Mua hàng online tiềm ẩn nhiều nguy cơ mua phải hàng giả (ảnh minh họa)
1. Đặt mua hàng tại website chính (hoặc website chi nhánh cửa hàng) của nhãn hàng đó
Đa số các nhãn hàng nổi tiếng như Mango, Gap, Zara, Chanel… hay các nhãn hàng túi xách, giày dép, mỹ phẩm nổi tiếng đều có website riêng. Khách hàng muốn mua hàng qua mạng trước tiên nên tìm hiểu địa chỉ thực tế của cửa hàng và trên địa chỉ trên website thuộc quản lí của cửa hàng có giống nhau hay không để tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái trên các cửa hàng ảo.
2. Đăng kí nhận thông tin chương trình khuyến mãi, các sản phẩm trong tháng qua tin nhắn hoặc email
Nếu là một tín đồ hàng hiệu nhưng không thích đến tận cửa hàng để mua thì khách hàng nên đăng kí nhận thông tin sản phẩm tại các cửa hàng chi nhánh của nhãn hàng đó qua tin nhắn điện thoại hoặc địa chỉ email. Các chương trình khuyến mãi, thông tin sản phẩm sẽ được cửa hàng gửi đến kèm theo đường link website thuộc quản lí của cửa hàng cho khách hàng tham khảo và đặt mua, cách mua hàng này vừa tiện lợi mà độ an toàn cũng tuyệt đối.
3. Hỏi ý kiến người dùng có kinh nghiệm
Trước khi muốn đặt hàng chị em có thể hỏi người quen, đồng nghiệp hoặc tham gia các diễn đàn chia sẻ trên mạng xã hội để học hỏi kinh nghiệm mua hàng hiệu. Những mẹo nhỏ về dấu hiệu phân biệt hàng giả - hàng thật, cách đặt sản phẩm thuận tiện và nhanh chóng từ những người có bề dày kinh nghiệm mua hàng online, những chia sẻ từ những người đi trước sẽ cực kỳ hữu ích, giúp giảm thiểu đáng kể rủi ro khi mua sắm online.
Hoặc nếu thấy bạn bè, đồng nghiệp hay thậm chí là người hàng xóm đó đang dùng sản phẩm mình thích, chỉ cần nhờ họ cho thông tin về trang web cửa hàng mà họ đã mua rồi về kiểm tra lại trên mạng 1 lần nữa trước khi đặt mua. Khi chất lượng và độ tin cậy về sản phẩm được kiểm chứng qua những người xung quanh rồi thì khách hàng có thể yên tâm đặt mua.
Đặt mua hàng tại website của nhãn hàng, khách hàng sẽ được tư vấn và mua được sản phẩm ưng ý (ảnh minh họa)
Trước khi quyết định đặt mua một chiếc áo Gucci, một chai nước hoa hiệu Chanel, một chiếc túi xách hiệu Fendi hay bất cứ sản phẩm hàng hiệu nào khác, khách hàng nên tìm đến hệ thống cửa hàng. Tại đó, bạn có thể ngắm sản phẩm trực tiếp hoặc liên hệ với bộ phận khách hàng để được trao đổi và tư vấn kĩ hơn về sản phẩm cần mua. Khi đã hiểu rõ sản phẩm mình định mua có chất liệu gì, khóa móc, mác, chỉ may như thế nào sẽ giúp khách hàng mua hàng qua mạng mà không gặp rủi ro mua nhầm hàng kém chất lượng.
5. So sánh giá giữa các cửa hàng
Chỉ cần một vài thao tác gõ tìm từ khóa sản phẩm khách hàng muốn lên google sẽ có rất nhiều địa chỉ bán hàng hiện ra. Nên xem tất cả để so sánh mức giá giữa các cửa hàng online với nhau sẽ thấy sự chênh lệch khá cao, có những sản phẩm chỉ giá giá bằng một nửa giá, hoặc cao hơn gấp 1, 2 lần so với giá niêm yết nhãn hàng thời trang đó đã công bố và điều tất nhiên là trong số đó sẽ có những sản phẩm là thật và cũng có những sản phẩm là hàng giả nên khi chọn mua phải hết sức cẩn thận, xem xét kĩ.
Nếu như chiếc túi xách mà khách hàng đang có ý định mua có giá thấp hơn rất nhiều túi ở các cửa hàng khác thì nhiều khả năng đó là chiếc túi xách giả. Khách hàng nên cân nhắc và tham khảo thật kỹ giữa các cửa hàng. Cho dù là sale off nhưng nếu chiếc túi có giá quá rẻ so với các cửa hàng khác chắc chẳn không phải đồ "xịn" rồi.
6. Kiểm tra hình ảnh thật của sản phẩm
Đã có nhiều lời cảnh báo về việc mua hàng online qua hình ảnh ảo, khi hình ảnh thực tế và ảnh quảng cáo bán trên cửa hàng online khác xa nhau, từ chất liệu đến kích thước đều không hoàn toàn giống trên quảng cáo. Không nên mua hàng qua mạng dựa vào kho hình ảnh được chụp sẵn, được chỉnh sửa nét căng. Kể cả mua quần áo hay mua túi xách, bạn nên yêu cầu chủ cửa hàng chụp cho mình một bức hình thực tế của chiếc túi để có thể xem xét các chi tiết xác thực nhất.
7. Xem phản hồi và thiết kế website của cửa hàng
Trước khi chọn mua một sản phẩm, bạn nên chú ý tìm hiểu rõ nguồn gốc để phân biệt được hàng thật, hàng giả. Nên mua hàng ở một cửa hàng online được người quen giới thiệu hoặc nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng thì sẽ yên tâm hơn khi mua sắm online. Một cửa hàng hoăc website trông không chuyên nghiệp hoặc cao cấp thì rất nhiều khả năng sẽ cung cấp các sản phẩm kém chất lượng.
8. Nắm rõ quy trình bán hàng và khuyến mại
Trước những thông tin khuyến mãi hấp dẫn như giảm giá 20%, 50%, 90%,… khách hàng nên kiểm chứng và phải nắm rõ chương trình khuyến mại. Các hãng thời trang lớn ít giảm giá, khuyến mại nhiều đợt trong năm. Để hạn chế rủi ro, chị em nên tìm hiểu và nắm rõ quy trình bán hàng, cũng như các đợt giảm giá, khuyến mại trong năm của thương hiệu đó: giảm bao nhiêu, như thế nào, điều kiện mua ra sao trước khi đặt mua.
Các nhãn hàng thời trang nổi tiếng đều có chương trình khuyến mãi theo tháng hoặc khuyến mãi vào các ngày lễ (ảnh minh họa)
9. Không đặt 100% niềm tin vào lời quảng cáo
Không nên đặt niềm tin tuyệt đối vào những lời quảng cáo khi mua hàng hiệu online . Nên tìm hiểu và nắm đã nắm vững thông tin sản phẩm, khi đó bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc đặt mua sản phẩm.
10. Không thanh toán tiền trước 100%
Không nên đặt 100% niềm tin vào người bán hàng và thanh toán 100% khi chưa thấy sản phẩm. Khi đặt mua hàng nếu thanh toán bằng giao dịch chuyển khoảng thì chỉ nên trả 1/3 giá sản phẩm trước nếu cửa hàng yêu cầu, nếu cửa hàng có giao tận nhà thì khi nhận được hàng khách hàng nên kiểm tra kĩ lại sản phẩm một lẫn nữa rồi mới thanh toán hết. Phải chắc rằng mọi giao dịch thanh toán hoàn toàn đáng tin cậy.