Fannie, tên đầy đủ là Fannie Mills, sinh năm 1859 (có tài liệu ghi 1860) tại Sussex (Anh quốc) và lớn lên ở Sandusky, một thành phố thuộc quận Erie, tiểu bang Ohio (Mỹ).

Mặc dù có thân hình khá nhỏ nhắn, thế nhưng có đôi chân khổng lồ với kích thước quá khổ, Fannie khi còn sống đã được mệnh danh là "Girl Big Foot Ohio" (tạm dịch: Người phụ nữ chân to của Ohio). Người ta bảo, để có một đôi giày vừa với chân của Fannie, các thợ đóng giày đã phải dùng đến lượng da của 3 con dê, tương đương với khoảng 30 đôi giày bình thường, còn hai chiếc vớ thì rộng như vỏ gối.

Bí mật cuộc sống của người phụ nữ chân to nhất thế giới, kiếm bộn tiền vì chân khổng lồ nhưng chết cũng vì chân - Ảnh 1.

Bác sĩ cho biết chứng bệnh của Fannie có tên khoa học là Milroy hay còn gọi là "phù mạch bạch huyết" (có thể gọi là "phù mạch bạch") gây ra bởi các bất thường bẩm sinh ở hệ bạch huyết.

Đôi chân khổng lồ đã khiến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của Fannie gặp rất nhiều khó khăn, bà không thể làm bất cứ điều gì nếu không có sự hỗ trợ của Mary Brown, một người bạn và đồng thời cũng là y tá riêng của bà.

Theo các bác sĩ, được biết, chứng bệnh mà Fannie mắc phải có tên khoa học là Milroy hay còn gọi là "phù mạch bạch huyết" (có thể gọi là "phù mạch bạch") gây ra bởi các bất thường bẩm sinh ở hệ bạch huyết, điều này đã khiến chân của bà phát triển đạt đến kích thước bất thường. 

Bệnh Milroy được mô tả lần đầu vào năm 1891. Căn bệnh này gây ra nhiều bất thường cho người bệnh, bao gồm u nang sống, móng tay màu vàng, lông mi đôi, nghe kém... Căn bệnh này thường gặp nhất ở phụ nữ (có khoảng 70-80% người mắc bệnh Milroy là phụ nữ).

Thế nhưng, những người trong gia đình của Fannie thì không tin và cho rằng sở dĩ bà bị như vậy là do lúc mang thai, mẹ của Fannie đã làm công việc vệ sinh móng ngựa trong trang trại của gia đình.

Bí mật cuộc sống của người phụ nữ chân to nhất thế giới, kiếm bộn tiền vì chân khổng lồ nhưng chết cũng vì chân - Ảnh 2.

Để có một đôi giày vừa với chân Fannie, người ta đã phải dùng đến lượng da của 3 con dê, còn vớ thì rộng như chiếc vỏ gối.

Đôi chân quá khổ dù có mang lại không ít trở ngại cho Fannies trong cuộc sống, nhưng người ta bảo đó là "đôi chân kiếm ra tiền". Nói thế không sai.

Những hình ảnh về đôi chân bất thường của Fannie được công khai trước công chúng qua trưng bày ở bảo tàng Dime, một bảo tàng khá nổi tiếng tại Mỹ vào thế kỷ 19. Chẳng bao lâu sau đó, Fannie với cái tên "Người phụ nữ chân to của Ohio" trở nên nổi tiếng khắp nơi.

Bí mật cuộc sống của người phụ nữ chân to nhất thế giới, kiếm bộn tiền vì chân khổng lồ nhưng chết cũng vì chân - Ảnh 3.

Fannie kiếm tiền nhờ chính đôi chân khổng lồ của mình.

Các nhà làm quảng cáo, chỉ chờ có thế, mượn sự nổi tiếng của Fannie để giới thiệu cho sản phẩm của mình. Những hình ảnh đôi chân to đồ sộ của bà xuất hiện ở khắp mọi nơi. Mọi chuyện lên đến đỉnh điểm khi một công ty tung chiêu quảng cáo vô cùng "độc". Theo đó, một phần thưởng trị giá 5.000 đô la Mỹ sẽ được trao cho bất kỳ người nào sẵn sàng cưới Fannie làm vợ.

Bí mật cuộc sống của người phụ nữ chân to nhất thế giới, kiếm bộn tiền vì chân khổng lồ nhưng chết cũng vì chân - Ảnh 4.

Tờ quảng cáo treo thưởng 5000 đô la cho người đàn ông dám cưới Fannie.

Chiến dịch quảng cáo này đã đạt được thành công phải nói là ngoài mong đợi khi không chỉ thu về hàng triệu đô từ việc thu phí vào cửa triển lãm chứng kiến tận mắt đôi chân khổng lồ của Fannie, mà khoản tiền thưởng vẫn còn nguyên vẹn. Bởi Fannie sau đó đã kết hôn với William Brown, một người đàn ông 46 tuổi và là anh trai của cô y tá Mary Brown. William đã đồng ý kết hôn với Fannie vô điều kiện.

Bí mật cuộc sống của người phụ nữ chân to nhất thế giới, kiếm bộn tiền vì chân khổng lồ nhưng chết cũng vì chân - Ảnh 5.

Fannie kết hôn với William khi bà được 26 tuổi, đó cũng là thời kỳ đỉnh cao trong "sự nghiệp" của bà khi đôi chân khổng lồ mang đến nguồn thu nhập khá lớn, có khoảng thời gian, Fannie có thể kiếm được 150 USD/1 tuần.

Tuy nhiên, cuộc sống vui vẻ đó của Fannie không kéo dài được lâu. Năm 1887, Fannie mang thai, tuy nhiên cái thai không giữ được và bà mất đi đứa con của mình. Đó cũng là lúc sức khỏe của bà thấy rõ những dấu hiệu đi xuống. Đến năn 1982, đôi chân khổng lồ nặng trĩu khiến Fannie không di chuyển được. Fannie buộc phải nghỉ hưu sớm vì bệnh tật và đau ốm không cho phép bà tiếp tục làm việc. Không ngờ căn bệnh Milroy đã hành hạ và quật ngã người phụ nữ ấy ngay trong năm đó. 

(Nguồn: Tổng hợp)