Trong khi những người bình thường sở hữu IQ khoảng 140 thì William James Sidis (SN 1898) đạt mức IQ cao ngất ngưởng, lên tới ngưỡng 250 - 300 ở độ tuổi rất nhỏ. William được tung hô là thiên tài có IQ cao nhất thế giới lúc bấy giờ.

Sở hữu IQ đáng ngưỡng mộ

Sinh ra trong gia đình người Mỹ gốc Do Thái, William James Sidis vừa được kế thừa trí thông minh từ gen của bố mẹ, vừa được tiếp cận với xã hội tri thức. Có bố mẹ là tiến sĩ, bác sĩ, William được dạy dỗ bài bản từ bé.

Bi kịch thiên tài có IQ cao hơn Albert Einstein, 11 tuổi đỗ ĐH Harvard - Ảnh 1.

William được mệnh danh là thiên tài. (Ảnh: Geni)

Ngoài việc được bố dạy đánh vần từ khi 4 tháng tuổi, William cũng nói sớm hơn những đứa trẻ đồng trang lứa, có khả năng nổi trội với ngôn ngữ. Ở tuổi lên 8, cậu bé này tự học nhiều ngôn ngữ và thành thạo 25 tiếng, trong đó có Latin, Hy Lạp, Pháp, Nga, Đức,...

Quá trình đi học, William luôn là cái tên nổi bật với các thành tích xuất sắc. Năm 1909, khi mới 11 tuổi, cậu bé khiến nhiều người ngưỡng mộ khi dễ dàng đỗ vào Đại học Harvard, ngôi trường danh giá hàng đầu thế giới.

Một nhà bác học khi đang thuyết giảng tại lớp đã phải dừng lại và thốt lên "William là đứa trẻ cực kỳ xuất sắc". Thời điểm này, William làm bài kiểm tra IQ và đạt điểm số ở ngưỡng 250-300. Điều này vượt ra khỏi sức tưởng tượng của tất cả mọi người. Khi ấy cậu bé trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông. Rất nhiều nhà khoa học tiên đoán William sẽ trở thành một trong những nhà toán học, hoặc thiên văn học lỗi lạc.

Kết cục bi kịch của thiên tài

Ngay sau khi tốt nghiệp đại học danh giá ở tuổi 16, William nảy sinh tình cảm với cô gái - Martha Foley. Chàng thiếu tiên này tiếp tục con đường học vấn tại Đại học Nghệ thuật và Khoa học Harvard.

Bi kịch thiên tài có IQ cao hơn Albert Einstein, 11 tuổi đỗ ĐH Harvard - Ảnh 2.

Cuộc đời William đầy rẫy thăng trầm. (Ảnh: Geni)

Tại đây, William bị các sinh viên khác cô lập, thậm chí bị đe doạ phải chuyển trường. Sau đó anh tới làm việc tại một học viện khoa học nghệ thuật ở Houston.

Học tập và nghiên cứu trong thời gian dài khiến anh có cảm giác chán nản. William từng đăng ký vào trường Luật Havard nhưng sau đó thôi học.

Năm 1919, William bị bắt vì tham gia cuộc diễu hành phản đối chiến tranh. Một lần nữa anh trở thành tâm điểm truyền thông nhưng lần này, dư luận chế giễu anh khi từ thiên tài lại biến thành tội phạm.

Nhờ mối quan hệ của bố mẹ, William không phải vào tù, tuy nhiên vẫn bị đưa đến nơi hẻo lãnh và bị quản thúc chặt chẽ nhằm tránh xa dư luận.

Không cam chịu cuộc sống bị kìm hãm, anh bỏ trốn khỏi sự quản thúc, làm các nghề lao động chân tay để che giấu thân phận.

Năm 1924, William bị truyền thông phát hiện, điều này khiến cựu thiên tài áp lực tột độ và mắc chứng trầm cảm.

Năm 1944, anh tiếp tục bị kiện vì cho xuất bản tựa sách gây tranh cãi. Phía tòa án không công nhận anh là người của công chúng và tước mọi quyền phản kháng cá nhân.

Người ta tìm thấy thi thể ông trong căn nhà thuê tồi tàn với chỉ vài xu lẻ trong túi. Anh mất vì xuất huyết não – căn bệnh từng cướp đi mạng sống của chính cha anh.