng xe đi lãnh thưởng nhưng lại trở về với vẻ mặt ủ rũ rồi nói rằng tấm vé trật lất, chắc bà bán vé số nhầm lẫn. Tưởng thật, đôi vợ chồng già buôn xo vì mừng hụt.
Chỉ đến khi bà lão bán vé số đưa ra cuốn sổ ghi đúng dãy số trúng độc đắc trên tờ số đã bán cho bà Mai thì bà mới linh cảm con trai “có vấn đề”.
Không chịu nổi sức ép từ người nhà và sự đàm tếu của người dân trong xóm, cuối cùng Lâm cũng đành móc tờ vé số trong ví đưa lại cho mẹ, miệng líu rúi thú nhận ý định chiếm đoạt số tiền thưởng.
Vì tờ vé số mà 7 năm qua bà Mai vẫn ngóng tin con. Nguồn ảnh báo Đời sống&Pháp luật
Lấy được tờ vé, vợ chồng bà Mai động viên con sẽ bỏ qua mọi chuyện. Cùng dắt nhau đi lĩnh thưởng, bà đã bàn với chồng sẽ chia đều tiền cho các con lấy vốn làm ăn. Thế nhưng, tiền vừa về còn chưa kịp chia thì những đứa con còn lại đã nổi lòng tham, dựng chuyện nói xấu nhau, nịnh cha mẹ hòng kiếm phần nhiều. Gia đình đổi đời nhờ vé số nhưng tình cảm anh em cũng rạn nứt từ đó. Riêng Lâm, vì xấu hổ với việc làm sai trái của mình đã âm thầm bỏ đi biệt tích, không một lần liên lạc với gia đình.
“Bao nhiêu năm nhịn ăn nhịn mặc để lo cho chúng nó bằng bạn bằng bè, những tưởng bốn đứa ăn học thành người sẽ có hiếu với cha mẹ. Nào ngờ, đồng tiền lại làm lu mờ hết tình mẫu tử”, bà Mai buồn bã nói.
Tính đến nay đã 7 năm gia đình đổi vận nhờ trúng số thì cũng chừng ấy năm ròng Lâm chưa một lần quay lại nhà hay điện hỏi thăm vợ chồng bà một tiếng. Đã có lúc bà từng nói, giá như “lộc trời” đừng đến thì chắc chắn Lâm giờ này vẫn còn ở với vợ chồng bà.Chồng ôm 1,5 tỷ đồng tiền trúng xổ số đi kiếm quý tử
Cách đây 5 năm, vợ chồng bà Lê Thị Lũy (47 tuổi, trú tại khu phố 6, phường Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM) mưu sinh bằng nghề bán vé số. Cuộc sống nghèo khó, chồng bà là ông Nguyễn Văn Nam (49 tuổi) thường ao ước, nếu một ngày trời cho trúng số thì sẽ dùng tất cả số tiền xây dựng kinh tế gia đình cho vợ con bớt khổ.
Tháng 8/2009, thời vận cũng mỉm cười với họ thật, khi mấy tờ vé số ế chưa kịp trả cho đại lý trúng giải độc đắc trị giá 1,5 tỷ đồng.
Bà Lũy đến nay vẫn không biết chồng mình ôm tiền tỷ đi đâu.
Tay trong tay đi lĩnh thưởng, hai người đã dự tính sau khi cầm tiền trong tay sẽ sớm rời Sài Gòn, về quê làm ăn. Thế nhưng, đến buổi sáng hôm sau, ông Nam lại bảo bà đi mua lễ vật về mang lên chùa cúng dường tạ ơn. Răm rắp nghe theo lời chồng, bà Lũy không ngờ khi trở về thì đã thấy trong ngoài trống vắng, ông Nam đã đi đâu không rõ.
Căn nhà thuê lụp xụp bà Lũy đang ở nuôi con.
Thấy lạ, bà Lũy đi vào trong gian buồng thì bắt gặp tờ giấy nhỏ bọc lại một cọc gì đó vuông vức. Bà vội mở ra xem thì thấy cọc tiền 10 triệu đồng, trên tờ giấy ghi nguệch ngoạc mấy dòng chữ: “Xin lỗi em, nhưng anh phải có đứa con trai để sau này còn có người bưng bát nhang, em hiểu cho anh”.
Đến lúc này, bà Lũy mới ngỡ ngàng. Hóa ra lâu nay ông Nam mong chờ một đứa con trai nối dõi tông đường nhưng bà lại gặp trục trặc về đường sinh nở. Giờ có bạc tỷ trong tay, ông mới trở mặt, bỏ vợ đi kiếm người đàn bà khác mong sinh quý tử để có người “chống gậy”.
Vợ đầu độc chồng vì trúng số 100 triệu không chia
Ngày 23/1, TAND tỉnh Hậu Giang đã tuyên phạt Nguyễn Thị Ngàn (53 tuổi, ngụ xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp) 5 năm tù về tội Giết người.
Theo cáo trạng, sau khi chia tay chồng, giữa tháng 7/2010, bà Ngàn về sống như vợ chồng với ông Võ (59 tuổi) ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành (Hậu Giang).Bà Ngàn (ngồi giữa) bị áp tải lên xe về trại giam.
Giữa tháng 5/2012, ông Võ trúng số khoảng 100 triệu đồng nhưng chỉ đưa cho vợ một ít, còn lại đưa hết cho các con cất giữ. Mang nỗi ấm ức vì bị ông Võ đối xử "bất công”, Ngàn thường "mặt nặng mày nhẹ" với chồng.
Ngày 29/6/2012, gần 23h vẫn không thấy ông Võ về, Ngàn nảy sinh ý định đầu độc chồng cho hả giận. Tìm bịch thuốc trừ sâu mà hàng ngày ông Võ vẫn dùng để xịt cho đậu và bắp, bà này liền rắc vào chảo tép đã rang sẵn.
Một lúc sau ông Võ về mang chảo thức ăn ra hâm nóng rồi ăn cơm thì phát hiện trong miệng có cái gì đó “lạo xạo” như cát nên sinh nghi. Lấy đèn pin rọi, ông này phát hiện tép có màu hơi xám. Nghi ngờ đã bị bỏ thuốc độc, ông gọi mọi người đến chứng kiến. Lúc này người đàn ông bắt đầu hoa mắt, khó thở nên được đưa đi cấp cứu và may mắn không nguy hiểm đến tính mạng. Bà Ngàn sau đó đã bị bắt giữ.
Trúng số tới 7 tỷ đồng, chết trong nghèo khó
Đó là trường hợp của ông Nguyễn Lộc (SN 1956, từng sống ở khu phố 1, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), vốn là thợ sửa đồng hồ trên vỉa hè một con đường ở thị xã Thủ Dầu Một.
Rời quê lên thành phố làm việc từ những năm 1980, ông hằng ngày vẫn cặm cụi sửa đồng hồ để kiếm từng đồng bạc lẻ nuôi thân. Thời gian sau, ông yêu rồi về chung sống như vợ chồng với một người con gái có nhà gần đó.
Cụ Ba đang ngồi kể lại câu chuyện người con rể của mình trúng số.
Sau lần ấy, có người nói rằng ông liên tiếp trúng thêm nhiều lần độc đắc nữa, tổng cộng ông đã trúng giải của 3 công ty xổ số với 55 tờ, tổng giá trị lên đến hơn 7 tỷ đồng, quy đổi ra giá vàng lúc đó là 1.300 lượng.
Có trong tay số tiền quá lớn, ông thay đổi hẳn. Từ một người chồng hiền lành, thương yêu vợ con hết mực ngày nào, ông đã trở thành một tay chơi nổi tiếng đất Thủ Dầu Một.
Dù không tiếc tiền ăn chơi, nhưng chuyện vợ con gia đình thì ông bỏ ngoài tai. Ông có một người con gái bị tật nguyền, nhưng lại không mang đi chữa trị dù rằng tiền lúc đó không thiếu.
Gốc me ngày trước ông Lộc vẫn hay ngồi sửa đồng hồ lúc còn hàn vi.
Với khối tài sản ấy, ông Lộc có thể tiêu pha cả đời một cách dư dả hoặc làm giàu nhanh chóng nếu biến nó thành vốn kinh doanh. Nhưng qua 3 năm ăn chơi, ông đã trở thành một kẻ trắng tay.
Quay lại cuộc sống nghèo hèn của anh thợ sửa đồng hồ, đối mặt với cơm áo gạo tiền hằng ngày, cầm trên tay những đồng bạc lẻ,… ông như một người điên dại.Vợ ông cám cảnh ông chồng sáng xỉn chiều say đã đưa 2 con về Đồng Xoài sinh sống. Bạn bè ông có trong thời giàu có cũng ra đi khi biết ông không còn tiền bạc. Những khoản nợ nhỏ ngày nào, họ tìm đến ông để đòi thanh toán.
Căn nhà nơi ông Lộc từng ở với vợ con tại TP Thủ Dầu Một.
Trong một lần tranh cãi với một người bạn, ông nổi cơn điên nên lấy dao đâm người này bị thương rồi bỏ trốn. Bẵng đi một thời gian, người thân được báo tin ông đã bị tử vong trong một tai nạn giao thông ở tỉnh Bình Phước.
Như muốn cho con cái quên đi quá khứ không có gì tốt đẹp của người cha, vợ ông sau khi chôn cất chồng, đợi đến kỳ mãn tang đã cho bỏ hết những tấm ảnh có mặt ông. Hình bóng ông rơi vào quên lãng, chỉ có cái tiếng của một người may mắn trúng số nhưng không biết sử dụng đồng tiền đã bị vong mạng trong nghèo khó là còn mãi với người dân ở thành phố Thủ Dầu Một.