Cập nhật lúc ...

DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 24/9: TP HCM chính thức rút ngắn khoảng cách tiêm 2 mũi vắc-xin AstraZeneca xuống còn 6 tuần

0  diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 0:05:11:00 24/09/2021

    Trưa 24/9, Hà Nội phát hiện 4 ca mắc Covid-19, trong đó, 1 ca ở 'ổ dịch' Hai Bà Trưng

    Trưa 24/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h cùng ngày, thành phố ghi nhận thêm 4 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó, 1 ca tại khu vực ổ dịch cũ và 3 ca tại khu cách ly.

    Trong số 4 ca, có 2 ca ở Long Biên, 1 ca ở Thanh Xuân và 1 ca ở Hai Bà Trưng. Có 3 ca thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt và 1 ca thuộc sàng lọc ho, sốt.

    Thông tin cụ thể về 4 ca ghi nhận mới như sau:

    Chùm sàng lọc ho sốt 1 ca là L.T.T, nam, sinh năm 1973, địa chỉ Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng. Bệnh nhân sống tại khu vực ổ dịch cũ, được lấy mẫu ngày 23/9, kết quả xét nghiệm dương tính ngày 24/9 (CDC Hà Nội thực hiện).

    Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt có 3 ca gồm:

    1) N.T.H.P, nữ, sinh năm 1958, địa chỉ Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân.

    Bệnh nhân sống trong khu vực ổ dịch Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung đã được chuyển cách ly tập trung theo kế hoạch giãn dân từ 1/9.

    Ngày 23/9 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

    2) P.T.C, nữ, sinh năm 1989.

    3) T.K.M, nam, sinh năm 2014.

    Cả 2 bệnh nhân sống tại tổ 4 Kim Quan, phường Việt Hưng, Long Biên. Cả 2 bệnh nhân là F1 của BN T.V.N được xét nghiệm 1 lần âm tính và chuyển cách ly tập trung từ ngày 20/9.

    Ngày 23/9 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện)

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.959 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.600 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.359 ca.

    Xem chi tiết tại đây.

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:05:00:00 24/09/2021

    TP HCM: Chính thức rút ngắn khoảng cách tiêm 2 mũi vắc-xin AstraZeneca xuống còn 6 tuần

    Sáng 24-9, Văn phòng UBND TP HCM đã có thông báo khẩn, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc-xin AstraZeneca.

    Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP HCM thống nhất với đề xuất của Sở Y tế tại Công văn 6791 về việc rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vắc-xin AstraZeneca từ 8-12 tuần xuống tối thiểu 6 tuần. Ông giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai theo quy định.

    Trước đó, Sở Y tế đã có Công văn 6791 gửi UBND TP HCM. Công văn nêu với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch, đẩy nhanh tiến độ bao phủ vắc-xin mũi 2 cho người dân, Sở Y tế đề xuất UBND TP HCM áp dụng đối với người tiêm mũi 1 bằng vắc-xin AstraZeneca thì khoảng cách tiêm mũi 2 (bằng vắc-xin AstraZeneca hoặc Pfizer) tối thiểu là 6 tuần.

    Hiện nay, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc-xin này thì mũi 2 nên được tiêm vào khoảng 4-12 tuần sau mũi 1.

    Khi được đồng ý, Sở Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị tiêm vắc-xin mũi 2 bằng vắc-xin AstraZeneca hoặc Pfizer cho người tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca phải thông tin đầy đủ, giải thích rõ ràng hiệu lực bảo vệ theo các thời điểm tiêm mũi 2, tính an toàn về khoảng cách tiêm mũi 2 để người dân biết và đồng thuận tham gia.

    Liên quan đến việc này, TP HCM đã có công văn gửi Bộ Y tế về việc rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca. Ngày 20-9, Bộ Y tế đã có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc liên quan đến khoảng cách tiêm 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19.

    Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1. Còn Tổ chức Y tế thế giới - WHO khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi vắc-xin này từ 8-12 tuần.

    Do đó, Bộ Y tế đề nghị sở y tế tỉnh, thành phố căn cứ khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực của việc bảo vệ khi tiêm mũi 2 để tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố về thời gian tiêm vắc-xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc-xin AstraZeneca.

    Thời gian tối thiểu giữa 2 mũi vắc-xin phải đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phù hợp với tình hình dịch bệnh, đáp ứng được công tác phòng chống dịch.

    Theo Người lao động.

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:04:01:00 24/09/2021

    Việt Nam từ bỏ mục tiêu 'Zero Covid-19' khi sống chung với dịch

    Trao đổi với Zing, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết Việt Nam cần hướng tới việc sống chung với dịch an toàn và dần nới lỏng với lộ trình cụ thể.

    Sống chung an toàn với dịch Covid-19

    - Theo ông, trong giai đoạn sắp tới, Việt Nam sẽ lên kế hoạch sống chung với dịch như thế nào?

    - Hiện tại, Bộ Y tế đang xây dựng lộ trình nới lỏng giãn cách xã hội trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu chung sống thích ứng an toàn với Covid-19 là phải đảm bảo an toàn, duy trì các biện pháp phòng bệnh chứ không buông xuôi.

    Khi quyết định sống chung với Covid-19, đồng nghĩa Việt Nam sẽ chấp nhận việc tiếp tục ghi nhận các ca nhiễm mới, không thể có khái niệm "Zero Covid". Song, chúng ta vẫn phải kiểm soát được dịch, không để số ca mắc tăng quá cao vì tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp.

    Trong điều kiện đó, khi để số ca mắc tăng cao, những trường hợp diễn biến nặng, phải nhập viện cũng nhiều hơn, gây quá tải hệ thống y tế và dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng theo.

    Để đánh giá việc kiểm soát tình hình dịch, theo tôi, chúng ta có thể tính toán số ca mắc Covid-19 trên 100.000 dân/tuần dựa trên thực tế ở từng địa phương.

    Ngoài ra, để kiểm soát được dịch ở thời điểm hiện tại, các địa phương vẫn phải duy trì hệ thống giám sát nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để triển khai biện pháp phòng, chống kịp thời.

    Cụ thể, chúng ta vẫn cần áp dụng các biện pháp phong tỏa ổ dịch, tuy vậy, cần đánh giá tốt yếu tố nguy cơ, đảm bảo "nguy cơ đến đâu, phong tỏa đến đó", tránh tình trạng ngoài chặt, trong lỏng hay phong tỏa quá rộng, không theo nguy cơ mà gây ảnh hưởng tới kinh tế, an sinh xã hội của người dân.

    Đồng thời, người dân vẫn phải thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân theo thông điệp 5K của Bộ Y tế. Việc thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng.

    Tôi nghĩ mỗi ngành nghề, mỗi bộ ngành cần sớm xây dựng các phương án an toàn một cách phù hợp nhất. Ví dụ, thời gian tới, người dân sẽ tham gia giao thông như thế nào, doanh nghiệp tổ chức thương mại ra sao...

    - Để góp phần kiểm soát tình hình dịch như vậy, ngành y tế sẽ cần làm gì, thưa ông?

    - Đối với ngành y tế, chúng ta sẽ phải luôn đảm bảo số lượng giường bệnh nhất định. Khi không may dịch xảy ra, số lượng bệnh nhân phải nhập viện lớn, hệ thống điều trị lúc này sẽ không bị quá tải dẫn đến giảm trường hợp không được can thiệp y tế, từ đó gây tử vong.

    Nới lỏng có lộ trình

    - Đối với các tỉnh, thành phố có diễn biến dịch phức tạp và phải giãn cách xã hội trong thời gian qua, giải pháp là gì?

    - Theo tôi, các địa phương này sẽ phải đưa ra một lộ trình cụ thể với từng bước nới lỏng để đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế, an sinh xã hội của người dân. Đặc biệt là phải rất thận trọng khi tỷ lệ tiêm chủng của Việt Nam còn thấp và chưa đạt miễn dịch cộng đồng.

    Việc nới lỏng vẫn phải nằm trong tầm kiểm soát, đảm bảo an toàn và không để dịch bùng phát. Nếu để tình trạng đó xảy ra, hệ thống y tế quá tải sẽ lại gây thiệt hại tới tính mạng của người dân. Lúc này, chúng ta sẽ không thể gọi đó là sống chung an toàn.

    Tôi nghĩ rằng các tỉnh, thành phố này có thể tiến tới việc đưa ra chính sách nới lỏng tại từng vùng, từng quận, huyện như TP.HCM, Bình Dương... thời gian qua.

    Trong quá trình nới lỏng, một số hoạt động tụ tập đông người, gây nguy cơ bùng phát dịch vẫn có thể phải cấm hoặc tạm ngưng.

    Ngược lại, một số hoạt động thiết yếu, nhu cầu về làm ăn, kinh tế của địa phương có thể cho phép hoạt động nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Trong quá trình những hoạt động này diễn ra, chúng ta cũng có thể đưa ra một số biện pháp để kiểm soát.

    Có thể ví dụ với dịch vụ giao hàng, các shipper cần được tổ chức xét nghiệm, tiêm vaccine đầy đủ trước khi được phép hoạt động. Mỗi địa phương, vùng miền, tùy tình hình dịch mà cần đưa các biện pháp phòng bệnh thích hợp. Đó là điều chúng ta buộc phải làm để thích ứng trong giai đoạn mới.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:03:05:00 24/09/2021

    Thủ tướng Chính phủ: Vùng xanh, học sinh có thể trở lại trường

    “Tình hình thay đổi thì nhiệm vụ thay đổi, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo cũng phải thay đổi. Chúng ta đang xây dựng hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, sáng 23/9.

    Nhìn lại 2 năm phòng chống dịch, Thủ tướng cho rằng, chúng ta đã hiểu rõ hơn về virus và dịch bệnh, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm.

    “Tình hình thay đổi thì nhiệm vụ thay đổi, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo cũng phải thay đổi. Đạt “zero COVID” sẽ là một điều rất khó khăn vì ngay tại những nước phát triển có tỉ lệ tiêm vắc-xin đạt 90% dân số, điều đó cũng là không thể. Chúng ta đang xây dựng hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, Thủ tướng nói và đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tham gia ý kiến, Bộ Y tế tiếp thu các ý kiến, khẩn trương hoàn thiện hướng dẫn này.

    Thủ tướng nhấn mạnh 6 nguyên tắc phải quán triệt để xây dựng hướng dẫn, gồm: Y tế là trụ cột, là trung tâm; Kinh tế là cơ sở, là nền tảng; Dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; Ổn định chính trị-xã hội là trọng yếu và thường xuyên; Vắc- xin, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết; An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.

    Thủ tướng giao Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo triển khai hiệu quả Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; hoàn thiện và khẩn trương ban hành hướng dẫn tiêm cho trẻ em. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc đi học rất linh hoạt, những nơi an toàn, đã chuyển sang vùng xanh có thể đi học bình thường và có giải pháp phù hợp.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:01:00:00 24/09/2021

    Sáng 24/9, Hà Nội tiếp tục không ghi nhận ca dương tính

    Theo Sở Y tế Hà Nội, từ 18h ngày 23/9 đến 6h ngày 24/9, thành phố không ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2.

    Trước đó, tối 23/9, thành phố cũng không ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2 mới. Tổng số ca dương tính mới trong 36 giờ qua là 5 trường hợp.

    Theo biểu đồ tình hình dịch tại cộng đồng thành phố Hà Nội đợt 4 cập nhật đến 18h ngày 23/9, cho thấy, số ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố giảm rất sâu.

    Trong khoảng thời gian từ 23/8 đến 23/9, có những thời điểm Hà Nội ghi nhận hơn 100 ca dương tính SARS-CoV-2 một ngày, cao điểm có ngày lên tới 133 ca. Những ngày khác, thời điểm cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, trung bình khoảng vài chục ca dương tính/ngày. Tuy nhiên, từ 15/9 đến nay, ngày cao nhất cũng chỉ ghi nhận 19 ca mắc, thậm chí có ngày chỉ 6 ca (ngày 22/9) và 5 ca (ngày 23/9).

    Số ca ghi nhận trong cộng đồng cũng giảm rất sâu. Cuối tháng 8, có những ngày ghi nhận vài chục ca mắc trong cộng đồng, thậm chí cao nhất là 73 ca (ngày 25/8); tuy nhiên, từ cuối tháng 8 đến nay, số ca mắc trong cộng đồng giảm rất sâu, nhiều ngày không ghi nhận ca mắc cộng đồng.

    Cộng dồn số mắc COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 3.955 ca; trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.599 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 2.356 ca.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:00:00:00 24/09/2021

    Hà Nội đẩy nhanh tiêm đủ 2 mũi vaccine cho nhân viên y tế

    Sở Y tế TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập trên địa bàn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

    Thực hiện rà soát, xét nghiệm, tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 cho toàn bộ cán bộ, viên chức, người lao động của đơn vị. Đồng thời, bổ sung phương án, kịch bản phòng chống dịch tại đơn vị, sẵn sàng tiếp nhận điều trị người bệnh mắc Covid-19 và đáp ứng mọi tình huống khi dịch bệnh xảy ra.

    Sở Y tế TP Hà Nội cũng yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh chủ động sắp xếp, xây dựng phương án, bố trí nhân lực để đáp ứng công tác khám chữa bệnh thường xuyên và phục vụ phòng chống dịch tại đơn vị trong tình hình mới. Đảm bảo sẵn sàng nhân lực thay thế phục vụ công tác khám chữa bệnh trong trường hợp đơn vị có khu vực, khoa/phòng bị cách ly, phong tỏa do dịch bệnh Covid-19…/.

    Theo VOV.

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:23:30:00 23/09/2021

    Thủ tướng: Nghiên cứu giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19

    Kết luận cuộc họp  Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, sáng 23/9, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo cho biết, sau một thời gian kiện toàn, Ban Chỉ đạo và các Tiểu ban của Ban Chỉ đạo đã ban hành các quy chế và hoạt động một cách trơn tru, bài bản, tập trung và hiệu quả; khẳng định, tình hình dịch COVID-19 đang từng bước được kiểm soát, với số người mắc trong cộng đồng và số ca tử vong liên tiếp giảm...

    Tuy nhiên, tại một số ít địa phương dịch bệnh vẫn chưa có tiến triển rõ rệt. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù có một số chỉ số tích cực, song dịch vẫn diễn biến phức tạp.

    Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ một số hạn chế trong công tác phòng, chống dịch nói chung như: Việc tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Tốc độ xét nghiệm vẫn chậm hơn tốc độ lây lan của dịch. Công tác đảm bảo an sinh xã hội vẫn sót lọt một số đối tượng. Một số nơi thiếu điều kiện thực hiện “4 tại chỗ”, cần được phối hợp, hỗ trợ, chi viện giữa các cấp và địa phương. 

    Vẫn còn hiện tượng chủ quan, lơ là, nhất là khi đã kiểm soát được một số chỉ số của dịch bệnh; còn hiện tượng tụ tập đông người khi nới lỏng giãn cách xã hội. Các biện pháp về công nghệ vẫn chưa hoàn thiện. Công tác truyền thông vẫn thiếu chủ động. Phòng, chống dịch tại một số địa phương chưa linh hoạt, cần căn cứ tính phổ biến, tính đặc thù và cần kết hợp hài hòa giữa các ngành, địa phương, đơn vị... để thực hiện.

    Thủ tướng Chính phủ cho rằng, qua quá trình phòng chống dịch, nhất là trong đợt dịch lần thứ 4 này chúng ta đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý; đồng thời hiểu rõ hơn về virus gây dịch bệnh; nhận ra được những việc đã làm được và cả những việc chưa làm được để điều chỉnh nhằm phòng, chống dịch hiệu quả hơn.

    Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tiếp tục đẩy mạnh chương trình tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp và theo thứ tự ưu tiên như người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, vaccine cho trẻ em...; tiếp tục thúc đẩy chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, thuốc, sinh phẩm, thiết bị y tế phòng, chống dịch ở trong nước; tiếp tục hỗ trợ, chi viện cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… nhanh chóng khống chế, kiểm soát dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch ngay tại cơ sở, nhất là việc đảm bảo y tế, an sinh xã hội cho người dân.

    Theo Báo Tin tức.

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:23:00:00 23/09/2021

    Ca bệnh nặng và tử vong do COVID-19 tại TPHCM giảm từng ngày

    Chiều ngày 23/9, tại buổi họp báo về tình hình COVID-19 tại TPHCM, ông Hải đã thông tin nhiều tín hiệu tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố.

    Theo Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TPHCM, trong ngày 22/9, Thành phố ghi nhận thêm 5.435 trường hợp mắc COVID-19 mới. Số lượng bệnh nhân ghi nhận mỗi ngày tại TPHCM đang có xu hướng giảm dần.

    “Số bệnh nhân nặng, cần thở máy đang ngày càng giảm. Đơn cử như ngày 18/9, bệnh nhân nặng đang thở máy là 2.350 thì ngày 19/9 giảm còn 2.342; ngày 20/9 còn 2.234; ngày 21/9 giảm còn 2.174; 22/9 giảm xuống 2.056. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong công tác phòng, chống dịch tại TPHCM” - ông Phạm Đức Hải đánh giá.

    Trong vòng 24 giờ qua, số ca COVID-19 tử vong trên địa bàn là 175 trường hợp, giảm đáng kể so với nhiều ngày liền kề trước đó.

    Bên cạnh đó, Thành phố có 3.258 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, xuất viện trong ngày qua. Số bệnh nhân xuất viện trên địa bàn cũng tăng cao so với những ngày trước.

    Ngành y tế đã triển khai tiêm 54.513 mũi vắc xin ngừa COVID-19. Tính đến nay, Thành phố có hơn 8,9 triệu người đã được tiêm ít nhất một mũi vắc xin.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:17:25:00 23/09/2021

    Nhiều địa phương nới lỏng giãn cách

    TP Vinh hạ 2 cấp quy định chống dịch sau gần 20 ngày giãn cách xã hội

    Chiều 23/9, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định về việc điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Vinh sau gần 20 ngày thực hiện Chỉ thị 16.

    Theo đó, tỉnh cho chuyển sang thực hiện Chỉ thị số 19 đối với tất cả các xã, phường của thành phố Vinh (trừ các khu vực đang thực hiện cách ly y tế như: Chung cư Hợp tác xã Trung Đô, số 172, đường Nguyễn Du, phường Bến Thủy; chung cư CT1A Handico 30, khối 9, phường Quang Trung). Thời gian áp dụng biện pháp chống dịch mới bắt đầu từ 0h00 ngày 24/9.

      Đà Nẵng "tự tin" kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19

    Chiều 23/9, tại cuộc họp trực tuyến giao ban Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng, Lãnh đạo thành phố tự tin với các biện pháp kiểm soát dịch và sớm mở lại các hoạt động, đưa cuộc sống người dân thành phố trở về trạng thái bình thường mới.

    Về các tiêu chí kiểm soát bệnh theo Quyết định 3989, ngày 18/8/2021 của Bộ Y tế, Đà Nẵng đã đạt được 6/7 tiêu chí. Đến thời điểm này, 73% người dân trên 18 tuổi được tiêm vaccine. So với dự thảo của Bộ Y tế, Đà Nẵng ở cấp độ 1. Tuy nhiên, Đà Nẵng vẫn rất thận trọng khi nới lỏng các hoạt động.

    Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, cán bộ và nhân dân Thành phố tự tin về các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai với sự quyết tâm, đồng lòng của người dân cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị đã mang lại niềm tin trong nhân dân.

    Theo Dân tríVOV.

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:17:05:00 23/09/2021

    TPHCM: Nghiên cứu phương án tiêm vắc xin cho trẻ em

    Hiện nay, Thành phố đã nới lỏng dần từng bước các hoạt động kinh tế theo lộ trình trên cơ sở kiểm soát rủi ro về dịch tễ và mức độ bảo vệ của người dân căn cứ theo hai trụ cột là tiến độ tiêm vắc-xin và an toàn của hệ thống y tế theo từng giai đoạn, địa bàn cụ thể.

    Trong thời gian tới, Thành phố tiếp tục chiến dịch tiêm vắc xin, đảm bảo tiêm mũi 1 cho tất cả người trên 18 tuổi, nhắc mũi 2 cho toàn bộ người đã tiêm mũi 1, ưu tiên tuyến đầu, người có nguy cơ cao. Cùng với đó, Thành phố sẽ nghiên cứu phương án tiêm vắc xin cho trẻ em, trẻ em có nguy cơ cao như trẻ có bệnh nền, trẻ có cơ địa béo phì.

    Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM khuyến cáo, sau khi tiêm vắc xin, mỗi người cần tiếp tục phòng bệnh theo thông điệp 5K để bảo vệ an toàn cho bản thân và cộng đồng trước đại dịch COVID-19.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
Cùng mục Đang hot