Bị sếp ghét hay bị hội đồng nghiệp xấu đặt điều nói xấu là hai tình cảnh khiến hàng loạt dân công sở đau đầu. Sếp ghét thì tìm cách “củ hành” thường xuyên, đồng nghiệp xấu thì thể nào cũng bày trò chọc trời khuấy nước, biến mình thành tâm điểm của các câu chuyện thị phi.

Tuy nhiên, nếu được này mất kia, rơi vào 1 trong 2 tình cảnh thôi đôi khi còn cố gắng đối phó được, đằng này nàng công sở xui xẻo trong câu chuyện dưới đây lại dây vào cả hai thứ khiến bao người ngao ngán chán nản thay. 

Bị sếp ghét đổi cho việc nặng hơn, nàng công sở còn lĩnh thêm vố đau từ hội đồng nghiệp xu nịnh - Ảnh 1.

Cụ thể, cô nàng đã đăng đàn kể đôi dòng câu chuyện của mình kèm với đó là xin lời khuyên của hội “500 anh chị em” công sở như sau:

“Sếp trực tiếp của mình không ưa mình còn đổi công việc hiện tại của mình sang việc khác nặng hơn. Chỗ mình thì có vài đồng nghiệp nịnh sếp cũng hùa vào nói xấu móc mỉa mình, đi làm mỗi ngày hết mệt chân tay lại mệt đầu. Bị một trong hai mình còn chịu đựng được, chứ như này khó chịu thật sự mọi người ơi.

Mình xin nghỉ thì sếp lớn hơn không cho nói sẽ chuyển mình qua làm việc với ổng mọi việc chỉ cần thông qua ổng không cần phải báo cáo với sếp cũ. Mình đã xin được việc mới làm bán phụ tùng ở 1 công ty xe máy cũng khá lớn. Lương thì cũng tầm ở chỗ cũ nếu bán được nhiều sẽ thưởng thêm. Bây giờ em có nên nghỉ không các bác?”.

Bị sếp ghét đổi cho việc nặng hơn, nàng công sở còn lĩnh thêm vố đau từ hội đồng nghiệp xu nịnh - Ảnh 2.

Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở rất lớn trên MXH đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng thành viên. Tất nhiên, với hoàn cảnh “xui xẻo kinh điển” của nhân vật chính khi vừa bị sếp ghét, vừa bị đồng nghiệp nói xấu, bên dưới phần bình luận, rất nhiều lời khuyên, cũng như là động viên an ủi đã được viết ra như sau:

“Nên chuyển bạn ạ vì sếp quản lý trực tiếp đã như vậy, đồng nghiệp còn hãm nữa. Đi làm nhiều lúc công việc mệt mỏi còn gặp tình trạng vậy dễ phát điên lắm. Trước khi nghỉ nhớ lôi cả hội đồng nghiệp xấu ra mắng một trận cho đã mồm, ghét nhất thể loại xu nịnh”.

“Sếp không ra gì nhưng đồng nghiệp tốt còn có cái để níu kéo, chứ sếp và đồng nghiệp như vậy thì nuối tiếc làm gì. Đi, đi ngay thôi”.

Bị sếp ghét đổi cho việc nặng hơn, nàng công sở còn lĩnh thêm vố đau từ hội đồng nghiệp xu nịnh - Ảnh 3.

“Mình nghỉ làm chỉ tiếc mỗi đồng nghiệp tốt nên mới chần chừ mãi. Đây cả sếp cả đồng nghiệp đều hãm mà đã có chỗ mới rồi bạn còn tiếc làm gì nữa. Sếp lớn hơn dù có muốn giữ chân và cam kết an toàn cho bạn nhưng cũng không thể nào suốt ngày bảo vệ bạn đâu, đêm dài lắm mộng, tốt nhất là nên sang chỗ mới”.

Với những lời khuyên đều đồng tình bảo nghỉ như trên, tin chắc rằng nàng công sở sẽ có thêm động lực để thoát khỏi môi trường làm việc vốn đã quá “độc hại” của mình. Quả thật, khi trở thành nạn nhân của những trò ức hiếp chốn văn phòng, từ sếp và đồng nghiệp đều hùa nhau tìm cách “hành mình ra bã” thì dứt áo ra đi có lẽ là phương án tốt nhất để bảo vệ bản thân. Chỗ này không tốt thì tìm chỗ khác tốt hơn, ngại gì mà cam chịu, phải không chị em?

Bị sếp ghét đổi cho việc nặng hơn, nàng công sở còn lĩnh thêm vố đau từ hội đồng nghiệp xu nịnh - Ảnh 4.