-
Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
-
0:01:30:00 14/11/2021
F0 tăng nhanh "chưa từng có", 3 điểm dịch ở Thừa Thiên Huế "nóng" từng giờ
Chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh vào chiều tối 13/11, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - yêu cầu dồn lực để sớm dập dịch ở các phường, xã Hương Vinh, Phú Hậu, Thuận Lộc là 3 điểm dịch đang "nóng" tại địa bàn.
Theo báo cáo tại cuộc họp, trong ngày 13/11, tại tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận có 75 ca mắc Covid-19, trong đó có 65 ca cộng đồng, nhiều nhất từ trước đến nay. Đáng chú ý, rất nhiều ca ghi nhận ở các phường của TP Huế.
Cụ thể như phường Thuận Lộc có 14 ca; phường Hương Vinh 13 ca, phường Phú Hậu 10 ca, phường Hương Sơ 4 ca…
Tại cuộc họp, ông Phan Thiên Định - Bí thư Thành ủy Huế - nhấn mạnh cần phải tầm soát diện rộng để sớm phát hiện các ổ dịch tiềm ẩn (nếu có).
Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 của TP Huế thường xuyên chỉ đạo các vấn đề phát sinh liên tục, đưa ra các giải pháp trong phòng chống dịch Covid-19. TP Huế dồn lực để phòng chống dịch, "cắt đứt" nguồn lây. Đồng thời, tiếp tục rà soát các hộ khó khăn để có sự hỗ trợ kịp thời.
Ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND TP Huế - cho biết thêm, hiện thành phố đã và đang quyết liệt các khâu trong công tác phòng chống dịch Covid-19, hạn chế sự lây lan, nỗ lực giải quyết các khó khăn hiện có.
Để phòng dịch hiệu quả, TP Huế đã khẩn trương truy vết nhanh, xét nghiệm diện rộng và kiểm soát chặt các hộ dân thực hiện cách ly giám sát tại nhà, đồng thời đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng dịch Covid-19.
Tuy nhiên, hiện tồn tại một số khó khăn như: một số phường hiện chưa triển khai tiêm được cho đối tượng từ 18-59 tuổi trên địa bàn do liên quan đến chùm ca bệnh như Hương Phong, An Tây, Vỹ Dạ.
Ngoài ra, do địa bàn rộng, lực lượng cán bộ y tế tại cơ sở "mỏng", ngoài công tác phòng chống dịch còn tham gia công tác tiêm chủng, công tác khám chữa bệnh.
Theo Dân trí
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:01:15:00 14/11/2021
Hà Nội tìm người đến hàng loạt địa điểm cửa hàng, cafe, quán ăn... liên quan ca F0
Quận Ba Đình vừa phát đi thông báo khẩn tìm người đến nhiều địa điểm có liên quan đến F0 mới ghi nhận, như quán cà phê, quán miến, cửa hàng quần áo tại Trung tâm thương mại...
- Từ ngày 1/11 đến 3/11, tại tầng một nhà D - Viện Đo lường Việt Nam, số 8 Hoàng Quốc Việt (8h - 17h30).
- Từ ngày 6/11 đến ngày 8/11 tại cửa hàng Head Honda Hồng Hạnh 1, 252 phố Huế, phường Phố Huế.
- Sáng ngày 6/11, tại cửa hàng 19 Trúc Khê.
- 18h - 19h tối 8/11 tại quán cháo sườn sụn, 142 Đội Cấn.
- Trưa 8/11 tại quán Kệ, 271 Kim Mã.
- Ngày 9/11, tại các điểm:
+ Khoảng 13h - 14h tại Nasco Express, 65 Quán Sứ.
+ 14h30 - 17h tại quán Dreams Beans Coffee, 79 Lý Nam Đế.
+ 17h - 18h tại quán Miến Lươn Hoa ( khoảng 116 hoặc 118 Đội Cấn).
+ 19h - 20h tại cửa hàng Lacoste số 1 Bà Triệu.
+ 2h30 - 21h tại cửa hàng Zara tại VinCom Bà Triệu.
Ngày 10/11, 8h - 11h tại Mandarin Garden, số 5 Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa, Cầu Giấy.
Xem chi tiết tại đây
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:01:00:00 14/11/2021
Hai ổ dịch Mê Linh và Ninh Hiệp lên tới gần 500 ca mắc
Trong ngày 13/11, thành phố ghi nhận 146 ca mắc mới thuộc 15 ổ dịch.
Cụ thể, toàn thành phố ghi nhận 146 ca Covid-19, trong đó có 27 ca cộng đồng, phân bổ tại 20 quận, huyện. Nam Từ Liêm là quận ghi nhận nhiều ca mắc mới nhất với 36 ca, riêng ổ dịch Phú Đô đã ghi nhận tới 34 ca mắc mới.
Các ổ dịch khác như chợ Ninh Hiệp (H.Gia Lâm), Trần Duy Hưng (Q.Cầu Giấy), thôn Bạch Trữ (xã Tiến Thắng, H.Mê Linh)... tiếp tục ghi nhận nhiều ca nhiễm.
Đáng chú ý, hai ổ dịch nóng nhất tại Hà Nội là thôn Bạch Trữ và Ninh Hiệp đã ghi nhận hơn 200 ca nhiễm. Cụ thể, ổ dịch tại chợ Ninh Hiệp đến nay đã ghi nhận 226 ca dương tính, ổ dịch tại thôn Bạch Trữ đã có 233 ca, ổ dịch tại huyện Quốc Oai có 163 ca, ổ dịch tại kho hàng Shopee - Khu công nghiệp Đài Tư có 92 ca...
Ngoài ra, thành phố đã ghi nhận 129 ca dương tính là người trở về từ các địa phương có dịch và 102 ca thứ phát liên quan đến các trường hợp này.
Theo Thanh Niên
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:00:30:00 14/11/2021
Sở Y tế TP.HCM kiến nghị: Sớm mở lại các khu cách ly quận, huyện và bệnh viện dã chiến
Trước số ca F0 cách ly tại nhà tại TP.HCM đang có chiều hướng tăng, Sở Y tế kiến nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP sớm triển khai lại các khu cách ly quận, huyện và có thêm bệnh viện dã chiến để sẵn sàng thu dung, điều trị F0.
Đây là kiến nghị của giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng tại cuộc họp giao ban trực tuyến với các quận, huyện và TP Thủ Đức về tình hình dịch COVID-19 diễn ra trên địa bàn vào ngày 13-11.
Tại cuộc họp, ông Thượng cho biết trong 7 ngày vừa qua, một số địa phương trên địa bàn TP.HCM có số F0 tăng cao gồm: TP Thủ Đức; các huyện Hóc Môn, Bình Chánh; các quận Bình Tân, 12 và Gò Vấp. Ghi nhận trong 3 ngày gần đây, huyện Bình Chánh và Hóc Môn là 2 nơi có nhiều trường hợp dương tính COVID-19 nhất.
“Phân tích biểu đồ diễn tiến ca bệnh COVID-19 tại các quận, huyện, có thể thấy, số F0 tại Bình Chánh có chiều hướng tăng và đang đi ngang trong thời gian gần đây.
Hóc Môn có giai đoạn đạt đỉnh cao và hiện tại có tín hiệu đi xuống. Riêng Bình Tân và Gò Vấp vẫn đang ở mức cao và nằm ngang. Các địa phương có số ca không cao nhưng có xu hướng tăng bao gồm quận 10 và huyện Nhà Bè” - ông Thượng phân tích thêm.
Về tình hình thu dung, điều trị, ông Thượng cho hay tính từ ngày 1-10 đến 12-11, số F0 cách ly tại nhà có xu hướng tăng, các ca chuyển nặng cần nhập viện có xu hướng giảm và ở mức thấp. Ngoài ra, số trường hợp thở máy xâm lấn duy trì ở mức ổn định, các ca thở máy không xâm lấn và thở oxy có xu hướng giảm nhẹ.
“Số ca cách ly tại nhà đang có chiều hướng tăng trong khi trường hợp tại cơ sở cách ly tại quận, huyện giảm dần vì TP đang thu hẹp các cơ sở này. Do đó, Sở Y tế kiến nghị Ban chỉ đạo sớm triển khai lại các khu cách ly quận, huyện và có thêm bệnh viện dã chiến để sẵn sàng thu dung, điều trị F0” - ông Thượng đề xuất.
Về tình hình tử vong do COVID-19, theo lãnh đạo Sở Y tế, số ca tử vong tại TP.HCM dao động trong khoảng 40 ca/ngày. Trong đó, trường hợp tử vong trên 65 tuổi chiếm 52%, tử vong do COVID-19 kèm bệnh nền chiếm 85%.
TP Thủ Đức, quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh, quận Tân Bình, quận 12 là các địa phương có số ca tử vong cao nhất trong 3 ngày qua (từ ngày 10 đến 12-11).
Theo Tuổi trẻ
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:00:00:00 14/11/2021
9 F1 ở Hà Nội được cách ly tại nhà
Ông Nguyễn Đắc Long, Chủ tịch UBND phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, tối 13/11 cho biết 9 F1, là người già có bệnh nền, trẻ em, thuộc hai gia đình, tiếp xúc với một F0 ngày 6/11 và một F0 khác vào ngày 8/11. Họ được cách ly ngay sau khi xác định F0, theo Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid-19, Bộ Y tế ban hành vào tháng 7.
"Quy định chung của Bộ Y tế là trường hợp người già bệnh nền, trẻ em, gia đình có đủ điều kiện phòng ốc... thì sẽ cách ly y tế tại nhà. Vì vậy, chúng tôi cách ly 9 F1 này theo đúng quy định", ông Long giải thích và nói rõ rằng "đây không phải là trường hợp thí điểm cách ly tại nhà của Sở Y tế Hà Nội". Tuy nhiên, 9 F1 là những người đầu tiên tại Hà Nội được áp dụng hình thức cách ly này.
Hiện, Hà Nội chưa có kế hoạch cách ly F0, F1 tại nhà. Trả lời VnExpress vài ngày trước, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội và đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết thành phố có đủ nguồn lực để cách ly, điều trị tập trung F1 và F0. Chỉ khi nào số lượng F0, F1 tăng vượt quá khả năng, thành phố mới tính đến phương án cách ly người không triệu chứng tại nhà.
Nhiều chuyên gia đề nghị thành phố nên tính tới phương án này sớm. Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế, cho rằng Hà Nội không nên kiên trì cách ly tập trung, rút kinh nghiệm các tỉnh có dịch bùng phát mạnh thời gian vừa qua.
Nguyên nhân là thành phố liên tiếp xuất hiện các ổ dịch mới, số ca nhiễm gia tăng trong một tuần trở lại đây khi thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. F1 tăng nhiều khi số F0 cao, dẫn tới cơ sở cách ly tập trung hết chỗ. Thêm vào đó, duy trì cách ly tập trung sẽ khiến các cơ sở bị quá tải, có nguy cơ lây nhiễm chéo.
"Cách ly F1 tại nhà giúp người bị cách ly đỡ tốn kém, người cách ly không bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý", ông Phu nói. Nhiều nhà dân Hà Nội đủ điều kiện, đủ cơ sở vật chất để cách ly ở nhà. Hệ thống y tế cơ sở và chính quyền từ thôn, xóm, tổ dân phố đủ năng lực, có thể giám sát, theo dõi người cách ly.
Hiện, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, đang ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, màu vàng). Cả thành phố chỉ có phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao, màu đỏ - cấp độ dịch cao nhất). Lần gần đây nhất chỉ có tổ dân phố Ngô Sài, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, được đánh giá cấp 4.
Theo VnExpress
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:23:30:00 13/11/2021
Ổ dịch Phú Đô nâng cấp độ dịch lên "màu đỏ"
TP. Hà Nội đã cập nhật kết quả đánh giá cấp độ dịch mới.
Theo đó, toàn thành phố vẫn đang đánh giá dịch COVID-19 ở cấp độ 2 - nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng. Tại cấp quận/huyện, có 30 quận, huyện, thị xã đánh giá ở cấp độ 2. Về cấp xã có 4 xã, phường ở cấp độ 3.
Duy nhất phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, ở cấp độ 4 - nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ. Trong 24 giờ qua, Phú Đô cũng ghi nhận thêm 32 ca mắc COVID-19 mới.
Theo VOV
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:23:00:00 13/11/2021
148 ca mắc cộng đồng trong 1 ngày, F0 tiếp tục tăng ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Trong 24 giờ qua (tính từ 18 giờ ngày 12/11 đến 18 giờ ngày 13/11) tỉnh Bà Ria-Vũng Tàu ghi nhận 223 ca mắc Covid-19 mới (đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân), trong đó có 148 ca mắc ngoài cộng đồng.
148 ca mắc ngoài cộng đồng trong 24 giờ qua tại Bà Rịa – Vũng Tàu hầu hết liên quan đến người về từ Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, cảng cá…và qua xét nghiệm tại cộng đồng dân cư.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch, bệnh COVID-19 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhận định, số ca mắc mới ghi nhận ngoài cộng đồng có chiều hướng tăng cao đã phản ánh thực tế dịch bệnh trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp và đang xâm nhập sâu trong dân cư.
Nguyên nhân chính từ sự chủ quan của một số bộ phận người dân, doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ, triệt để công tác phòng chống dịch. Công tác tuyên tuyền, vận động người dân về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch có địa phương thực hiện chưa tốt, chưa đầy đủ, nhất là việc khai báo y tế khi về tỉnh. Nhiều nơi chưa xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, dẫn đến tình trạng một số người vào tỉnh chưa thực hiện khai báo y tế và cách ly đúng quy định, để lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Theo VOV
Chia sẻ Copy linkĐã copy!
Cập nhật lúc ...