-
Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
-
0:13:06:00 16/09/2021
Sẽ dừng triển khai 3 vùng, chỉ phong toả hẹp nhất để nới lỏng giãn cách ở Hà Nội
Chiều 16-9, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đã chủ trì phiên giao ban công tác phòng chống dịch Covid-19 với các quận huyện, xã, phường, các sở ngành.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền nêu việc Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp bàn rất cụ thể để chỉ đạo rõ việc trong giai đoạn hiện nay và sau 21-9, TP cần có biện pháp, giải pháp gì để tiếp tục khống chế dịch bệnh tốt, nới lỏng từng bước...
"Hà Nội đã giãn cách lần thứ tư. Doanh nghiệp và người dân đều mong muốn dịch bệnh sớm được kiểm soát để phục hồi sản xuất, kinh doanh. TP cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như thu ngân sách…
Từ đó, lãnh đạo TP đã có chủ trương sẽ kiện toàn lại Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19, các tiểu ban để giảm đầu mối. Đặc biệt, sẽ có tiểu ban mới về việc phục hồi sản xuất, kinh doanh và tiểu ban này sẽ nhanh chóng có kế hoạch cụ thể nhất" - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.
Ngày 15-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo nới lỏng ở 19 địa bàn trong trạng thái bình thường mới. Tiếp thu các phản ánh từ cơ sở, TP sẽ có hướng dẫn chi tiết hơn nữa để thực hiện việc này.
"Thường trực Thành ủy có chỉ đạo điều chỉnh các biện pháp theo hướng sẽ không triển khai 3 vùng như hiện nay. Việc phong tỏa phải bám sát chỉ đạo của Thủ tướng, hướng dẫn của Bộ Y tế.
TP sẽ không phong tỏa quy mô lớn, chỉ thực hiện quy mô hẹp nhất ở các điểm phong tỏa để kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng vẫn tạo điều kiện tối đa đảm bảo hoạt động phục hồi kinh doanh, đời sống nhân dân.
Hôm nay 16-9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã giao Ban cán sự Đảng UBND TP rà soát, có phương án cụ thể báo cáo vào thứ Hai tuần tới (20-9) để có phương pháp, giải pháp cụ thể để triển khai hiệu quả nhất sau ngày 21-9. Theo nguyên tắc phòng chống dịch đặt lên hàng đầu, từ đó tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh..." - ông Nguyễn Mạnh Quyền cho biết.
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:12:02:00 16/09/2021
Công an Hà Nội đề nghị duy trì việc cấp giấy đi đường
Chiều 16/9, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì buổi làm việc trực tuyến của Sở chỉ huy Phòng, chống dịch Covid-19 TP.
Báo cáo tại đây, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết TP đã tập trung xét nghiệm thần tốc, kịp thời phát hiện F0. Ca mắc mới chủ yếu ở khu cách ly, số lượng ca mắc trong cộng đồng ít; công tác truy vết được tổ chức kỹ không để sót, lọt các trường hợp liên quan.
Đề xuất duy trì việc cấp giấy đi đường
Sở Y tế Hà Nội đề nghị các địa phương “vùng xanh” kiểm soát chặt hoạt động của các nhà hàng, quán ăn, cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch.
Đại diện Công an thành phố Hà Nội cho biết trong ngày 16/9, lực lượng đã xử lý 168 vi phạm phòng, chống dịch. Công an duy trì 12 tổ cơ động để rà soát, kiểm tra.
Đại diện Công an Hà Nội đề nghị TP cho phép tiếp tục triển khai cấp giấy đi đường và duy trì các chốt kiểm soát dịch trên địa bàn. Bên cạnh đó, UBND Hà Nội cần sớm hướng dẫn, xác định rõ từng vùng để lực lượng có cơ chế kiểm soát di chuyển.
Theo Zingnews.
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:11:59:00 16/09/2021
Ngày 16/9, Việt Nam ghi nhận 10.489 ca mắc COVID-19
Tối 16/9, Bộ Y tế cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.489 ca nhiễm mới với 7 người nhập cảnh và 10.482 trường hợp trong nước (6.537 ca cộng đồng). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 11.347 ca/ngày.
Cụ thể: TPHCM (5.735 ca), Bình Dương (2.998 ca), Đồng Nai (567 ca), Long An (281 ca), Kiên Giang (198 ca), An Giang (126 ca)...
Bộ Y tế thông tin, trong ngày có 10.901 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 423.551 ca.
Cũng trong ngày, Bộ Y tế thông tin, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Khám chữa bệnh ghi nhận 239 ca tử vong tại 12 tỉnh, thành phố.
Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (160), Bình Dương (46), Long An (10), Tiền Giang (6), Nghệ An (3), Tây Ninh (2), Bến Tre (2), Thanh Hóa (1), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1), Cà Mau (1), Hà Nội (1). Đồng thời bổ sung 05 ca tử vong tại Tiền Giang (3), Kiên Giang (2) những ngày trước đó. Như vậy, tính trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 256 ca/ngày.
Đến nay tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 16.425 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Theo Bộ Y tế.
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:11:58:00 16/09/2021
Hà Nội thêm 3 ca dương tính SARS-CoV-2
Sở Y tế Hà Nội thông báo, chiều 16/9, thành phố ghi nhận thêm 3 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 1 ca tại khu cách ly, 2 ca tại khu vực phong tỏa.
Cả 3 trường hợp ghi nhận trong chiều 16/9 đều có địa chỉ tại quận Thanh Xuân; là F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt.
N.M.H, nam, sinh năm 1959, địa chỉ tại Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân; sống trong khu vực phong tỏa có nhiều ca dương tính, được chuyển cách ly tập trung tại Chương Mỹ, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
N.T.H, nữ, sinh năm 2010, địa chỉ tại Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân; là F1 (con) của bệnh nhân N.T.H. Ngày 3/9 được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung sau khi mẹ có xét nghiệm dương tính.
N.M.H, nữ, sinh năm 1988, địa chỉ tại Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân; là F1 (con) của bệnh nhân N.T.T. Ngày 3/9 được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung sau khi mẹ có xét nghiệm dương tính.
Như vậy tính từ 18h ngày 15/9 đến 18h ngày 16/9, thành phố Hà Nội ghi nhận 16 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 13 ca tại khu vực cách ly, 3 ca tại khu vực phong tỏa.
Cộng dồn số mắc COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 3.872 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.596 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.276 ca.
Theo Sở Y tế Hà Nội.
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:09:28:00 16/09/2021
Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại TP.HCM tiếp tục giảm
Chiều 16/9, TP.HCM tiếp tục tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch Covid-19 trong 24 giờ qua. Đây là ngày đầu tiên TP.HCM nới lỏng một số hoạt động sau gần một tháng tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội.
Ngày 15/9, TP.HCM có 2.507 bệnh nhân xuất viện và 160 trường hợp tử vong.
TP.HCM hiện có 315.623 trường hợp mắc Covid-19 (tính tới 15/9). TP đang điều trị cho hơn 41.000 bệnh nhân, trong đó 2.967 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.544 bệnh nhân nặng đang thở máy và 22 bệnh nhân phải can thiệp ECMO.
Từ 18h ngày 14/9 đến 18h 15/9, TP.HCM đã lấy 296.966 mẫu, trong đó có 5.925 mẫu đơn và 7.355 mẫu gộp, số mẫu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên là 237.050 mẫu.
Tính đến 15/9, TP.HCM đã tiêm hơn 8,45 triệu mũi vaccine, trong đó hơn 6,6 triệu mũi 1 và gần 1,8 triệu mũi 2. Hơn 969.000 người trên 65 tuổi, có bệnh lý nền đã được tiêm vaccine.
Theo Zingnews.
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:06:26:00 16/09/2021
Hà Nội thêm 12 ca dương tính SARS-CoV-2
Trưa 16/9, Sở Y tế Hà Nội thông báo, thành phố ghi nhận 12 ca dương tính SARS-CoV-2, đều đã được cách ly, phong toả từ trước. Trong số này có 7 trường hợp tại phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội).
Cả 12 trường hợp này đều là F1 của các ca ho, sốt cộng đồng; quận Thanh Xuân có 7 ca, còn lại các đơn vị gồm Thường Tín, Thanh Trì, Hà Đông, Ba Đình, Hoàn Kiếm mỗi nơi có 1 ca.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.869 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.596 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.273 ca.
Theo Sở Y tế Hà Nội.
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:03:37:00 16/09/2021
Hà Nội: 19 quận, huyện 'bình thường mới' không kiểm soát giấy đi đường
Như đã thông tin, Hà Nội vừa có quyết định những địa bàn không phát sinh ca mắc COVID-19 ở cộng đồng kể từ ngày 6/9 được phép mở lại một số hoạt động kinh doanh, trong đó có việc hàng quán ăn được bán mang về.
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 6/9 đến nay, có 19 quận, huyện không ghi nhận ca mắc COVID-19 ở cộng đồng, gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hoà, Tây Hồ.
Sáng 16/9, trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn thông tin, sau khi thành phố quyết định nới lỏng một số hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn, việc kiểm tra, kiểm soát giấy đi đường sẽ được điều chỉnh theo hướng thuận tiện hơn cho người dân.
Ông Sơn cho biết người dân khi di chuyển trong các khu vực vùng xanh gồm 19 quận, huyện, thị xã trong trạng thái bình thường mới theo đánh giá của Sở Y tế sẽ không phải xuất trình giấy đi đường.
Tuy nhiên, ở vùng đỏ, người dân vẫn phải tuân thủ nghiêm quy định giãn cách theo Chỉ thị 16, chỉ ra đường khi thật cần thiết và phải kiểm soát chặt, phải có giấy đi đường.
Theo Tiền phong.
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:01:30:00 16/09/2021
Sáng 16/9, Hà Nội chỉ ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 mới
Sáng 16/9, Sở Y tế Hà Nội thông báo, từ 18h ngày 15/9 đến 06h ngày 16/9 ghi nhận 01 bệnh nhân Covid-19 tại khu cách ly quận Hoàng Mai.
Ca bệnh thuộc chùm F1 của sàng lọc ho sốt (1).
1) V.X.Đ, Nam, Sinh năm 2003
Địa chỉ: 11/553 Nguyễn Khoái, Thanh Trì, Hoàng Mai
Dịch tễ: BN là F1 của BN T.Đ.T được chuyển cách ly tập trung từ ngày 7/9. Ngày 15/9 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.857 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.596 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.261 ca.
Theo Sở Y tế Hà Nội.
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:00:58:00 16/09/2021
Phó chủ tịch Hà Nội: Thành phố cơ bản đã kiểm soát được dịch COVID-19
Chiều 15/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng chống dịch trên địa bàn. Một trong những nội dung được lãnh đạo Bộ Y tế quan tâm là công tác xét nghiệm và tiêm chủng vắc xin COVID-19.
Báo cáo của TP Hà Nội cho biết trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến 6h00 ngày 14/9), Hà Nội ghi nhận tổng số 4.080 ca mắc, trong đó, 1.595 ca ngoài cộng đồng; 2.225 ca mắc trong khu cách ly, khu phong tỏa; 213 ca mắc trong bệnh viện; 47 ca nhập cảnh.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết Hà Nội vẫn duy trì việc cách ly F1 tập trung. Ông Dũng cho biết thêm Thành phố luôn chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch xây dựng các khu cách ly tập trung ở mức độ cao, có thể đáp ứng điều kiện cách ly cho 120.000 người, với phương án bảo đảm về nhân lực và nguồn lực cho các khu cách ly. Hiện nay, thành phố đã kích hoạt các cơ sở cách ly tập trung cho tối đa 70.000 người.
Về điều trị, Hà Nội đã xây dựng phương án 40.000 giường bệnh điều trị người bệnh COVID-19, trong đó tỷ lệ tầng 1 là 32.000 giường (đạt 80%), tầng 2 và tầng 3 là 8.000 giường (chiếm 20%). Thành phố đã có phương án về nhân lực, trang thiết bị, cơ số thuốc cho các cơ sở điều trị hoạt động hiệu quả.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thông tin: “Qua việc triển khai công tác tiêm chủng, xét nghiệm, kiểm soát dịch bệnh thời gian qua, thành phố có thể tự tin khẳng định cơ bản đã kiểm soát được dịch.
Các ca bệnh mới ghi nhận trong những ngày gần đây chủ yếu khu cách ly, khu phong toả. Hà Nội nóng như vậy, nguy cơ cao như vậy mà giữ được như hiện tại là sự cố gắng rất lớn, trong đó có sự hỗ trợ từ Bộ Y tế”.
Do đặc điểm của biến thể Delta nên nguy cơ lây nhiễm và bùng phát của dịch luôn hiện hữu, vì vậy, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị Hà Nội phải xác định nhiệm vụ phòng chống dịch là chính, cơ bản và lâu dài. Khi đã khoanh vùng phong toả thì thần tốc xét nghiệm nhanh, để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng nhanh chóng và từ đó thu hẹp dần vùng phong toả, giãn cách.
Theo Tiền phong.
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:16:36:00 15/09/2021
Dỡ bỏ cách ly y tế 'ổ dịch' lớn nhất quận Ba Đình
Ngày 15/9, UBND phường Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội) thông báo dỡ bỏ phong tỏa cách ly y tế khu vực ngõ 68 phố Đội Cấn - ổ dịch lớn nhất quận Ba Đình trong đợt dịch COVID-19 lần thứ tư.
Từ 17 giờ ngày 15/9, UBND phường Đội Cấn đã tiến hành dỡ bỏ phong tỏa đối với khu vực ngõ 68 phố Đội Cấn. UBND phường Đội Cấn đề nghị các hộ gia đình tại ngõ 68 tiếp tục nghiêm túc thực hiện tốt thông điệp "5K" và bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. UBND phường yêu cầu các trường hợp F0 đã hoàn thành cách ly y tế tập trung phải chấp hành quyết định cách ly y tế tại nhà theo quy định. Trường hợp nào vi phạm sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Trước đó, vào ngày 29/8, UBND phường Đội Cấn đã ban hành văn bản tiếp tục cách ly y tế đối với các hộ gia đình tại ngõ 68 phố Đội Cấn, nơi có 121 hộ dân với 453 nhân khẩu. Tại khu vực này, từ giữa tháng 8 liên tục phát hiện 33 ca nhiễm SARS-CoV-2.
Quyết tâm bóc tách nguồn bệnh ra khỏi cộng đồng, UBND phường Đội Cấn đã triển khai xét nghiệm hơn 1.000 mẫu cho các hộ dân tại ngõ 68, khu vực xung quanh và các hộ dân, hộ kinh doanh tại chợ Ngọc Hà. Toàn bộ các mẫu xét nghiệm đều cho kết quả âm tính.
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:16:34:00 15/09/2021
Bộ Y tế: “Hà Nội cần xây dựng lộ trình gỡ bỏ phong tỏa từng khu vực”
Chiều 15/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã làm việc với UBND TP. Hà Nội về công tác phòng, chống dịch, trong đó, tập trung vào công tác xét nghiệm và tiêm chủng vaccine COVID-19.
Nhấn mạnh tại buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên lưu ý, do đặc điểm của biến thể Delta nên nguy cơ lây nhiễm và bùng phát của dịch luôn hiện hữu. Ông Tuyên đề nghị Hà Nội phải xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch là lâu dài. Khi đã khoanh vùng phong toả thì thần tốc xét nghiệm nhanh, để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng nhanh chóng và từ đó thu hẹp dần vùng phong toả, giãn cách.
“Về điều trị, Hà Nội phải thực hiện nghiêm phân tầng theo đúng quy định của Bộ Y tế. Nếu làm tốt phân tầng và điều trị hiệu quả ở tầng 1 và tầng 2 thì tránh được gánh nặng cho tầng 3, đồng thời giảm nguy cơ cho người bệnh”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Theo ông Tuyên, sau đợt tổng xét nghệm lần này, Hà Nội cần đánh giá mức độ nguy cơ các vùng trên cơ sở Quyết định 2686/QĐ-BYT, để từ đó có kế hoạch xét nghiệm tiếp theo phù hợp với từng khu vực, từng mức độ nguy cơ. Hà Nội cũng cần xây dựng lộ trình cụ thể để gỡ bỏ phong tỏa từng khu vực.
Với công tác tiêm chủng vaccine, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Hà Nội tiêm nhanh nhưng phải đảm bảo an toàn, lưu ý cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Theo VOV.
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:16:31:00 15/09/2021
TP.HCM: Được xuống công viên chung cư tập thể dục nếu lãnh đạo quận chấp thuận
Đó là một trong những nội dung quan trọng trong văn bản 3072 do UBND TP.HCM ban hành chiều tối 15-9 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch trên toàn địa bàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị 16.
Theo nội dung văn bản, đối với các công viên tại các khu chung cư, khu nhà ở thuộc "vùng xanh nếu đảm bảo an toàn, chủ tịch UBND các quận, huyện có thể cho phép hoạt động lại để người dân tập thể dục trên cơ sở đảm bảo an toàn và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch.
Thông tin với báo chí tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM diễn ra tối 15-9, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình lưu ý chỉ xem xét cho hoạt động lại đối với các công viên thuộc các khu chung cư, khu nhà ở. Các công viên lớn như Tao Đàn, công viên 23-9, công viên Hồ Bán Nguyệt chưa được hoạt động.
UBND TP cũng bổ sung một số hoạt động trên địa bàn TP. Trong đó, shipper được phép hoạt động liên quận, huyện và TP Thủ Đức từ 6h đến 21h hằng ngày. Thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 3 người, tần suất 2 ngày/1 lần; ngân sách TP chi trả chi phí xét nghiệm cho lực lượng này đến hết ngày 30-9.
Các địa bàn đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh gồm quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ; các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn các quận, huyện này và Khu công nghệ cao được thực hiện thí điểm cho phép người dân đi chợ 1 lần/1 tuần, bổ sung các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được hoạt động.
Theo Tuổi trẻ.
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:16:29:00 15/09/2021
TP.HCM thí điểm thẻ xanh Covid-19 như thế nào?
Thí điểm thẻ xanh Covid-19 tại quận 7, huyện Củ Chi và Cần Giờ là vấn đề được Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Lâm Đình Thắng thông tin chi tiết tại họp báo tối 15/9.
Ông Lâm Đình Thắng khẳng định thẻ xanh Covid-19 không được triển khai trên toàn bộ 3 địa phương trên mà sẽ thực hiện có lộ trình ở từng nhóm, đơn vị cụ thể sau khi thống nhất với lãnh đạo đơn vị liên quan.
Ví dụ tại quận 7, thành phố chỉ thí điểm thẻ xanh Covid-19 cho 150 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thiết yếu. Với Củ Chi, Cần Giờ, thành phố sẽ thí điểm quản lý đối với các cơ sở cung cấp thực phẩm, sản xuất nông nghiệp, du lịch địa phương.
Các đơn vị không thực hiện thí điểm vẫn áp dụng các phương thức di chuyển hiện nay theo quy định của UBND TP. Sau ngày 30/9, Sở TT&TT sẽ phối hợp với các sở ngành, địa phương để tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành các giải pháp.
Về ứng dụng khai báo y tế điện tử của TP.HCM mà Sở TT&TT đang phát triển, ông Thắng cho hay đây không phải ứng dụng mới (đã được triển khai từ tháng 1).
Để đảm bảo nhu cầu công tác phòng chống dịch của thành phố giai đoạn sau ngày 15/9, sau khi tổng rà soát các giải pháp công nghệ, TP.HCM đã thống nhất sử dụng ứng dụng "Y tế HCM".
Đây sẽ là ứng dụng thống nhất giúp người dân quản lý thông tin cá nhân thuận tiện nhất. Ứng dụng này gom lại nhiều ứng dụng hiện nay, giúp người dân giảm giấy tờ, còn thành phố có thể làm chủ dữ liệu.
Theo Zingnews.
Chia sẻ Copy linkĐã copy! -
0:16:21:00 15/09/2021
Tất cả người khó khăn ở TP.HCM được hỗ trợ 1 triệu đồng sau 15/9
Ngày 15/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (Sở LĐTBXH) TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP.HCM về phương án hỗ trợ người có hoàn cảnh thật sự khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn sau ngày 15/9.
Sở đề xuất UBND TP HCM chấp thuận chủ trương về gói hỗ trợ đợt 3 dành cho 4 nhóm:
- Thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sinh sống (có mặt) trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
- Người có hoàn cảnh thật sự khó khăn do mất việc làm, không có thu nhập, bị giãn cách kéo dài để phòng, chống Covid-19 (không phân biệt thường trú, tạm trú, lưu trú).
- Người phụ thuộc trong hộ có hoàn cảnh thật sự khó khăn (như cha/mẹ, con và trẻ em) đang sinh sống và có mặt tại xã, phường, thị trấn.
- Người lưu trú có hoàn cảnh thật sự khó khăn đang có mặt tại phường, xã, thị trấn do giãn cách xã hội.
Theo thống kê của UBND các địa phương, dự kiến có hơn 7,5 triệu người thuộc diện nhận hỗ trợ. Tổng tiền hỗ trợ hơn 7.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố. Mức hỗ trợ mỗi người là 1 triệu đồng/lần.
Người dân có thể nhận hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo yêu cầu.
Việc chi hỗ trợ được thực hiện theo nguyên tắc không trùng lắp, không bỏ sót, không trục lợi, không để lợi dụng việc kê khai người không sinh sống thực tế tại địa phương vào danh sách để được hưởng hỗ trợ.
Theo Zingnews.
Chia sẻ Copy linkĐã copy!
Cập nhật lúc ...