- Bình Dương chuẩn bị phương án thu dung, điều trị 100.000 F0.
- Nhiều tỉnh thành tiếp tục kéo dài giãn cách xã hội.
- Bình Dương chuẩn bị phương án thu dung, điều trị 100.000 F0.
- Nhiều tỉnh thành tiếp tục kéo dài giãn cách xã hội.
Theo Sở Y tế Hà Nội, từ 12 giờ ngày 25/8 đến 18 giờ ngày 25/8, Hà Nội ghi nhận 39 ca mắc mới; trong đó 36 ca tại cộng đồng và 3 ca tại khu cách ly.
Các ca nhiễm mới phân bố tại các quận, huyện: Thanh Xuân (30 ca); Thanh Trì (3 ca); Đống Đa (1 ca), Đông Anh (1 ca), Hai Bà Trưng (1 ca), Hà Đông (1 ca), Hoài Đức (1 ca), Hoàn Kiếm (1 ca).
Báo cáo tình hình dịch tại Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân: Trong ngày 25/8 ghi nhận 52 ca mắc, cộng trong 3 ngày từ 23-25/8: ghi nhận 73 ca trên địa bàn phường. Các bệnh nhân tập trung tại ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi, và liên quan đến các chợ, siêu thị trên địa bàn phường.
Theo Sở Y tế Hà Nội.
Tối 25/8, Bộ Y tế cho biết ghi nhận 12.096 ca nhiễm mới với 3 ca nhập cảnh và 12.093 ca ghi nhận trong nước (7.321 ca cộng đồng). Như vậy trong 24h giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.296 ca.
Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (5.294), Bình Dương (4.129), Đồng Nai (618), Long An (460), Tiền Giang (319), Đà Nẵng (162), Khánh Hòa (150), Tây Ninh (119), Bình Thuận (106), Hà Nội (96), Nghệ An (95), Đồng Tháp (93), Cần Thơ (90), Bà Rịa - Vũng Tàu (75), An Giang (50), Đắk Lắk (40), Cà Mau (28), Phú Yên (27), Trà Vinh (24), Kiên Giang (23), Bình Định (18), Hà Tĩnh (15), Quảng Nam (9), Bạc Liêu (7), Bình Phước (7), Ninh Thuận (6), Vĩnh Long (5), Đắk Nông (5), Sơn La (4), Hậu Giang (4), Sóc Trăng (4), Thanh Hóa (3), Bắc Ninh (3), Thái Bình (2), Quảng Ngãi (2), Quảng Bình (1).
Bộ Y tế thông tin, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 381.363 ca nhiễm, đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 168/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.879 ca nhiễm).
Theo Bộ Y tế.
Sáng 25/8, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thành viên Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ về phòng, chống dịch COVIC-19 các tỉnh phía Nam làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại tỉnh Bình Dương.
Ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND, Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương, cho biết địa phương đang siết chặt giãn cách toàn tỉnh, trong đó áp dụng biện pháp “đông cứng, khóa chặt” 15 phương tại TX Tân Uyên, TP Thuận An và TP Dĩ An, nơi ghi nhận nhiều ca mắc qua xét nghiệm cộng đồng.
Về phía Bộ Quốc phòng, Trung tướng Ngô Minh Tiến cho biết, trước mắt sẽ điều động 2.000 quân nhân tham gia công tác phối hợp cùng các lực lượng địa phương để phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương; đồng thời Bộ Quốc phòng sẽ điều động 50 trạm xá di động hỗ trợ 11 địa phương “vùng đỏ” của tỉnh và 15 xe cứu thương
Tính từ đợt dịch thứ tư đến nay, tỉnh Bình Dương đã ghi nhận 77.053 ca mắc COVID-19, trong đó có 32.672 bệnh nhân xuất viện và có 639 bệnh nhân tử vong.
Theo Tiền phong.
Ngày 25/8, UBND xã Hòa Long, TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, hơn 700 người dân tại ấp Tây phải đi lấy mẫu xét nghiệm lại vì 1 nhân viên y tế lấy mẫu nhiễm COVID-19.
Theo đó, chị T.T.P.T., nhân viên y tế của Trạm Y tế phường Long Tâm, TP.Bà Rịa được huy động đến xã Hòa Long để lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân.
Sáng 19/8, chị P. tham gia lấy mẫu cho hơn 700 người dân ấp Tây. Ngày 20/8, chị T. tăng cường theo lịch trực tại 1 khu cách ly tập trung. Sáng 22/8, chị T. được lấy mẫu gộp PCR với 7 người khác thì cho kết quả dương tính COVID-19. Sau đó, chị T. đã tự thực hiện kiểm tra nhanh cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Kết quả xét nghiệm PCR sau đó cũng cho kết quả tương tự.
Trước đó, 313 cán bộ, nhân viên tại 7 công ty trong Khu công nghiệp Đông Xuyên là F1 của nữ nhân viên Phòng khám Medic Sài Gòn 5, TP.Vũng Tàu dương tính với SARS-CoV-2. Nữ viên Phòng khám Medic Sài Gòn 5 được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 ngày 15/8. Trước đó, từ ngày 31/7 đến 14/8, nhân viên phòng khám này đã lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho 313 cán bộ, nhân viên tại 7 công ty trong Khu công nghiệp Đông Xuyên.
Sau khi nhận thông tin về ca F0, tất cả các ca F1 trên đã được bố trí cách ly tại khu “3 tại chỗ” của doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, cơ quan chức năng nhận thấy các doanh nghiệp không đủ điều kiện để thực hiện cách ly tại doanh nghiệp nên đã yêu cầu doanh nghiệp đưa các công nhân thuộc F1 đi cách ly tập trung. Nhiều doanh nghiệp đã đồng ý với phương án này, một số doanh nghiệp sẽ để người lao động thực hiện cách ly tại các cơ sở có trả phí.
Đối với các trường hợp F1 trực tiếp vận hành hệ thống xử lý nước thải Khu Công nghiệp Đông Xuyên, thực hiện cách ly tại chỗ với số lượng tối thiểu, đủ để duy trì hoạt động của hệ thống. Đồng thời phân công lực lượng chức năng giám sát chặt chẽ 24/24h đối với các trường hợp này. Tổ chức phun khử khuẩn tại các doanh nghiệp có liên quan đến các trường hợp F1.
Theo Tiền phong.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã đến kiểm tra việc thực hiện giãn cách trong khu phong tỏa tại ngõ 328 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân. Trong thời điểm Chủ tịch UBND thành phố đi kiểm tra, một số người dân vẫn đi lại trong khu phong tỏa. Ông Chu Ngọc Anh nêu rõ đây là những “lỗ hổng” trong “vùng đỏ” rất nguy hiểm và yêu cầu bố trí các chốt trực thành 3 lớp, đảm bảo nghiêm giãn cách nhà với nhà, người với người trong khu cách ly...
Tại buổi làm việc, Sở Y tế Hà Nội cho biết ở Thanh Xuân đã có 10/11 phường ghi nhận ca bệnh COVID-19. Riêng ở ổ dịch tại ngõ 328, 330 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, đến thời điểm cuộc làm việc đã ghi nhận 42 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Sở Y tế đề nghị quận Thanh Xuân tăng cường lực lượng, bố trí chốt trực ở các ngách trong các khu phong tỏa ở ngõ 328, 330 Nguyễn Trãi; thành lập ít nhất 15 tổ giám sát COVID-19 để thực hiện kiểm soát, kịp thời lẫy mẫu xét nghiệm 3 ngày/lần để nhanh chóng bóc tách F0 khỏi cộng đồng.
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, qua đánh giá sơ bộ, ở vùng lân cận nơi phát sinh ca bệnh trong ổ dịch này, có thể có nguồn lây là người bán rau thường xuyên đến chợ đêm Ngã Tư Sở. Ông Tuấn đề xuất xét nghiệm toàn bộ tiểu thương ở chợ đêm Ngã Tư Sở để sàng lọc nguy cơ.
Từ thực tế kiểm tra, đại diện Công an thành phố Hà Nội khẳng định, tại cơ sở, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch trong khu phong tỏa vẫn chưa chặt; chưa bố trí 3 lớp; ý thức người dân trong khu phong tỏa chưa tốt.
Công an thành phố đề nghị Công an phường Thanh Xuân Trung giám sát chặt chẽ hơn khu phong tỏa; 1 tiếng đi tuần tra 1 lần, tuyên truyền thông tin bằng loa đến từng ngách kết hợp với xử phạt nghiêm vi phạm để tránh lây lan dịch bệnh trong khu cách ly y tế…
Theo Tiền phong.
Ngày 25/8, ông Nguyễn Bá Tiến, Chủ tịch UBND phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông đã ký Thông báo số 208/TB-UBND về việc tạm thời phong toả khu vực có ca mắc COVID-19.
Theo đó, toà nhà chung cư CT8C (thuộc khu đô thị Dương Nội, phường Yên Nghĩa) bị phong toả từ 11 giờ ngày 25/8/2021 để lấy mẫu xét nghiệm và truy vết các trường hợp có liên quan.
Theo UBND phường Yên Nghĩa, những trường hợp khẩn cấp cư dân cần ra ngoài phải được sự đồng ý của Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 phường Yên Nghĩa.
Theo Báo Tin tức.
Tính từ đợt dịch thứ 4 đến sáng 25/8, tỉnh Bình Dương ghi nhận 77.053 ca mắc COVID-19; 639 bệnh nhân tử vong. Địa phương này dự báo số ca mắc mới trong 2 tuần tới có thể tăng thêm đến 50.000 ca khi đang thực hiện xét nghiệm toàn dân, nhất là khu vực vùng đỏ, nguy cơ cao đang “khóa chặt”. Thống kê trong khoảng 10 ngày trở lại đây, Bình Dương đều ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới lên đến 4 con số, có ngày hơn 4.000 ca.
Cùng với đó, mỗi ngày Bình Dương có số F0 được xuất viện về nhà tương đương số ca mắc, thậm chí có ngày cao gấp đôi. Đơn cử, vào ngày 19/8, Bình Dương ghi nhận 3.255 ca mắc mới nhưng trong ngày có 7.154 bệnh nhân xuất viện.
Ngày 20/8, ghi nhận 4.223 ca mắc và có 4.951 bệnh nhân xuất viện; Ngày 21/8, số ca mắc mới cao nhất từ trước đến nay khi có 4.505 ca nhưng cũng có 1.141 bệnh nhân xuất viện. Các ngày sau đó, số ca mắc từ 2 đến 3.000 ca nhưng số xuất viện cũng đạt 4 con số. Tính đến nay, Bình Dương có hơn 33.000 bệnh nhân xuất viện.
Khi nhìn vào con số, có người hoài nghi, liệu có phải F0 cho ra viện để nhường chỗ cho F0 mới để giảm tải khu điều trị? Về vấn đề này, một chuyên gia y tế thuộc cán bộ của Bộ Y tế đến hỗ trợ Bình Dương khẳng định những F0 được xuất viện đều qua các bước xét nghiệm kỹ với kết quả âm tính. Tuy nhiên, khi F0 trở về nhà trong thời gian nhất định vẫn xem như bệnh nhân và được nhân viên y tế tiếp tục theo dõi.
Theo Tiền phong.
Nhóm 50 bệnh nhân mới trú tại các quận/huyện: Thanh Xuân (23), Đống Đa (10), Hoàng Mai (7), Hai Bà Trưng (3), Đông Anh (2), Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Mê Linh, Nam Từ Liêm, Thanh Trì (1).
Theo Sở Y tế Hà Nội.
Thông tin này được Cục Hậu cần - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 cho biết sáng 25-8. Theo đơn vị này, qua nắm bắt tình hình với Sở Công thương Đà Nẵng, Quân khu 5 được biết hiện nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân đang tăng cao do thời gian cách ly kéo dài.
Đặc biệt, việc tạm thời đóng cửa các lò mổ gia súc tập trung đã khiến nguồn thịt tươi hằng ngày cho người dân thiếu hụt nghiêm trọng. Trước thực tế này, Quân khu 5 đang tổ chức một lò mổ với quy mô 2 tấn thịt/ngày để cung cấp thịt heo tươi sống cung ứng hằng ngày cho người dân TP Đà Nẵng.
Nguồn heo sẽ do Sở Công thương cung cấp và giám sát.
Theo Tuổi trẻ.
Sáng 25/8, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, dự kiến ngành y tế sẽ hoàn tất việc lấy mẫu xét nghiệm cho 2 triệu người vào hôm nay, 25/8. Khu vực đang được ngành y tế tập trung triển khai lấy mẫu là những vùng có nguy cơ lây nhiễm ở mức cao và rất cao (vùng cam và vùng đỏ) do đó, số ca nhiễm bệnh những ngày tới có thể sẽ tiếp tục tăng nhanh.
Dẫn chứng từ bác sĩ Hưng cho thấy, thực tế xét nghiệm trong ngày 23/8 được ngành y tế triển khai cho thấy trong số gần 169.964 mẫu được lấy thì có tới 6231 trường hợp dương tính (chiếm tỉ lệ 3,67%).
"Đây là con số thấp hơn ngưỡng mức lây nhiễm cao của Thế giới (5%) nhưng điều đó cho thấy, số ca nhiễm bệnh trong quần thể cộng đồng tại những vùng nguy cơ cao của TPHCM đang ở mức đáng báo động" - bác sĩ Hưng nói.
Khuya 24/8, dữ liệu được công bố từ Cổng thông tin COVID-19 TPHCM cho thấy, trong ngày toàn thành phố thực hiện được 137.971 mẫu xét nghiệm thì ghi nhận 4.610 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 3.877 trường hợp được phát hiện ngoài cộng đồng (chiếm 84%). Các địa phương đang trở thành điểm nóng của dịch COVID-19 gồm Bình Thạnh, Quận 5, 6, 7, 10, Tân Bình, Phú Nhuận, Tân Phú, huyện Hóc Môn...
“Việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 toàn dân trong thời điểm này vô cùng quan trọng. Thứ nhất, phát hiện ra F0 chúng ta có thể biết được tối thiểu ai đang nhiễm hay không, từ đó chủ động phòng chống dịch bệnh và có các giải pháp tiếp theo. Thứ hai, giảm được tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng” – PGS Thành Đồng nói.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xét nghiệm chỉ có thể “quét” ra được một tỉ lệ mắc bệnh nhất định chứ không thể phát hiện được hết các ca F0. PGS Thành Đồng cho biết: “Sau khi phát hiện F0 đợt cao điểm xét nghiệm, chúng ta vẫn phải tiếp tục theo dõi các quần thể âm tính, bởi vì ngưỡng phát hiện của test nhanh hiện nay không phải là tuyệt đối, do vậy người nhiễm vẫn có thể tồn tại trong dân cư”
Theo Tiền phong.
Sáng 25/8, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam ra lời kêu gọi ủng hộ khẩn cấp công nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Để kịp thời hỗ trợ cho hàng vạn công nhân các tỉnh phía nam đang gặp khó khăn đảm bảo duy trì cuộc sống, động viên công nhân yên tâm “ai ở đâu, ở đó”, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam kêu gọi công chức, viên chức, người lao động cả nước, các doanh nghiệp, mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, ủng hộ khẩn cấp công nhân gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Thời gian ủng hộ từ 25/8 đến 15/10.
Trước mắt, Tổng LĐLĐ Việt Nam kêu gọi đoàn viên là cán bộ, công chức; viên chức và không bị dịch bệnh làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập, ủng hộ một ngày lương. Công nhân, người lao động không bị ảnh hưởng lớn đến thu nhập do Covid-19 ủng hộ tùy khả năng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hảo tâm ủng hộ theo khả năng bằng tiền, khẩu trang, nhu yếu phẩm...
Đối với khẩu trang hoặc nhu yếu phẩm, cá nhân hoặc tổ chức có thể chuyển trực tiếp đến liên đoàn lao động tỉnh, thành phố có công nhân khó khăn. Toàn bộ số tiền ủng hộ sẽ được chuyển đến công nhân có hoàn cảnh khó khăn các tỉnh phía nam trong thời gian sớm nhất.
Với mong muốn mỗi hoàn cảnh khó khăn sẽ được sưởi ấm bởi sự yêu thương của tình đồng chí, nghĩa đồng bào, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái, sẵn sàng ủng hộ để giúp hàng vạn công nhân vượt qua khó khăn trong đại dịch chưa từng có này.
Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước hiện có hơn 36.000 công nhân bị nhiễm SARS-CoV-2, hơn 600.000 công nhân là F1, F2 hoặc đang trong khu vực phong tỏa.
Theo Zingnews.
Thành phố khuyến khích người dân cùng ghi lại các hành vi vi phạm trong phòng, chống dịch và phản ánh đến Tổng đài 1022 cũng như các kênh phản ánh trên tài khoản Zalo “Sở Thông tin và Truyền thông".
Dù mới đi vào hoạt động chính thức được 5 ngày, Tổng đài 1022 đã tiếp nhận hơn 2.000 cuộc gọi, phản ánh của người dân liên quan đến công tác phòng chống, dịch trên địa bàn thành phố.
Tất cả những phản ánh đã được ghi nhận, giải đáp hoặc chuyển đến các cơ quan chức năng xử lý kịp thời, qua đó góp phần hiệu quả cùng thành phố từng bước đẩy lùi dịch
Ngày 24/8, Hà Nội ghi nhận 67 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 33 ca tại cộng đồng, 34 ca khu cách ly. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 2.677 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.352 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.325 ca.
Đáng chú ý, trong hai ngày 23 và 24/8, thành phố phát hiện 21 ca dương tính SARS-CoV-2 trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân). Để ngăn chặn dịch, quận Thanh Xuân đã thành lập khu vực cách ly y tế tạm thời ngõ 328 và từ số nhà 2B đến hết ngõ 330 đường Nguyễn Trãi, từ 14 giờ ngày 23/8 đến 14 giờ ngày 30/8 (7 ngày).
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn nhận định, về mặt tổng thể, hiện nay tình hình dịch bệnh các khu vực ngoại thành của thành phố đã cơ bản được kiểm soát, ổn định. Tuy nhiên, ở các quận khu vực nội thành còn nguy cơ.
“Ví dụ như ổ dịch khu vực phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) là ổ dịch mới, thời gian tương đối lâu, trải qua một số chu kỳ lây nhiễm chứ không phải mới”, ông Tuấn thông tin.
Theo ông Tuấn, từ một ca bệnh “chỉ điểm”, đã phát hiện ra “ổ dịch” này, với 21 ca mắc. “Điều đó chứng tỏ nguy cơ vẫn còn tiềm tàng, vẫn chưa bóc tách được hết các trường hợp F0 ở cộng đồng”, ông Tuấn nói.
“Mấu chốt nhất hiện nay vẫn là việc người dân có triệu chứng, hoặc thậm chí không có triệu chứng nhưng cảm thấy sức khoẻ có vấn đề, nghi vấn liên quan đến COVID-19 phải khai báo ngay để được lấy mẫu xét nghiệm. Nếu có ca mắc mà không phát hiện kịp thời, để thành nhiều chu kỳ lây nhiễm thì rất khó xử lý”, ông Tuấn nói thêm.
Theo Tiền phong.
Theo Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 24/8 đến 6h ngày 25/8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 4 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 2 ca tại cộng đồng và 2 ca tại khu cách ly.
Các ca mắc mới phân bố tại 2 quận, huyện: Sóc Sơn (2 ca), Hai Bà Trưng (2 ca) và đều thuộc chùm ho, sốt thứ phát.
ộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4 đến nay) là 2.681 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.354 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 1.327 ca.
Theo Sở Y tế.
Tối ngày 24/8, thông tin từ ngành y tế Nghệ An cho biết, trong 12 giờ qua (từ 6h00 sáng đến 18h00 tối ngày 24/8), Nghệ An ghi nhận thêm 69 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2. Trong đó có 22 ca trong cộng đồng, 47 ca đã được cách ly tập trung trước đó.
69 ca mắc mới trong chiều nay được ghi nhận ở 10 địa phương là TP. Vinh: 26, Yên Thành: 18, Cửa Lò: 4, Diễn Châu: 9, Hưng Nguyên: 2, Nam Đàn: 1, Quế Phong: 5, Quỳnh Lưu: 1, Tân Kỳ: 1, Đô Lương: 2. Trong đó, có 22 ca trong cộng đồng, được ghi nhận ở 5 địa phương là Cửa Lò: 4, Đô Lương: 2, Hưng Nguyên: 1, Yên Thành: 5, TP Vinh: 10.
Tính từ ngày 13/6 đến nay, Nghệ An đã ghi nhận 1.062 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở 21 địa phương trên địa bàn tỉnh. Số ca điều trị đã khỏi bệnh, ra viện, chuyển tuyến trên là 335 bệnh nhân; 01 ca tử vong. Số ca hiện đang điều trị là 726 bệnh nhân.
Theo VOV.
Theo dữ liệu từ Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM lúc 22h10 ngày 24-8, trong hôm nay, TP xét nghiệm 137.971 mẫu, ghi nhận 4.610 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có đến 3.877 ca cộng đồng.
Như vậy, tỉ lệ F0 trong tổng số mẫu xét nghiệm được lấy chiếm gần 3,3% nhưng tỉ lệ ca cộng đồng chiếm đến 84% so với tổng số ca mắc.
Đáng chú ý, có 2 quận có số F0 mới trong ngày đều là ca qua tầm soát ngoài cộng đồng và trong bệnh viện (chiếm 100%) gồm: quận 1, quận 4. Ở các quận 5, 6, 7, 10, Tân Bình, Phú Nhuận, Tân Phú, huyện Hóc Môn... thì tỉ lệ F0 qua tầm soát ngoài cộng đồng và bệnh viện cũng chiếm gần 100%.
Chẳng hạn, tại quận 1, trong ngày 24-8, quận phát hiện 298 ca dương tính thì tất cả đều là ca tầm soát cộng đồng và trong bệnh viện.
Hôm nay là ngày thứ 2 TP.HCM thực hiện nghiêm quy định về giãn cách xã hội, "ai ở đâu ở yên đó" và triển khai kế hoạch xét nghiệm theo công văn 2817 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP ngày 22-8.
Cụ thể, TP sẽ thực hiện test nhanh mẫu đơn cho toàn bộ người dân TP Thủ Đức và các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, Hóc Môn; các quận huyện khác thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp (10) đại diện hộ gia đình.
Qua số liệu cho thấy, số lượng mẫu xét nghiệm được lấy trong 2 ngày gần đây tăng cao so với những ngày trước. Riêng ngày 24-8, F0 mới trong tổng số mẫu được lấy chiếm tỉ lệ thấp nhưng F0 trong cộng đồng lại tăng vọt, cao nhất từ ngày 16 đến 23-8.
Theo đó, theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), vào những ngày trước ngày 23-8, TP duy trì khoảng dưới 30.000 mẫu (đơn/gộp) mỗi ngày.
Theo Tuổi trẻ.
Phát biểu tại cuộc họp với Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc-xin, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổ trưởng Tổ công tác đã đã báo cáo, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các Bộ, ngành nhanh chóng đưa Tổ công tác đi vào hoạt động với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh với những biện pháp vận động hiệu quả, quyết liệt, đến nay, Việt Nam đã nhận được khoảng 23 triệu liều vắc-xin từ cơ chế COVAX, hỗ trợ của các nước và các hợp đồng đã ký kết; trong tháng 8 và tháng 9 tới, mặc dù thế giới rất khan hiếm vắc-xin Covid-19, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được các nguồn hỗ trợ vắc-xin nhiều hơn dự kiến từ nhiều đối tác.
Bên cạnh vắc-xin Covid-19, nhiều nước, tổ chức quốc tế cũng như kiều bào ta tại nước ngoài đã hỗ trợ trang thiết bị y tế phục vụ kịp thời và thiết thực công tác phòng chống dịch trong nước. Đến nay, chúng ta đã nhận được hơn 6.368.000 bộ xét nghiệm, gần 600.000 khẩu trang các loại, khoảng 600 máy tạo ô-xy, 300 máy nén ô-xy, 100 tấn ô-xy hóa lỏng, 30 máy thở và 77 tủ lạnh bảo quản vắc-xin cùng nhiều thiết bị y tế phục vụ công tác điều trị bệnh nhân và phòng chống dịch.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng thay mặt Tổ công tác kiến nghị các biện pháp thúc đẩy vận động vắc-xin Covid-19, trang thiết bị phòng chống dịch và thuốc điều trị trong thời gian tới.
Theo Người lao động.
Chiều 24/8, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình ký công văn gửi các sở, ngành và địa phương về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 sau ngày 25/8.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh An Giang, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong và ngoài tỉnh còn phức tạp. Một số địa phương phát sinh ca bệnh trong cộng đồng nên UBND tỉnh An Giang quyết định kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tại 7 huyện, thành phố là Long Xuyên, Châu Đốc, Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Chợ Mới và Thoại Sơn.
Một địa phương khác là Cần Thơ cũng quyết định kéo dài thời gian giãn cách xã hội.
Tại Cần Thơ, đợt giãn cách thứ 4 này kéo dài từ 25/8 đến 8/9 tại tất cả các quận, huyện. Trong thời gian này, mỗi gia đình cử một người ra khỏi nơi ở để nhận lương thực, thực phẩm từ 8-17h mỗi ngày và mỗi tuần không quá 2 lần.
Cán bộ, công chức và người lao động chỉ được di chuyển từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại theo 2 khung thời gian 6-8h và 17-19h.
Cùng ngày, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm đề nghị các địa phương, tiếp tục quyết liệt các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch và kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 10 ngày, từ 26/8 đến ngày 4/9.
Các sở, ngành và địa phương tiếp tục quyết liệt các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch, “ai ở đâu ở yên đó”.
Tại Kiên Giang, thời gian kéo dài Chỉ thị 16 kéo dài một tuần, từ 26/8 đến 1/9.
Theo Zingnews.
Ngày 24/8, Tỉnh ủy Bình Dương giao Sở Y tế Bình Dương tổ chức kiểm tra, rà soát lại toàn bộ lực lượng y tế trên địa bàn tỉnh, lên phương án tính toán điều phối lực lượng phù hợp cho các cơ sở cách ly, điều trị.
Bình Dương yêu cầu ngành y tế chuẩn bị trang thiết bị, vật tư y tế bảo đảm thu dung, điều trị kịp thời cho 100.000 ca nhiễm. Đồng thời điều phối F0 theo hướng đơn giản nhất để tiếp nhận các ca nhiễm khi tuyến huyện chuyển lên.
Tính từ đợt dịch thứ 4, toàn tỉnh Bình Dương có 77.053 ca mắc Covid-19. Trong số này có 32.672 ca khỏi bệnh được xuất viện.
Theo Zingnews.