Máy bay ném bom đâm vào tòa nhà Empire State

Vào ngày 28/7/1945, Betty, 20 tuổi, làm công việc tiếp viên thang máy, đi đến tòa nhà Empire State như thường lệ. Mọi việc vẫn diễn ra bình thường như mọi ngày nhưng khác ở điểm hôm đó sương mù cực kỳ dày đặc bên ngoài. Đó là thời gian cuối của Thế chiến II, máy bay chiến đấu không ngừng bay lượn khắp bầu trời. Vào lúc ấy, 1 chiếc máy bay ném bom B-25 đang làm nhiệm vụ liên quan đến việc đưa các quân nhân từ Massachusetts đến sân bay LaGuardia ở thành phố New York.

Phi công của chiếc máy bay William Smith có nhiều kinh nghiệm và từng tham gia nhiều nhiệm vụ được xem là nguy hiểm nhất trong Thế chiến II. Vào thời điểm William đến New York, điều kiện sương mù dày đặc đã làm giảm tầm nhìn đáng kể. Dựa vào kinh nghiệm của bản thân, William đã liên lạc với sân bay LaGuardia và xin phép được hạ cánh. Nhưng mọi chuyện đã không diễn ra theo ý muốn khi yêu cầu của ông không được chấp thuận.

Bị thương do tai nạn máy bay đâm rồi ngã thang máy từ tầng 79 trong cùng 1 ngày, người phụ nữ "cao số" vẫn sống sót thần kỳ - Ảnh 1.

Bị thương do tai nạn máy bay đâm rồi ngã thang máy từ tầng 79 trong cùng 1 ngày, người phụ nữ "cao số" vẫn sống sót thần kỳ - Ảnh 2.

Tầng thứ 79 của tòa nhà Empire State hoàn toàn đổ nát sau vụ va chạm.

Dựa theo một cuốn sách viết lại sự kiện định mệnh ngày hôm đó, "Bầu trời sụp đổ" của nhà văn Athur Weingarten, vị cơ trưởng đã bỏ qua các trình tự khi bay và đã thực hiện một hành động được xem như là bước ngoặt lớn để đưa ông đi qua Midtown Manhattan.

Tuy nhiên, mọi chuyện bắt đầu chuyển biến xấu, William bị mất phương hướng do sương mù dày đặc, thay vì rẽ trái vào sau tòa nhà Chrysler, ông lại rẽ phải và trực tiếp bay thẳng đến Empire State, tòa nhà cao nhất thế giới vào thời điểm ấy. Vì tính toán sai lầm, chiếc máy bay B-25 đã đâm sầm vào tòa nhà giữa tầng 78 và 80. Vụ va chạm đã khiến William cùng 2 thành viên phi hành đoàn và 11 người đang làm việc trong tòa nhà thiệt mạng. Các đội tìm kiếm đã cật lực đi tìm thi thể của William, phải cho đến 2 ngày sau họ mới phát hiện ông đã rơi xuống dưới qua một trục thang máy. 

Ngay sau khi vụ va chạm xảy ra, tình hình bên trong vô cùng hoảng loạn, nhân viên cố gắng chạy thoát ra khỏi tòa nhà. Theo Therese Fortier Willig, làm việc ở tầng 79 của tòa nhà, các ngọn lửa đã vây kín tứ phía. Therese miêu tả lại cảnh tượng kinh hoàng khi nhìn thấy một người đàn ông tên Mr. Foutain đang bị ngọn lửa thiêu cháy. Chiếc máy bay khi đâm vào đã làm rung động cả một tòa nhà to lớn. Ở tầng 56, Gloria Pall cho biết cô cảm giác như tòa nhà đang rung chuyển và chuẩn bị sụp đổ. Mặc dù ở cách vụ va chạm đến hơn 20 tầng nhưng nó vẫn đủ mạnh để ném Gloria văng ra khỏi phòng làm việc. 

Thời điểm chiếc máy bay đâm vào, các bộ phận của động cơ bay đã làm suy yếu dây cáp của một cặp thang máy ở tầng 79. Vụ việc ngày hôm đó đã khiến Betty không bao giờ quên được trong suốt phần đời còn lại.

Bị thương do tai nạn máy bay đâm rồi ngã thang máy từ tầng 79 trong cùng 1 ngày, người phụ nữ "cao số" vẫn sống sót thần kỳ - Ảnh 3.

Góc nhìn từ phía bên trên vụ va chạm, bức ảnh còn cho thấy Betty đã phải rơi thang máy ở độ cao như thế nào.

Cơ hội được cứu sống và sự cố ngoài ý muốn

Vào thời điểm phi trưởng William lái chiếc máy bay đâm vào tòa nhà, Betty đang làm việc ở tầng thứ 80. Cú va chạm cực mạnh đã khiến cô văng ra khỏi thang máy, bị bỏng nặng, gãy xương chậu, lưng và cổ. Dù vết thương cực kỳ nghiêm trọng nhưng Betty vẫn sống sót và được các nhân viên cứu hộ sơ cứu, hỗ trợ đưa xuống tầng trệt bằng thang máy.

Các nhân viên cứu hộ đã đặt Betty lên cáng và đưa cô vào thang máy ở tầng 79. Thật không may, họ đã không biết rằng dây cáp của thang máy đã hư hỏng nặng sau vụ va chạm. Ngay khi họ vừa đưa Betty vào bên trong thang máy, dây cáp đột nhiên bị đứt và cô gái xui xẻo đã lao thẳng xuống đất từ tầng 79. Đến lúc này, Betty chẳng còn giữ lại cho mình chút hy vọng sống sót nào.

Bị thương do tai nạn máy bay đâm rồi ngã thang máy từ tầng 79 trong cùng 1 ngày, người phụ nữ "cao số" vẫn sống sót thần kỳ - Ảnh 4.

Betty đã may mắn sống sót sau hai sự cố tàn khốc diễn ra cùng ngày

Trong vài giây nữa, Betty chắc chắn bản thân sẽ chết ở độ tuổi 20, cô sẽ không có cơ hội nào để thực hiện các kế hoạch dang dở cũng như không thể gặp lại chồng. Nhưng kỳ lạ thay, Betty đã sống sót sau thảm họa thứ 2 chỉ trong cùng 1 ngày. Thang máy đã rơi xuống 75 tầng, xấp xỉ 305m, thực sự không có ai sống sót khi rơi ở độ cao như thế này.

Để giải thích cho việc này, khi vụ tai nạn diễn ra, hàng nghìn mét cáp thang máy đã bị đứt ra và chạm đáy trục trước khi Betty rơi xuống. Vì vậy, những sợi dây cáp đã tạo ra một nơi tiếp đất mềm hơn cho Betty khi cô rơi xuống. Nhờ đó mà Betty vô tình ghi tên mình vào danh sách kỷ lục Guinness hạng mục người đã sống sót trong tai nạn rơi thang máy cao nhất thế giới và vẫn giữ kỷ lục đó cho đến ngày hôm nay. 

Những hậu quả sau vụ va chạm

Bị thương do tai nạn máy bay đâm rồi ngã thang máy từ tầng 79 trong cùng 1 ngày, người phụ nữ "cao số" vẫn sống sót thần kỳ - Ảnh 5.

Bette trong quá trình hồi phục.

Dù sống sót nhưng Betty vẫn gánh chịu thương tích nặng nề do cú ngã thang máy, trên người đầy những vết cắt từ đống đổ nát. Cô phải mất 8 tháng để hồi phục hoàn toàn, ngày diễn ra vụ tai nạn cũng là ngày cuối cùng làm việc của cô. Chỉ 5 tháng sau khi đã hồi phục, Betty đã quay trở lại hiện trường vụ tai nạn. Tại đó, tiếp viên thang máy đã rất ngạc nhiên vì sự can đảm của Betty, cô đã yêu cầu đi trong thang máy tại nơi chứng kiến thảm họa cuộc đời của mình.

Vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng của 14 người, gây thiệt hại hơn 1 triệu USD (trị giá 13 triệu USD ngày nay) bao gồm cả việc phá hủy một studio nghệ thuật penthouse gần đó. Cuộc va chạm đã có thể diễn ra tồi tệ hơn nhiều nếu không có lực lượng cứu hỏa phản ứng kịp thời, giúp dập tắt đám cháy chỉ trong vòng 40 phút. Vụ việc đã tạo nên một sự chấn động lớn khắp nước Mỹ nhưng chỉ trong một tuần sau đó, dư luận đã hoàn toàn chuyển hướng sang vụ ném bom ở Hiroshima.

Sự cố năm đó diễn ra vào thứ 7 nhưng vào thứ 2 tuần sau đó, Empire State lại được mở cửa làm việc bình thường. Về cơ bản tòa nhà đã không chịu bất kỳ hư hại nào về cấu trúc. 8 tháng sau, chính phủ Mỹ đã bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân. Một số người đã chấp nhận sự bồi thường của chính phủ nhưng vẫn có một số người đã đâm đơn kiện cuối cùng dẫn đến việc thực thi Đạo luật Bồi thường Liên bang Tort năm 1946. 

Về phía Betty, cô đã kết hôn vào năm xảy ra vụ tai nạn, sau khi đã hồi phục, cô trở lại Fort Smith ở Arizona để sống chung với chồng là Oscar Lee. Mặc dù đã phục hồi được khỏi những chấn thương khủng khiếp, các bác sĩ vẫn không biết liệu Betty có chịu bất kỳ tổn thương lâu dài nào về tâm lý vì cô đã ngắt liên lạc hoàn toàn khi chuyển đến Arizona. 

Betty và Oscar đã có với nhau 3 đứa con và tổng cộng 7 đứa cháu. Chồng của cô qua đời vào năm 1986 và sau đó cô cũng qua đời vào ngày 24/11/1999 tại Fort Smith, Arizona, hưởng thọ 74 tuổi. 

(Nguồn: History Collection)