Lâm Vạn Đông sinh ra ở một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), nơi điều kiện kinh tế địa phương rất nghèo. Gia cảnh vốn đã chẳng sung sướng gì, vậy mà tai nạn còn ập tới, khiến sinh hoạt đã nghèo lại càng thêm khốn khó.

Khi Lâm Vạn Đông còn đang đi học, cha của cậu đã gặp chấn thương lưng và bị nhồi máu não, dẫn tới mất khả năng lao động sớm. Trong nhà, Vạn Đông còn có ông nội 85 tuổi cần phụng dưỡng, và một chị gái đang học đại học cùng một em trai đang học năm nhất trung học. Cứ như vậy, gánh nặng cơm áo gạo tiền dồn cả lên người mẹ của Vạn Đông.

Việc nuôi các con đi học cũng trở thành một thách thức lớn. Cha mẹ của Lâm Vạn Đông đã quyết định như thế nào?

Bí quyết giúp người mẹ bê gạch công trường nuôi con thành “Trạng nguyên”, khiến 2 trường ĐH Top đầu phải tranh cướp: Không cần áp đặt, tạo áp lực mà con vẫn thấm - Ảnh 1.

Không có trình độ học vấn cao, bà chỉ có thể làm một số công việc chân tay như chuyển gạch, chở cát, vất vả mưu sinh trên công trường. Ở đây, đàn ông làm gì thì bà cũng làm thế, thậm chí còn làm nhiều hơn để dành dụm những đồng tiền vất vả nuôi các con đi học.

Trong điều kiện nghèo khó như vậy, nhiều gia đình đã bỏ ý định cho con cái học hành. Thay vào đó, họ để đám trẻ ra ngoài kiếm sống hoặc phụ việc gia đình từ sớm. Nhưng bố mẹ Lâm Vạn Đông không nghĩ vậy.

Tuy một mình người mẹ phải nuôi cả gia đình nhưng càng đối mặt với những khó khăn, trở ngại trước mắt, họ càng hiểu rằng: "Chỉ có học tập mới là con đường nhanh nhất để con cái được 'đổi đời'."

Bí quyết giúp người mẹ bê gạch công trường nuôi con thành “Trạng nguyên”, khiến 2 trường ĐH Top đầu phải tranh cướp: Không cần áp đặt, tạo áp lực mà con vẫn thấm - Ảnh 2.

Do đó, mẹ của Vạn Đông luôn giữ thái độ lạc quan với cuộc sống. Bà không bao giờ đề cập đến công việc khó khăn của mình trước mặt các con, vì sợ sẽ tạo thêm áp lực tâm lý cho bọn trẻ.

Đồng thời, bố của Vạn Đông cũng là một “chiến lược gia” đại tài. Ông không bao giờ nói với con rằng: “Các con sau này nhất định phải làm nên tiền đồ để giúp cả nhà đỡ khổ”. Những lời này sẽ chỉ trở thành gánh nặng khổng lồ, lúc nào cũng “đè” trên vai các con, không biết lúc nào sẽ khiến đôi vai nhỏ yếu của bọn trẻ sụp đổ.

Thay vào đó, ông nhẹ nhàng đưa ra yêu cầu cho các con rằng: “Cứ học đi, đỗ được vào một trường tốt, sau này tập trung học hành là được".

Bí quyết giúp người mẹ bê gạch công trường nuôi con thành “Trạng nguyên”, khiến 2 trường ĐH Top đầu phải tranh cướp: Không cần áp đặt, tạo áp lực mà con vẫn thấm - Ảnh 3.

Chính quan niệm giáo dục thoát khỏi “tư duy ích lợi hóa vấn đề” đã giúp ba anh chị em trong nhà vững vàng tâm lý, phát huy được hết khả năng của mình trong trường lớp.

Kết quả chính là chị của Vạn Đông đã thi đỗ đại học, trở thành sinh viên đầu tiên trong nhà. Sau đó, đến lượt Vạn Đông, cậu thậm chí trở thành Thủ khoa khối Khoa học tự nhiên của thành phố với điểm số cao vút, được cả 2 trường top đầu cả nước là Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa gửi lời chiêu mộ.

Bí quyết giúp người mẹ bê gạch công trường nuôi con thành “Trạng nguyên”, khiến 2 trường ĐH Top đầu phải tranh cướp: Không cần áp đặt, tạo áp lực mà con vẫn thấm - Ảnh 4.

Để đạt được thành tích tốt như vậy, một nhân tố không thể bỏ qua chính là nghị lực phi thường của chính Lâm Vạn Đông.

Thời đi học, vì gia cảnh bần hàn, cậu thiếu niên thậm chí còn không có tiền để mua những cuốn sách nâng cao và ôn luyện. Nhưng cậu đủ thông minh để hiểu rằng, chỉ có hoàn thiện bản thân mới có cơ hội chạm tới những khả năng vô hạn trong tương lai. Kết quả kỳ thi đại học không chỉ liên quan đến số phận của riêng cậu, mà còn có thể thay đổi tình hình cả gia đình.

Bí quyết giúp người mẹ bê gạch công trường nuôi con thành “Trạng nguyên”, khiến 2 trường ĐH Top đầu phải tranh cướp: Không cần áp đặt, tạo áp lực mà con vẫn thấm - Ảnh 5.

Nhận thức rõ điều đó, Lâm Vạn Đông bắt đầu tự xây dựng kỷ luật cho chính mình. Khi những đứa trẻ khác đang chơi, cậu phụ mẹ lên thành phố bán rau. Khi bạn bè cùng trang lứa nghỉ ngơi, cậu lại tranh thủ học tập.

Từ tiểu học đến trung học, tên của Lâm Vạn Đông luôn xếp đầu tiên trong các cuộc thi ở trường lớp. Cậu cũng là học trò giỏi giang, ngoan ngoãn trong mắt giáo viên của tất cả các môn học.

Tuy vậy, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên của trường học vùng nông thôn khó có thể sánh bằng những trường ở trong thành phố. Sự thiếu thốn đến tột cùng của nguồn tài liệu học tập đã không làm nản lòng cậu thiếu niên giàu khát vọng.

Hễ gặp vướng mắc hoặc làm sai ở đâu, cậu lại âm thầm ghi chú lại, sau đó đi xin lời khuyên của thầy cô. Cậu sẽ làm đi làm lại không ngừng một đề bài để cô đọng kiến thức.

Vì không đủ tiền mua sách dạy thêm, ban đầu, cậu đi xin chép nhờ đề bài từ các bạn. Tuy nhiên, không thể đi xin mãi, cậu bèn nghĩ ra một cách khác là liên hệ với một ông cụ chuyên thu gom đồ phế thải trong thành phố. Ở nhà ông cụ chứa rất nhiều sách cũ bỏ đi, trong đó có không ít tài liệu dùng để ôn tập. Cậu tới xin được chép lại số sách này, đổi lại sẽ thường xuyên phụ giúp ông cụ một số công việc khác.

Bằng chính sự kiên trì và phương pháp rèn luyện này, Lâm Vạn Đông đã từng bước cải thiện vốn kiến thức của mình.

Năm 2019, cậu thiếu niên 18 tuổi bước vào phòng thi tuyển sinh đại học. Bước ngoặt số phận đã bắt đầu từ đó.

Bí quyết giúp người mẹ bê gạch công trường nuôi con thành “Trạng nguyên”, khiến 2 trường ĐH Top đầu phải tranh cướp: Không cần áp đặt, tạo áp lực mà con vẫn thấm - Ảnh 6.

Sau kỳ thi tuyển sinh đại học, Lâm Vạn Đông nhận kết quả tổng điểm 714 trên thang 750. Cậu đứng thứ 20 ở tỉnh Vân Nam và là Thủ khoa khối Khoa học tự nhiên. Ngay lập tức, cậu trở thành đối tượng hàng đầu được Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa gửi lời chiêu mộ. Đây là 2 trường đại học top đầu Trung Quốc, là niềm mơ ước của bao thế hệ học sinh giỏi.

Kết quả thi không chỉ khiến gia đình cậu sững sờ, mà còn là tin “bom tấn” với cả thị trấn nhỏ. Từ trước đến nay, mọi người đều biết cậu là một học trò chăm ngoan, học giỏi, nhưng không ai nghĩ giỏi đến mức độ này.

Khi phóng viên truyền thông nhận được tin tức, họ đã lập tức tìm tới Lâm Vạn Đông và gia đình cậu để thực hiện phỏng vấn. Thời điểm đó, cậu thiếu niên 18 tuổi với thân hình gầy gò đang chuyển gạch ở công trường cùng mẹ. Đứng giữa hàng chục người lao động, mồ hôi nhễ nhại, ít ai nghĩ rằng đây chính là nhân tài đang được săn đón hàng đầu.

Biết được tin tức, Lâm Vạn Đông và mẹ đều bật khóc. Trong giọt nước mắt là những cảm xúc không thể nói thành lời, chứa đựng bao vất vả, chờ đợi, và cả hy vọng vào tương lai.

Tại thời điểm chấp nhận thư mời nhập học từ Đại học Thanh Hoa, Lâm Vạn Đông đã viết trong nhật ký những dòng như vậy: “Từ giờ trở đi, tôi sẽ tự mình lựa chọn cuộc sống một cách cẩn thận. Tôi sẽ không để mình lạc lối trong bất cứ khó khăn hay cám dỗ nào".

Bí quyết giúp người mẹ bê gạch công trường nuôi con thành “Trạng nguyên”, khiến 2 trường ĐH Top đầu phải tranh cướp: Không cần áp đặt, tạo áp lực mà con vẫn thấm - Ảnh 7.

Tại Thanh Hoa, Lâm Vạn Đông theo học chuyên ngành tự động hóa và kỹ thuật công nghiệp. Ngày nhập học, cậu được đích thân Hiệu trưởng chào mừng, cung cấp rất nhiều hạng học bổng giúp đỡ.

Bước chân vào giảng đường đại học, cậu vẫn tiếp tục ươm mầm tinh thần hiếu học trước kia. Ngày ngày, cậu “lao đầu” vào thư viện và nóng lòng thu nạp kiến thức mà trước đây chỉ có thể ao ước. Niềm vui học tập khiến cậu phấn đấu quên mình.

Và những nỗ lực cũng hóa thành kết quả. Giữa ngôi trường quy tụ nhân tài từ khắp cả nước, Lâm Vạn Đông vẫn xuất sắc giành được vị trí top đầu của khoa sau học kỳ đầu tiên.

Càng tìm hiểu về ngành tự động hóa tại Đại học Thanh Hoa, cậu càng tin rằng đây là một xu hướng phát triển tất yếu của tương lai. Cậu hy vọng mình có thể tỏa sáng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và đóng góp cho sự phát triển của quốc gia.

Bí quyết giúp người mẹ bê gạch công trường nuôi con thành “Trạng nguyên”, khiến 2 trường ĐH Top đầu phải tranh cướp: Không cần áp đặt, tạo áp lực mà con vẫn thấm - Ảnh 8.

Mỗi khi hè đến, Lâm Vạn Đông lại trở về quê nhà để phụ giúp công việc của gia đình. Đồng thời, cậu cũng mở lớp dạy thêm cho trẻ em xung quanh với mức phí rất thấp.

Nhiều người lo lắng rằng, Thanh Hoa vốn nhiều áp lực học tập, lại phải dành thời gian kiếm tiền, làm tình nguyện như vậy, liệu cậu ấy có trụ được không.

Lâm Vạn Đông chỉ cười: “Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo khó nên hiểu rất rõ ý nghĩa của việc học tập. Đó không chỉ là cơ hội cho chính mình, mà còn là cơ hội để giúp đỡ rất nhiều người khác.”

*Theo NetEase