-
Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
-
0:00:45:00 10/01/2022
Thành phố Hồ Chí Minh: Lập danh sách bảo vệ an toàn gần 640.000 người thuộc nhóm nguy cơ
Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết, qua phân tích các trường hợp tử vong do Covid-19 trên địa bàn thành phố trong thời gian qua, phần lớn các trường hợp tử vong tập trung ở nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm chủng, chưa được sử dụng thuốc kháng vi rút trước đó.
Vì vậy, thành phố nhận thấy, cần ngăn ngừa những người thuộc nhóm nguy cơ bị nhiễm Covid-19, phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ nhiễm bệnh này để kịp thời theo dõi, điều trị, từ đó hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.
Ngày 7-12-2021, UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động "Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ" nhằm tập trung nguồn lực bảo vệ sức khỏe cho người trên 65 tuổi và người có bệnh nền, hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong do Covid-19. Sau 1 tháng triển khai, các quận, huyện đã lập danh sách quản lý được 639.972 người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó, phát hiện 25.642 người chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 (4,0%).
Sau khi lập danh sách, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 phường, xã, thị trấn tại thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đối với những người thuộc nhóm nguy cơ theo danh sách trên địa bàn. Mỗi người sẽ được thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên 2 lần, cách nhau 3 ngày (nếu lần 1 âm tính). Khuyến khích thành viên các hộ gia đình làm xét nghiệm nhanh cho người thuộc nhóm nguy cơ. Trường hợp không tự làm xét nghiệm được, giao Trạm y tế, Trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng thực hiện xét nghiệm.
Kết quả, cả 2 đợt xét nghiệm đã phát hiện 5.437 người mắc Covid-19 (đợt 1 xét nghiệm được 597.701 người, đợt 2 xét nghiệm 570.014 người). Trạm y tế, Trạm y tế lưu động đánh giá, phân loại và 4.670 F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà (86,4%) và 4.471 F0 được sử dụng ngay thuốc kháng vi rút; 767 F0 được chuyển đến cơ sở điều trị để được chăm sóc, điều trị (13,6%).
Tất cả danh sách người F0 thuộc nhóm nguy cơ được chuyển đến mạng lưới "Thầy thuốc đồng hành" để thực hiện tư vấn, thăm hỏi sức khỏe định kỳ, bao gồm chăm sóc cả các bệnh nền. Kết quả, trong 1 tháng qua, số ca nhiễm mới, ca tăng nặng, ca tử vong do Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh đều giảm mạnh.
Bên cạnh việc chăm sóc và điều trị người F0 thuộc nhóm nguy cơ, các trung tâm y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức đã khẩn trương thuyết phục và triển khai tiêm vắc xin ngay cho những người thuộc nhóm nguy cơ, đặc biệt là những trường hợp thuộc nhóm nguy cơ gặp khó khăn trong đi lại sẽ được tiêm vắc xin tại nhà.
Tính đến ngày 8-1-2022, có 18.007 người thuộc nhóm nguy cơ (70,2%) chưa tiêm vắc xin đã được thuyết phục và tiêm vắc xin, các quận, huyện đang tăng tốc tiêm vắc xin, cố gắng đến ngày 20-1-2022, sẽ vận động tiêm 100% cho những người thuộc nhóm nguy cơ.
Tiếp nối những thành công đó, ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cho đến hết năm 2022.
Theo đó, đối tượng thuộc nhóm nguy cơ sẽ được mở rộng theo chỉ đạo của Bộ Y tế (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người trên 18 tuổi chưa tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19); mỗi tháng sẽ thực hiện xét nghiệm tầm soát 1 lần cho người thuộc nhóm nguy cơ và đợt 1 năm 2022 sẽ hoàn tất trong tháng 1-2022.
Theo Hà Nội mới
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:00:17:00 10/01/2022
Phó Thủ tướng yêu cầu sửa tiêu chí đánh giá cấp độ dịch bệnh
Chiều 9/1, Văn phòng Chính phủ truyền đạt chỉ đạo nêu trên của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Bộ Y tế cần chỉ đạo việc sử dụng thuốc điều trị (bao gồm thuốc kháng virus) đảm bảo an toàn, hiệu quả; rà soát, chỉ đạo nhập khẩu, sản xuất, sử dụng, phân phối thuốc kháng virus công khai, minh bạch.
Từ đầu tháng 10/2021, sau khi Chính phủ ban hành quy định về thích ứng an toàn Covid-19 và Bộ Y tế có hướng dẫn chuyên môn, các địa phương đã đánh giá cấp độ nguy cơ dịch bệnh dựa trên ba tiêu chí: số ca nhiễm cộng đồng mỗi tuần; độ bao phủ vaccine; năng lực y tế.
Tuy nhiên, hồi cuối tháng 11/2021, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nói với diễn biến dịch bệnh hiện nay, tiêu chí đánh giá số ca nhiễm mới trên 100.000 dân một tuần không còn quá quan trọng. Xu hướng hiện nay là tập trung dựa vào tỷ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong và tình hình đáp ứng thu dung, điều trị của các địa phương để đánh giá tình hình dịch bệnh.
Đề xuất này của ông Sơn được nhiều chuyên gia ủng hộ. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, nhìn nhận "đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam thay đổi tiêu chí đánh giá cấp độ dịch bệnh và chỉ nên cập nhật số ca bệnh nặng, tử vong".
Theo ông Khanh, ngoài việc bao phủ vaccine đạt tỷ lệ cao, Việt Nam đang thực hiện chủ trương thích ứng an toàn với Covid-19. Vì vậy, việc đếm số ca nhiễm mới hằng ngày "không còn có quá nhiều ý nghĩa quan trọng". Ngành y tế và các địa phương nên phân loại bệnh nhân nặng và tử vong theo các nhóm đã tiêm vaccine, chưa tiêm vaccine, có bệnh nền, nhập viện điều trị muộn.
Theo VnExpress
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:23:50:00 09/01/2022
Hà Nội: F0 trong ngày vượt mốc 2.800 ca, 3 giải pháp chính để chống dịch
Tối 9/1, Sở Y tế Hà Nội thông tin trên địa bàn đã phát hiện thêm 2.811 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 617 ca cộng đồng.
Bệnh nhân phân bố tại 405 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa (136); Hai Bà Trưng (123); Bắc Từ Liêm (112); Ba Đình (105); Hà Đông (102)…
Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 70.958 ca.
Tính đến hết ngày 8/1, Hà Nội có 43.695 trường hợp F0 đang được điều trị. Tổng số mũi tiêm toàn thành phố đã thực hiện được từ khi triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 là 13.147.422 mũi tiêm; 211.377 mũi bổ sung và 978.487 mũi vaccine nhắc lại.
Theo Sở Y tế Hà Nội, 3 giải pháp chính để phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay cần được tập trung thực hiện là tăng cường tiêm vaccine; cung cấp thuốc đầy đủ kịp thời cho người bệnh và quản lý chặt chẽ bệnh nhân điều trị tại nhà, hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng.
Theo Dân trí
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:23:30:00 09/01/2022
Số F0 liên tục đứng đầu cả nước, dịch Hà Nội đã đạt đỉnh?
Ngừng quan tâm số ca mắc tăng, tập trung vào F0 nặng, nguy cơ
Hà Nội đã vượt ngưỡng hơn 2.700 ca Covid-19 mới/ngày. Số nhiễm ghi nhận trong ngày tại Thủ đô tiếp tục vượt các tỉnh khu vực phía Nam, đứng đầu cả nước.
Với số ca mắc tăng cao như vậy, TP liệu đã đạt đến đỉnh dịch? Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, khẳng định, dịch đã lan rộng ở cộng đồng. Đây chưa phải là đỉnh dịch bởi số ca mắc TP sẽ tiếp tục tăng.
“Đặc biệt, bên cạnh việc đối phó với chủng Delta, chúng ta đã ghi nhận chủng Omicron - được cho là có tốc độ lây lan rất nhanh. Ngoài ra, sắp tới là dịp cuối năm sẽ diễn ra nhiều cuộc liên hoan, họp hành và người dân chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, với nhu cầu đi lại, giao thương nhiều, số ca mắc không dừng lại ở đó”, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng phân tích.
Theo PGS.TS Hùng, đây là việc khó tránh khỏi. Chúng ta không thể kiểm soát được số ca mắc tăng, kể cả áp dụng biện pháp mạnh. Ví dụ tại TP.HCM, các tỉnh phía Nam từng áp dụng chỉ thị 16 nhưng số ca mắc vẫn tăng do người dẫn vẫn phải đi làm, vẫn sinh hoạt, đi mua sắm… Tuy nhiên đây không phải là vấn đề quá lo ngại bởi F0 đa số là nhẹ, không triệu chứng.
“Chúng ta không nên quan tâm nhiều đến số ca hôm nay bao nhiêu, tăng cao như thế nào, nên tập trung vào số ca nặng, ca tử vong. Chúng ta không khống chế được ca mắc, chỉ khống chế được ca tử vong”, PGS.TS Hùng nhận định.
Theo PGS.TS Hùng, ngành y tế cần phân tích các ca tử vong thuộc đối tượng nào, đã tiêm vắc xin hay chưa và phân tích nguyên nhân tử vong, có phải tử vong do tiếp cận y tế muộn, điều trị muộn hay không từ đó có những biện pháp điều chỉnh nhằm giảm tỷ lệ tử vong.
Tương tự, PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), cũng cho rằng, chúng ta nên tập trung vào số ca nặng, ca có nguy cơ chuyển nặng thay vì việc quan tâm ca nhiễm tăng từng ngày.
“Đặc biệt là việc phát hiện sớm để đưa vào bệnh viện các ca nguy cơ để điều trị, giảm ca chuyển nặng và giảm tỷ lệ tử vong”, PGS.TS Hoàng Bùi Hải nói.
Cũng theo PGS.TS Hải, mỗi ngày, Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 tiếp nhận 20-30 ca F0 nặng. Đến nay bệnh viện đã tiếp nhận 200-300 trường hợp từ nặng đến nguy kịch. Các F0 nặng, nguy kịch đa số chưa tiêm vắc xin, một số tiêm được 1 mũi. Chủ yếu là người cao tuổi 80 - 90 và gần 100 tuổi, có bệnh lý nền.
“Các đồng nghiệp của chúng tôi làm việc ở các bệnh viện điều trị F0 tầng 3 cũng chia sẻ, nhóm nặng chủ yếu các cụ 80 tuổi, nhiều bệnh nền, chưa tiêm vắc xin. Tình trạng rất nặng, chỉ số ít vượt qua được”, PGS.TS Hoàng Bùi Hải thông tin.
Vì vậy, PGS.TS khuyến cáo, người cao tuổi dù có bệnh nền nặng cũng cần được tiêm vắc xin. “Con, cháu đừng ngần ngại, hãy đưa các cụ đi tiêm vắc xin. Ngoài ra, có thể nhờ hỗ trợ của y tế địa phương tiêm cho đối tượng này càng sớm càng tốt”, ông Hải nói.
Tăng số F0 cách ly, điều trị tại nhà
Trở lại câu chuyện số ca mắc tăng, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng cho rằng, Hà Nội đang có những điểm thuận lợi đó là người dân đã được phủ vắc xin, dẫn đến tỷ lệ tử vong thấp (theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế tỷ lệ tử vong/ca mắc của Hà Nội là 0.3%), ngoài ra người dân đã được cách ly, điều trị tại nhà.
“"Trước kia, chính quyền, ngành y tế lo hết ăn ở, chỗ cách ly cho F0, F1. Nếu chuyển sang cách ly, điều trị tại nhà sẽ giảm gánh nặng cho ngành y tế vì các ca chủ yếu nhẹ, không triệu chứng. Đồng thời, người dân nhiễm SARS-CoV-2 được điều trị tại nhà sinh hoạt vẫn không bị đảo lộn, tâm lý thoải mái, sẽ nhanh khỏi hơn”, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội phân tích.
PGS.TS Nguyễn Việt Hùng cũng đề xuất, TP nên tăng số F0 được cách ly, điều trị tại nhà. Theo đó, quy định các ly F0, F1 tại nhà cũng phải mở rộng. Cụ thể, hiện tại F0 điều trị tại nhà phải từ 1-50 tuổi, không có các bệnh nền và đủ điều kiện cách ly nhưng nên mở rộng thêm các đối tượng trên 50 tuổi, không có bệnh nền và đủ các điều kiện cách ly.
Theo PGS.TS Hùng, hiện tại nhờ đời sống cải thiện, nhiều người già sức khỏe tốt, tuổi thọ người dân được nâng cao vì vậy nếu họ đủ thiết bị theo dõi (nhiệt kế, máy đo SpO2, đo huyết áp…), có bác sĩ theo dõi online, tiếp cận được với các kênh y tế nên để họ cách ly tại nhà.
Nhưng ông cũng nhấn mạnh, ngành y tế cần tăng cường khả năng thông tin, hướng dẫn cho người dân tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Đó là hướng dẫn người dân tự xét nghiệm, tự theo dõi sức khỏe (phát hiện dấu hiệu trở nặng), phát thuốc và hướng dẫn sử dụng…
“Dù chủng này hay chủng mới, chúng ta cần phát huy vai trò, trách nhiệm người dân trong chống dịch để giảm gánh nặng cho ngành y tế. Tuy nhiên giao trách nhiệm cho người dân nhưng không bỏ rơi, phải đồng hành cùng họ sát sao, để nắm được ca nguy cơ trở nặng, can thiệp kịp thời”, ông nói.
Đồng quan điểm, PGS.TS Hoàng Bùi Hải, cũng cho rằng Hà Nội có thể tăng số F0 điều trị tại nhà. Hiện Bộ Y tế đã có hướng dẫn điều trị F0 tại nhà nhưng thực tế nhiều nhà không đạt được những quy định đề ra, như nhà cửa không được rộng rãi…
"Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta nên cho họ ở nhà, để người trong nhà có thể chăm sóc, theo dõi sát, phát hiện nguy cơ trở nặng. Nếu đưa đến thu dung là gánh nặng cho ngành y tế, người bệnh không vui, nhân viên quá tải. Chúng ta hoàn toàn có thể cho người bệnh ở nhà tùy theo triệu chứng của người bệnh, thay vì điều kiện chúng ta đặt ra", PGS.TS Hoàng Bùi Hải nói.
PGS.TS Hải cũng cho rằng, nên có nhiều đội y tế lưu động, y tế phường, y tế khu phố để phát hiện chuyển nặng và đưa lên tuyến trên kịp thời.
Ngoài ra, phương tiện vận chuyển F0 cũng phải được chú trọng. “Thời gian gần đây chúng tôi cũng ghi nhận tình trạng người bệnh chờ lâu, phương tiện quá tải, người bệnh sốt ruột. Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ sở y tế vừa vận chuyển F0 đến cơ sở thu dung, vừa vận chuyển ca bệnh nặng dẫn đến quá tải", ông Hải nhận định.
Theo Vietnamnet
Chia sẻ Copy linkĐã copy!
Cập nhật lúc ...