Từ xưa đến nay, con người luôn khao khát có được cuộc sống trường thọ. Nếu như người xưa tìm kiếm bí thuật trường sinh bất lão thì con người hiện đại lại mong muốn sống khỏe mạnh, vui vầy cùng con cháu đến trăm tuổi.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tuổi thọ con người bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Theo thống kê, Trung Quốc là quốc gia có số lượng người sống thọ cao nhất thế giới, chiếm 12% tổng số người trăm tuổi trên toàn cầu. Điều này khiến các chuyên gia vô cùng bất ngờ và tò mò muốn khám phá bí mật đằng sau.

Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuổi thọ trung bình của con người toàn cầu tăng 8% so với năm 2000, từ 59 tuổi lên 63 tuổi. Tại Trung Quốc, con số này là 77,3 tuổi, dựa theo số liệu từ “Công báo Thống kê Phát triển Sự nghiệp Y tế và Sức khỏe” năm 2020. Như vậy, có thể thấy, tuổi thọ trung bình của con người đang ngày càng được cải thiện. Theo tiêu chuẩn của Trung Quốc, người dân đạt 77,3 tuổi đã được coi là sống thọ.

Bí quyết trường thọ của 1.000 người cao tuổi: Không đến từ thói quen tập thể dục - Ảnh 1.

Một nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã thu thập dữ liệu từ 2.300 người cao tuổi, trong đó 1.000 người vượt ngưỡng trăm tuổi. (Ảnh: Sohu)

Một nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) vào năm 2010 thu thập dữ liệu từ 2.300 người cao tuổi, trong đó 1.000 người vượt ngưỡng trăm tuổi. Kết quả cho thấy, bí quyết trường thọ của họ không nằm ở việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên mà đến từ hai yếu tố chính là tinh thần lạc quan và chế độ ăn uống khoa học.

Trong cuộc sống hiện đại, con người phải đối mặt với vô vàn áp lực đến từ công việc, gia đình và xã hội. Những căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Những người đạt trăm tuổi này thường có tâm lý thoải mái, sống vui vẻ, yêu đời nên ít khi tức giận. Họ luôn tìm cách cân bằng cảm xúc, suy nghĩ tích cực để sống vui khỏe mỗi ngày.

Bên cạnh đó, người xưa có câu "bệnh tòng nhập khẩu", ý muốn nói rằng bệnh tật thường đến từ thói quen ăn uống thiếu khoa học.

Bí quyết trường thọ của 1.000 người cao tuổi: Không đến từ thói quen tập thể dục - Ảnh 2.

1.000 người cao tuổi này thường duy trì chế độ ăn thanh đạm, ưu tiên các loại rau củ quả tươi, hạn chế tiêu thụ thịt. (Ảnh: Sohu)

1.000 người cao tuổi này thường duy trì chế độ ăn thanh đạm, ưu tiên các loại rau củ quả tươi, hạn chế tiêu thụ thịt. Họ thường tự trồng trọt và sử dụng chính những sản vật này để chế biến món ăn cho gia đình.

Bên cạnh đó, họ bổ sung các loại trái cây có màu sắc sẫm như dâu tằm, việt quất, thanh long ruột đỏ, cherry... cũng là thói quen phổ biến của người cao tuổi bởi chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin (A, B, C, D, E), selen, sắt, canxi... giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa ung thư và kéo dài tuổi thọ.

Ngoài ra, nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ trên Tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) chỉ ra, những người lạc quan, yêu đời thường có tuổi thọ cao hơn người bình thường khoảng 10%, thậm chí có thể sống thọ đến 85 tuổi hoặc hơn. Những người này luôn tò mò về cuộc sống xung quanh, họ đối mặt với khó khăn bằng thái độ tích cực, luôn tìm cách giải quyết vấn đề thay vì than vãn, bi quan.

Bí quyết trường thọ của 1.000 người cao tuổi: Không đến từ thói quen tập thể dục - Ảnh 3.

Những người lạc quan, yêu đời thường có tuổi thọ cao hơn người bình thường khoảng 10%. (Ảnh: Sohu)

Nghiên cứu khác tại Mỹ năm 2020 cũng chỉ ra rằng, người có chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức khỏe mạnh và tăng cân từ từ theo thời gian, không bị béo phì có xu hướng sống thọ hơn. Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng đóng vai trò không thể thiếu với sức khỏe con người.

Người thường xuyên mất ngủ thường có sức khỏe kém, tâm trạng dễ cáu gắt, da dẻ xanh xao. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể bài trừ độc tố, cải thiện chức năng gan, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể.

Để sống khỏe, sống thọ, bạn đọc có thể tham khảo một số bí quyết đơn giản sau đây: Uống một cốc nước ấm sau khi thức dậy để bổ sung lượng nước đã mất qua đường hô hấp và bài tiết sau một đêm dài, đồng thời giúp làm loãng máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Bạn cũng cần duy trì thói quen vận động mỗi ngày giúp cải thiện tâm trạng, nâng cao sức khỏe, đồng thời điều chỉnh đồng hồ sinh học, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Cuối cùng, hãy luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cơ thể gây bệnh.