Diễn viên Busy Philipps bị chứng xoắn buồng trứng – chứng bệnh có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh
Nữ diễn viên Busy Philipps đã có một thời gian phải nằm trong bệnh viện vào tuần vừa rồi – điều mà chính cô cũng không thể ngờ nổi – sau khi trải qua cơn đau dữ dội đến điên dại ở vùng bụng dưới, phía bên phải. Nữ diễn viên này đã đăng tải ảnh lên instagram vào chủ nhật vừa rồi. Chẩn đoán chính thức cho thấy, Philipps bị chứng xoắn buồng trứng hành hạ.
Busy Philipps chia sẻ, buồng trứng của mình đã bị "lật ngược lại" rồi sau đó "lật lại lần nữa và tôi cảm thấy ổn". Nhưng cô muốn chia sẻ trải nghiệm này đến nhiều chị em phụ nữ có theo dõi instagram của mình về tầm quan trọng của việc chú ý đến những triệu chứng lạ, bất kể đó là triệu chứng của bệnh gì đi chăng nữa.
Nữ diễn viên Busy Philipps đã có một thời gian phải nằm trong bệnh viện vào tuần vừa rồi vì chứng xoắn buồng trứng.
Nữ diễn viên là một trong những trường hợp hiếm hoi không gặp vấn đề gì nghiêm trọng trong vấn đề xoắn buồng trứng. Tuy nhiên, cô thực sự muốn lên tiếng cảnh báo cho tất cả chị em về căn bệnh mang tên xoắn buồng trứng này. Sự căng thẳng quá mức khi bị xoắn buồng trứng hành hạ đôi khi khiến bạn phải vào bệnh viện để thực hiện một cuộc phẫu thuật, có thể phải cắt bỏ buồng trứng. Nữ diễn viên đặc biệt nhấn mạnh cô có người bạn từng phải cắt bỏ hoàn toàn buồng trứng vì chứng xoắn buồng trứng xuất phát từ cơn đau bụng dữ dội.
Để tìm hiểu về chứng bệnh này, Health đã có cuộc trao đổi với TS sản phụ khoa Beth Schwartz tại Đại học Thomas Jefferson ở Philadelphia. Tiến sĩ Schwartz không trực tiếp điều trị Philipps, nhưng bà đã chẩn đoán hàng nghìn ca xoắn buồng trứng ở những bệnh nhân khác và gần đây đã xuất bản nghiên cứu về tình trạng này.
Chuyên gia lý giải về tình trạng xoắn buồng trứng – Nguyên nhân có thể khiến bạn vô sinh vĩnh viễn
Tiến sĩ Schwartz nói: "Xoắn buồng trứng nghĩa là buồng trứng hoặc uống dẫn chứng – hoặc cả hai, bị xoắn lại. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể". Theo đó, Máu trong buồng trứng không thể thoát ra được và nếu tình trạng kéo dài, máu mới không thể vào được, và buồng trứng cuối cùng sẽ chết nếu không được điều trị. Đây chính là vấn đề nghiêm trọng nhất vì có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho khả năng sinh sản trong tương lai của người phụ nữ".
Xoắn buồng trứng nghĩa là buồng trứng hoặc uống dẫn chứng – hoặc cả hai, bị xoắn lại.
Tiến sĩ Schwartz cho biết lý do vì sao xoắn buồng trứng xảy ra ở một số phụ nữ: "Những phụ nữ bị u nang buồng trứng thường có nguy cơ cao mắc xoắn buồng trứng. Ngoài ra thì vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể vì sao bạn không bị u nang những vẫn bị xoắn buồng trứng".
Một u nang tạo ra xoắn nhiều hơn bởi vì nó làm tăng trọng lượng buồng trứng, dẫn đến tăng khả năng bị lật lên. Nó cũng có thể xảy ra như là một biến chứng của thai kỳ hoặc trong các phương pháp điều trị sinh đẻ, khi buồng trứng phát triển lớn hơn do các hormon tăng trong cơ thể.
Theo TS Schwartz, đôi khi xoắn buồng trứng có thể xảy ra ở những phụ nữ không có những yếu tố nguy cơ này. Nó phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ và thanh thiếu niên, và tình trạng này thậm chí có thể xảy ra đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo vị tiến sĩ này, chúng ta cũng không thể làm gì để ngăn chặn xoắn buồng trứng. Tiến sĩ Schwartz nói: "Một số bác sĩ có thể nói rằng nếu bị u nang buồng trứng, bạn không nên làm bất cứ động tác điên rồ nào, không nên tập thể dục nhịp điệu hoặc nhảy dance sport... nhưng thực tế không có bằng chứng khoa học về những vấn đề này". "Nó không liên quan gì đến lối sống hay bất cứ điều gì phụ nữ đang làm", chuyên gia nhấn mạnh.
Mặc dù vậy, uống thuốc tránh thai hoặc một hình thức kiểm soát sinh sản khác sẽ làm giảm nguy cơ u nang buồng trứng. Theo đó, nó cũng có thể bảo vệ cơ thể chống lại chứng xoắn buồng trứng.
Mọi phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, có chu kỳ kinh nguyệt đều có nguy cơ bị xoắn buồng trứng.
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), bệnh xoắn buồng trứng rất dễ bị nhầm lẫn, xuất phát từ những cơn đau quặn bụng. Xoắn buồng trứng là vấn đề phụ khoa thường xảy ra trên buồng trứng có u từ trước như u nang, u đặc buồng trứng. Tình trạng này cũng có thể gặp ở người có buồng trứng hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.
BS Dung cho biết, mọi phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, có chu kỳ kinh nguyệt đều có nguy cơ bị xoắn buồng trứng. Triệu chứng của xoắn buồng trứng bao gồm: Đau quặn bụng vùng hạ vị, sử dụng thuốc giảm đau vẫn không thuyên giảm, cơn đau liên tục không dứt, có thể kèm sốt, buồn nôn.
Chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần, siêu âm và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng. Nhất là khi chứng xoắn buồng trứng rất dễ bị nhầm lẫn với những chứng bệnh khác. Đau bụng cấp thường là do rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh nhưng đó cũng là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, xoắn buồng trứng, xuất huyết nang buồng trứng… Do đó chị em nên đi tầm soát theo định kỳ, tránh những hậu quả đáng tiếc mà nghiêm trọng nhất là vô sinh vĩnh viễn do phải cắt bỏ buồng trứng.