Bà Jane Goodall cho biết, thời gian để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra đang bị rút ngắn nhanh chóng: "Chúng ta đang tiến gần đến điểm không thể quay lại theo đúng nghĩa đen. Hãy nhìn khắp thế giới xem điều gì đang xảy ra với biến đổi khí hậu. Thật kinh hoàng. Chúng ta là một phần của thế giới tự nhiên và chúng ta phụ thuộc vào các hệ sinh thái lành mạnh".

Nhà nghiên cứu Goodall nổi tiếng với nghiên cứu tiên phong kéo dài trong 6 thập kỷ về tinh tinh ở Tanzania, phát hiện ra hành vi "giống người" giữa các loài động vật, bao gồm xu hướng gây chiến, cũng như khả năng biểu lộ cảm xúc.

Năm nay 88 tuổi, nhà nghiên cứu người Anh này là một nhà văn xuất sắc và là chủ đề của một số bộ phim. Theo bà Goodall, sự thức tỉnh về môi trường của bản thân bà đến vào những năm 1980 khi đang làm việc ở Mông Cổ, nơi bà nhận ra rằng các sườn đồi đã được che phủ bởi cây cối.

Biến đổi khí hậu ở “điểm không thể đảo ngược” - Ảnh 1.

(Ảnh: Wall Street Journal)

Bà nói: "Lý do người ta chặt cây là để lấy thêm đất, để trồng lương thực cho gia đình họ, và cũng để kiếm tiền từ than củi hoặc gỗ. Vì vậy, nếu chúng ta không giúp những người này tìm cách kiếm sống mà không phá hủy môi trường của họ, chúng ta không thể cứu loài tinh tinh, rừng hoặc bất cứ thứ gì khác".

Bà Goodall nói rằng bà đã chứng kiến một số thay đổi theo hướng cải thiện hơn trong những thập kỷ gần đây, nhưng kêu gọi hành động nhanh hơn.

"Chúng ta biết mình nên làm gì. Ý tôi là chúng ta có các công cụ. Nhưng chúng ta đi ngược lại suy nghĩ ngắn hạn về lợi ích kinh tế thay vì bảo vệ lâu dài môi trường cho tương lai", bà nói vào ngày 25/9, bên lề lễ kỷ niệm giải thưởng Templeton trị giá 1,3 triệu USD của bà.

Đây giải thưởng thường niên dành cho cá nhân có công trình nghiên cứu khoa học để khám phá những vấn đề mà nhân loại đang phải đối mặt. Số tiền thưởng trên đã được chuyển đến Viện Jane Goodall, một tổ chức bảo tồn động vật hoang dã và môi trường toàn cầu, điều hành các chương trình dành cho thanh thiếu niên ở 66 quốc gia.