Cập nhật lúc ...

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/03: Số ca mắc mới "giảm nhiệt" trên cả nước, Hà Nội giảm 1 tuần liên tục

0  diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 0:03:00:00 20/03/2022

    Trẻ hết COVID-19 có kháng thể tự nhiên hơn 7 tháng

    Theo một nghiên cứu ở Mỹ mới công bố, trẻ em từng mắc COVID-19 có thể duy trì kháng thể tự nhiên trong ít nhất 7 tháng, và tiêm vắc xin sẽ giúp tăng cường khả năng bảo vệ trước virus SARS-CoV-2.

     Đó là kết quả của một nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại bang Texas (Mỹ) thực hiện và được công bố trên tạp chí Pediatrics vào ngày 19-3.

    Nghiên cứu Texas CARES do các chuyên gia thuộc Đại học UTHealth Houston thực hiện từ tháng 10-2020, thu thập và đánh giá dữ liệu của 218 trẻ em ở bang Texas trong độ tuổi 5-19 tham gia khảo sát. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá mức độ kháng thể sau một thời gian ở người trưởng thành và trẻ em tại bang này. Đến nay, 14 triệu trẻ ở Mỹ đã mắc COVID-19.

    Các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu cung cấp 3 mẫu máu vào các thời điểm: trước tiêm chủng và trong giai đoạn các biến thể Delta và Omicron lây lan.

    Giáo sư dịch tễ học Sarah Messiah, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên trong khuôn khổ Texas CARES sử dụng toàn bộ số liệu của cả 3 giai đoạn trên. 

    Bà nhấn mạnh các kết quả rất quan trọng vì các số liệu sử dụng không phân biệt trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng hay không, mức độ nặng nhẹ, thời điểm lây nhiễm hay các yếu tố như bệnh nền, giới tính.

    Kết quả cho thấy, dù 96% trẻ có kháng thể lên tới 7 tháng sau khi mắc COVID-19, có 58% mẫu không có kháng thể tự nhiên ở các lần kiểm tra cuối cùng. Kết quả không tính đến hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

    Theo giáo sư Messiah, nghiên cứu này chỉ là 1 bước để hiểu ảnh hưởng của virus SARS-CoV-2 ở trẻ em. 

    Bà nhấn mạnh: "Chúng ta đều biết kháng thể tự nhiên, cùng với kháng thể sinh ra từ vắc xin, giúp bảo vệ tốt nhất trước COVID-19. Hiện một số phụ huynh hiểu lầm rằng nếu con họ từng mắc COVID-19 thì sẽ được bảo vệ bởi kháng thể tự nhiên mà không cần tiêm vắc xin. 

    Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy dù trẻ vẫn có một lượng kháng thể nhất định trong ít nhất 6 tháng sau khi mắc COVID-19, chúng ta vẫn chưa biết chính xác ngưỡng bảo vệ tuyệt đối. Chúng ta hiện có công cụ tuyệt vời để trẻ có thêm lớp bảo vệ, đó là tiêm vắc xin. Vì thế nếu con bạn đủ điều kiện tiêm chủng, hãy tận dụng cơ hội đó".

    Nghiên cứu Texas CARES hiện vẫn tiếp tục. Nghiên cứu này do Cơ quan Y tế bang Texas và Hệ thống Đại học Texas đồng tài trợ.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:01:30:00 20/03/2022

    Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu việc tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 cho người lớn

    Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 1722/VPCP-KGVX ngày 19/3/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiêm, mua và thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước.

    Xét báo cáo của Bộ Y tế về tình hình và kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo việc nghiên cứu tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho người lớn và mũi 3 cho trẻ em và tiêm cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi; có kế hoạch mua và thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước, bảo đảm khoa học, an toàn và hiệu quả.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:01:00:00 20/03/2022

    Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ 3- 5 tuổi

    Ngày 19/3, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiêm, mua và thúc đẩy sản xuất vắc xin trong nước.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/03: Số ca mắc mới trên cả nước giảm mạnh, Hà Nội đăng ký bổ sung gần  vượt 1,5 triệu ca giảm hơn 1 tuần liên tiếp - Ảnh 1.

    Cụ thể, xét báo cáo của Bộ Y tế về tình hình và kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo việc nghiên cứu tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 4 cho người lớn, mũi 3 cho trẻ em và tiêm cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi; có kế hoạch mua và thúc đẩy sản xuất vắc xin trong nước, bảo đảm khoa học, an toàn và hiệu quả.

    Theo Nghị quyết về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, mục tiêu đến hết quý I năm 2022 hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; bảo đảm đủ vắc xin và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9 năm 2022.

    Nghị quyết cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp y tế cụ thể. Trong đó, về bao phủ vắc xin phòng COVID-19: Triển khai việc tiêm vắc xin bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tăng cường vận động người dân tiêm vắc xin, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người (bao gồm cả người bệnh đến khám tại cơ sở y tế) để tránh bỏ sót; khẩn trương hoàn thành trong Quý I năm 2022 việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm;

    Đồng thời tổ chức triển khai tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay khi có vắc xin. Khẩn trương nghiên cứu tiêm vắc xin mũi thứ 4 cho người lớn và mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi.

    Theo Tiền phong 

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:00:34:00 20/03/2022

    Chuyên gia chỉ rõ những người có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao hơn bình thường

    Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết có những người lần 1 nhiễm biến chủng Delta, lần 2 nhiễm Omicron, trên thực tế đã có những báo cáo y khoa ghi nhận các trường hợp lần trước nhiễm biến chủng Omicron BA.1 sau đó vẫn tái nhiễm với biến chủng BA.2.

    Theo bác sĩ Cấp, những người tình trạng miễn dịch suy giảm hoặc khả năng sinh kháng thể trung hòa thấp thì có nguy cơ tái nhiễm cao hơn. Xác suất tái nhiễm cũng có thể cao hơn ở những người có tình trạng phơi nhiễm thường xuyên hơn so với những người sử dụng các biện pháp phòng lây nhiễm cá nhân hiệu quả.

    “Tái dương tính là tình trạng người mắc COVID-19 có thời gian mang virus SARS-CoV-2 kéo dài. Một số người có thể mang virus kéo dài nhiều tuần. Những trường hợp này dù xét nghiệm dương tính vẫn nhưng đa số không còn khả năng gây lây truyền sau 2 tuần nhiễm virus. Tái nhiễm là trường hợp người bệnh mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, sau đó lại nhiễm lại. Mỗi người có khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau, một số người sau khi nhiễm bệnh hoặc tiêm vắc xin sẽ có miễn dịch bảo vệ khá lâu, nhưng một số người có thể nồng độ kháng thể bảo vệ sẽ sụt giảm nhanh dẫn đến khả năng tái nhiễm nhanh hơn”, bác sĩ Cấp nói.

    TS. Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay: "Điều lạ ở virus SARS-CoV-2 khi tấn công vào cơ thể lần đầu tiên thì để lại miễn dịch không cao. Đây là cơ sở cho nguy cơ tái nhiễm. Thế giới và Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp tái nhiễm với các chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau. Ở chủng Delta, tỷ lệ tái nhiễm là 1% và chủng Omicron thì số ca tái nhiễm cao hơn".

    Trao đổi với Tiền Phong, bác sĩ Cấp thông tin thêm, đặc biệt trong trường hợp lần nhiễm sau do một biến chủng virus có đặc tính kháng nguyên khác so với chủng trước nên kháng thể bảo vệ của lần nhiễm trước có hiệu quả bảo vệ thấp với chủng nhiễm sau. Do đó có thể xảy ra trường hợp bên cạnh những người lần 1 nhiễm biến chủng Delta, lần 2 nhiễm Omicron trên thực tế đã có những báo cáo y khoa ghi nhận những trường hợp bệnh nhân lần trước đã nhiễm biến chủng Omicron BA.1 sau đó vẫn tái nhiễm với biến chủng BA.2.

    Trả lời câu hỏi về việc người tái nhiễm có khả năng lây virus cho người khác không, bác sĩ Cấp cho biết: “Người bệnh tái nhiễm là một lần nhiễm virus mới và phát bệnh. Do đó họ vẫn phát tán virus bình thường và vẫn có khả năng lây nhiễm cho những người khác nếu không có biện pháp phòng lây nhiễm hiệu quả”.

    Điều trị bệnh nhân tái nhiễm

    Các bác sĩ nhận định, thông thường, những trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vắc xin mà nhiễm bệnh lần đầu. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ bệnh nhân nhất định có thể có diễn biến nặng. Do đó việc điều trị sẽ căn cứ vào diễn biến bệnh cụ thể trên mỗi bệnh nhân.

    Những người có diễn biến nhẹ thì chỉ cần đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng; điều trị các triệu chứng (nếu có). Những người không may có diễn biến nặng thì sẽ được điều trị theo cơ chế bệnh sinh của mỗi tổn thương và áp dụng các biện pháp hồi sức nếu bệnh nhân có tình trạng nguy kịch.

    “Mặc dù trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vắc xin mà nhiễm bệnh lần đầu nhưng vẫn có thể có một số bệnh nhân có diễn biến nặng. Đặc biệt các vấn đề hậu COVID-19 có thể vẫn xuất hiện thêm sau mỗi lần tái nhiễm”, bác sĩ Cấp cảnh báo.

    Theo Bộ Y tế, đến nay, Tổ chức Y tế thế giới vẫn coi COVID-19 trong tình trạng đại dịch và quan ngại tiếp tục có các biến chủng không lường trước được của virus SARS-CoV-2.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:00:00:00 20/03/2022

    Hà Nội thêm 21.071 người nhiễm COVID-19, số ca mắc vượt 1,15 triệu

    Sở Y tế Hà Nội tối 19/3 thông báo vừa ghi nhận thêm 21.071 ca COVID-19, trong đó có 6.905 ca cộng đồng. Số ca mắc ở Thủ đô vượt mốc hơn 1,15 triệu người.

    Đây là ngày thứ 8 liên tiếp số ca mắc trong ngày ở Hà Nội giảm. So với mốc 32.650 ca thiết lập hôm 8/3, số ca mắc ở Thủ đô đã giảm hơn 10.000 ca.

    Cụ thể, 21.071 bệnh nhân COVID-19 mới phân bố tại 411 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Bắc Từ Liêm (1.080); Ba Vì (1.048); Đông Anh (1.024); Nam Từ Liêm (743); Đống Đa (732).

    Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội, tính từ ngày 29/4/2021 cho đến nay là 1.152.279 ca.

    Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 18/3, Hà Nội có 441.365 ca dương tính SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi. Trong đó, 302 ca điều trị tại khu cách ly, 3.388 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện (chiếm hơn 0,76% tổng số ca đang điều trị, theo dõi), số còn lại 408.035 người đang điều trị, theo dõi tại nhà (chiếm hơn 92,4%).

    Hôm qua (18/3), Hà Nội ghi nhận 5 ca tử vong. Như vậy, tổng số ca tử vong do COVID-19 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) là 1.293 người.

    Ngoài ra, đến nay, tổng số lượt bệnh nhân điều trị khỏi ở Hà Nội là 1.322.878 người.

    Về công tác tiêm chủng, tính đến hết ngày 18/3, Hà Nội có 81,1% số người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19. Bên cạnh đó, gần 100% người cần tiêm mũi bổ sung đã được tiêm chủng. 

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:23:35:00 19/03/2022

    Số ca mắc Covid-19 mới ở Việt Nam giảm mạnh

    Việt Nam có ngày thứ 4 liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới giảm. Các địa phương đăng ký ca bổ sung gồm Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh.

    Tình hình dịch

    Tính từ 16h ngày 18/3 đến 16h ngày 19/3, số ca mắc mới giảm 12.559 ca so với ngày trước đó (có 99.644 ca trong cộng đồng).

    Sở Y tế Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh lần lượt đăng ký bổ sung 190.000, 48.861 ca và 35.250 ca.

    Số ca mắc mới đang có chiều hướng giảm dần trong 4 ngày gần đây. Điểm nóng của dịch trong thời gian qua là Hà Nội cũng ghi nhận số người nhiễm nCoV giảm mạnh.

    Theo thống kê của Bộ Y tế, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Bắc Ninh (-2.876), Hà Nội (-2.507), Phú Thọ (-1.361).

    Trái lại, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó gồm Nghệ An (+1.131), Bắc Giang (+772), Hải Dương (+531).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 168.014 ca/ngày.

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
http://www.xxsdanang.com/big-story/dien-bien-dich-ngay-20-03-so-ca-mac-moi-giam-nhiet-tren-ca-nuoc-ha-noi-giam-lien-tuc-1-tuan-20220320001300344.chn
Cùng mục Đang hot