Cập nhật lúc ...

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 21/03: Cách nhận biết người gặp di chứng hậu Covid-19

0  diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 0:06:49:00 21/03/2022

    Cách nhận biết người gặp di chứng hậu Covid-19

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

    WHO định nghĩa Long Covid là tình trạng người mắc Covid-19 vẫn gặp phải các triệu chứng sau nhiều tuần khỏi bệnh. Chúng xuất hiện khoảng 90 ngày sau khi các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng ban đầu biến mất. Covid-19 ảnh hưởng mọi cơ quan của cơ thể, nhưng không phải tất cả cùng một lúc, và mức độ nghiêm trọng cũng khác nhau.

    Theo tiến sĩ Janet Diaz, Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 200 triệu chứng được mô tả từ những tài liệu của bệnh nhân từng bị Covid-19. Trong đó, 3 di chứng rất phổ biến đó là mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức.

    - Mệt mỏi: Sau khi khỏi Covid-19, nhiều người thường bị mệt mỏi. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi chiến đấu chống lại virus. Tình trạng này tồn tại trong nhiều tuần. Các chuyên gia cho rằng đây là một triệu chứng khá phổ biến, được tìm thấy ở tất cả bệnh nhân hồi phục sau Covid-19.

    - Khó thở: Khó thở hoặc thở hổn hển là hiện tượng thường xảy ra ở những người mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh.

    - Rối loạn chức năng nhận thức: Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não. Một thuật ngữ thường được sử dụng đó là “sương mù não”. Tiến sĩ Diaz nói: “Điều đó có nghĩa là mọi người đang gặp khó khăn với những gì họ chú ý, khó tập trung, khó nhớ, khó ngủ, khó điều khiển”.

    Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau: Khó khăn khi gắng sức, tập luyện; ho; đau tức ngực hoặc đau dạ dày; đau đầu; tim đập nhanh; đau cơ, khớp; cảm giác tê bì tay chân; tiêu chảy; rối loạn giấc ngủ; sốt; chóng mặt khi đứng (lâng lâng); phát ban; thay đổi tâm trạng; thay đổi mùi, vị; rối loạn chu kỳ kinh nguyệt…

    Nếu gặp phải các triệu chứng trên, F0 nên tới gặp bác sĩ để thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:02:12:00 21/03/2022

    Trầm cảm hậu COVID-19 và những điều cần lưu ý

    1. Trầm cảm sau nhiễm COVID-19 là gì?

    Sau khi khỏi COVID-19 ba tháng, những triệu chứng đủ để chẩn đoán trầm cảm ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 thì được gọi là trầm cảm hậu COVID-19.

    Những biểu hiện để chẩn đoán trầm cảm bao gồm: Cảm giác buồn chán, bi quan, mất hy vọng vào tương lai, mất tự tin, không tập trung chú ý, mất hết hứng thú vào những hoạt động trước kia mình thích… Khi bạn có 2 trong những biểu hiện trên là bạn có thể mắc trầm cảm.

    Nguyên nhân của trầm cảm hậu COVID-19 được cho là: 

    Do phản ứng miễn dịch của cơ thể với sự nhiễm virus – phản ứng viêm. Khi mắc COVID-19, cơ thể sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất ra các cytokines, chemokines và những chất khác thúc đẩy phản ứng viêm. Đặc biệt có một loại cytokine là loại được bài tiết ra từ tế bào T helper 2. Nồng độ cytokine càng cao thì mức độ nhiễm COVID-19 càng nặng. Khi cơ thể không kiểm soát được quá trình viêm thì những điều tồi tệ sẽ xảy ra với hệ thần kinh.

    Phản ứng viêm ở hệ thần kinh, phá vỡ hàng rào máu não. Các tế bào viêm ở ngoại biên xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, gây rối loạn sự dẫn truyền thần kinh, rối loạn trục của hệ thống nội tiết dưới đồi, tuyến yên. Tất cả những biến đổi đó là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần trong đó có trầm cảm, thậm chí là kể cả sau khi hết nhiễm COVID-19.

    Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trầm cảm trong giai đoạn nhiễm COVID-19 như:

    • Sự cách ly về xã hội, những lo lắng do sợ mình làm lây bệnh sang người khác.
    •  Những yếu tố kỳ thị do liên quan đến COVID-19.
    • Thời gian ở trong bệnh viện trong quá trình điều trị COVID-19 làm cho người bệnh bị cách ly với xã hội bên ngoài, cảm giác cô đơn, không tương tác được với mọi người khác, có nhiều vấn đề gặp phải khi nằm viện như rối loạn giấc ngủ sẽ dẫn đến trầm cảm.
    •  Nhiều yếu tố tâm lý xã hội khác: Những lo lắng căng thẳng do sự lây lan của dịch bệnh, lo lắng sợ bị bệnh, sự đau khổ do mất người thân, hoặc những vấn đề về tài chính như thất nghiệp, giảm thu nhập, bệnh lý mãn tính mà không tiếp cận được các dịch vụ y tế trong thời kỳ bệnh dịch.
    photo-1647700599245

    Sau khi nhiễm COVID-19, một tỉ lệ cao bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm thần.

    2. Biểu hiện của trầm cảm hậu COVID-19 

    Biểu hiện của trầm cảm hậu COVID-19 gồm những biểu hiện sau:

    • Cảm giác buồn chán, mất hy vọng, bơ phờ.
    • Không thấy được khả năng hồi phục sức khỏe của mình.
    • Vô cảm, không có hoặc có rất ít những phản ứng cảm xúc khi thấy người khác bị nhiễm hoặc chết vì COVID-19.
    • Mất hết hứng thú trong công việc hàng ngày.
    • Thu rút các mối quan hệ xã hội, kể cả những mối quan hệ với những người thân yêu của mình.
    •  Dao động, không quyết đoán khi đưa ra kế hoạch trong tương lai.
    • Sợ bị nhiễm COVID-19  hoăc ngược lại, mặc kệ không quan tâm.
    • Biểu hiện hay quên, không có khả năng hoàn thành một công việc hay một nhiệm vụ nào đó.
    • Kém tập trung, hay bị sao nhãng trong công việc.
    •  Rối loạn giấc ngủ, bao gồm cả mất ngủ, ngủ hay mơ, khó đi vào giấc ngủ, hay tỉnh giấc sớm.
    • Đau đầu, có những triệu chứng của lo âu đi kèm.
    • Tăng sử dụng chất kích thích như rượu, cần sa, amphetamine.
    •  Cảm giác kiệt sức, suy nhược thần kinh.
    Trầm cảm là một bệnh có thể điều trị được và việc điều trị thuốc cần phải được bác sĩ chuyên khoa Tâm thần chỉ định. Việc lựa chọn thuốc cần phải xem xét phù hợp với từng cá thể người bệnh.

     

     

    3.Điều trị trầm cảm hậu COVID-19 thế nào?

    3.1.Điều trị không dùng thuốc trầm cảm hậu COVID-19

    Khi có biểu hiện trầm cảm hậu COVID-19, nên:

    • Thiết lập một lịch trình công việc mới cho mình: Có thể bắt đầu làm ở nhà, tạo những thói quen hay những thú vui mới, thay vì những thói quen sinh hoạt cũ.
    • Hạn chế đọc quá nhiều tin tức hoặc tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội gây hoang mang, lo lắng.
    • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày trong một tuần.
    • Chế độ ăn uống lành mạnh.
    • Ngủ đầy đủ.
    • Duy trì các mối quan hệ xã hội.
    • Áp dụng các liệu pháp trị liệu tâm lý như liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình, liệu pháp tương tác cá nhân.

    3.2. Điều trị bằng thuốc

    Trầm cảm là một bệnh có thể điều trị được và việc điều trị thuốc cần phải được bác sĩ chuyên khoa Tâm thần chỉ định. Việc lựa chọn thuốc cần phải xem xét phù hợp với từng cá thể người bệnh.

    Điều trị trầm cảm hậu COVID-19 cần sử dụng thuốc chống trầm cảm. Các thuốc chống trầm cảm có tác dụng điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh, tăng serotonin, noradrenalin là những chất bị giảm đi trong não dẫn đến trầm cảm.

    Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm có thể gây ra một số tác dụng phụ khi mới dùng. Song, tác dụng phụ đó sẽ dần dần giảm đi theo thời gian. Vì vậy, chúng ta vẫn phải dùng loại thuốc này để điều trị trầm cảm. Hiệu quả của thuốc sẽ phát huy tác dụng sau hai tuần, tác dụng phụ cũng sẽ giảm dần và không còn nữa.

    photo-1647700601364

    Việc lựa chọn thuốc cần phải xem xét phù hợp với từng cá thể người bệnh.

    Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng

    Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng ví dụ như amitriptyline có thể gặp phải những tác dụng phụ phổ biến sau: Khô miệng, nhìn mờ, táo bón, tăng cân, vã mồ hôi, buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn nhịp tim như nhịp tim nhanh, hồi hộp, trống ngực... Tuy nhiên, những tác dụng phụ này giảm và mất dần sau hai tuần.

    Nhóm thuốc loại SSRIs và SNRIs

    Các thuốc nhóm này thường có tác dụng không mong muốn phổ biến như: Cảm thấy dễ kích thích hay lo lắng, cảm giác mệt mỏi, khó tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón, ăn không ngon miệng, chóng mặt, mất ngủ hoặc ngủ nhiều, đau đầu, giảm nhu cầu tình dục, giảm sự khoái cảm, khó khăn để đạt được sự cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng khi sinh hoạt tình dục... Những tác dụng này sẽ giảm dần, mất đi sau vài tuần sử dụng thuốc.

    Lưu ý, một tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của nhóm thuốc SSRI hay SNRI là hội chứng serotonin xảy ra khi chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong não quá cao với những biểu hiện như lú lẫn, kích thích, co cứng cơ, vã mồ hôi, đi ngoài phân lỏng, run rẩy, rối loạn nhịp tim, co giật, hôn mê… Khi gặp các triệu chứng này cần phải ngừng ngay thuốc và bệnh nhân cần phải nhập viên.

    Ngoài ra một số vấn đề có thể gặp phải nhưng hiếm như rối loạn điện giải hay gặp ở người già, ý nghĩ tự sát. Đây cũng là những tác dụng phụ nghiêm trọng cần phải khám lại bác sĩ ngày khi có những dấu hiệu này.

    4. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

    Bạn cần phải đến khám bác sĩ khi có những biểu hiện sau:

    -Thường xuyên cảm thấy buồn chán và trống rỗng.

    - Ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn bình thường, rối loạn ăn uống ăn nhiều hoặc ăn ít hơn bình thường.

    - Có biểu hiện kích động hoặc kích thích.

    - Cảm giác mất hết năng lượng. mất hết mọi hứng thú trong cuộc sống, không thể tập trung vào công việc.

    - Có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:01:43:00 21/03/2022

    Phát hiện mới về hiệu quả của liều vaccine Covid-19 thứ 3

    Washington Post cho biết báo cáo vẫn nhấn mạnh tiêm 3 liều vẫn tốt hơn 2 liều.

    Theo nghiên cứu mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), khi Omicron trở thành biến chủng phổ biến, liều thứ 3 vaccine Pfizer hoặc Moderna có hiệu quả 79% trong việc ngăn ngừa nhập viện, tử vong ở những người đã được tiêm hai liều. Lợi ích này thậm chí còn lớn hơn với nhóm được tiêm mũi nhắc lại. Trong cùng khoảng thời gian, vaccine mang tới hiệu quả bảo vệ 94%.

    Tuy nhiên, trước biến chủng Omicron, hiệu quả của mũi vaccine Covid-19 thứ 3 sẽ bị suy giảm sau vài tháng với mức kháng thể trung hòa biến mất dần. Dữ liệu của CDC cho thấy tỷ lệ tử vong ở những người không tiêm vaccine cao gấp 9 lần người đã tiêm hai mũi, giảm khoảng 19 lần so với số liệu đầu tháng 12.

    Ngoài ra, những người không được tiêm phòng vào tháng 1 có nguy cơ tử vong cao hơn 21 lần so với nhóm tiêm mũi nhắc lại. Nguy cơ tử vong của người được hai mũi tiêm vaccine vào đầu tháng 12 cao hơn 60 lần nhóm được tiêm mũi 3.

    Nghiên cứu cũng cho thấy khả năng bảo vệ chống lại nguy cơ phải thở máy, nhập viện, tử vong vẫn cao đáng kể cho dù người bệnh nhiễm biến chủng nào. Ngay cả khi Omicron gây ra số ca mắc tăng vọt ở người được tiêm chủng, họ cũng có ít nguy cơ phải thở máy, tử vong hơn khi tiêm mũi thứ tăng cường.

    Nghiên cứu của CDC được công bố ngày 18/3, xem xét các ca nhiễm nCoV được báo cáo tại 21 bệnh viện trên 18 tiểu bang từ ngày 11/3/2021 đến 24/1. Nó cung cấp thông tin chi tiết về hiệu quả của vaccine chống lại các biến chủng như Alpha, Delta và Omicron. Nghiên cứu cũng tập trung đặc biệt vào việc vaccine hoạt động thế nào khi Omicron lây lan nhanh.

    “Bất kỳ ai còn hoài nghi thực sự cần phải nhìn vào con số này và suy nghĩ. Tôi có thể bị cảm và ốm nhưng tôi được bảo vệ khỏi 94% nguy cơ phải đặt máy thở hoặc chết”, Jeanne Marrazzo, Giám đốc khoa Các bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Alabama, Birmingham, Mỹ, nhấn mạnh.

    Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm William Schaffner, Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville, người không tham gia vào nghiên cứu, nhận định: “Đây là bằng chứng thực tế củng cố thêm khuyến nghị về tiêm chủng hiện tại”.

    Vị chuyên gia cũng khẳng định kết quả trên cho thấy vaccine vẫn có tác dụng bảo vệ trước các biến chủng mới, bao gồm cả Omicron. Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại chủng phụ của Omicron là BA.2 xuất hiện, nó sẽ gây tổn thương người lớn tuổi, nhóm có sức khỏe tiềm ẩn hay hệ miễn dịch bị suy yếu. Các chuyên gia cho rằng mũi tiêm tăng cường thứ hai có thể giúp giảm tỷ lệ nhập viện, tử vong do BA.2.

    Công bố này được đưa ra sau khi Pfizer, Moderna đệ đơn yêu cầu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) xem xét phê duyệt mũi tiêm nhắc lại thứ 2. Trước đó, dữ liệu được công bố ở Israel cho thấy hiệu quả của vaccine Covid-19 suy giảm nhanh do Omicron tăng cao.

    Pfizer đề nghị FDA cho phép người từ 65 tuổi trở lên được tiêm mũi nhắc lại lần hai. Trong khi đó, Morderna mong muốn các nhà quản lý cho phép bổ sung liều tăng cường cho tất cả người lớn đủ điều kiện mà CDC đưa ra.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:01:00:00 21/03/2022

    Dấu hiệu ở người nhiễm Omicron dễ nhầm với cảm lạnh

    Triệu chứng phổ biến ở người nhiễm Omicron

    Theo India Times, khi nói đến Covid-19, sốt, ho, mệt mỏi, mất khứu giác và vị giác là một số triệu chứng phổ biến nhất. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của biến chủng Omicron, các chuyên gia nhận thấy tình trạng ngứa họng thường được báo cáo ở những người bị nhiễm bệnh.


    Ngứa họng được xem là một trong những triệu chứng phổ biến ở người nhiễm Omicron. Ảnh: Indiatimes.

    Theo ứng dụng triệu chứng ZOE COVID của Vương quốc Anh, ngứa họng là một trong những triệu chứng hàng đầu của Omicron, bên cạnh chảy nước mũi, mệt mỏi, đau cơ thể, hắt hơi, nôn mửa, đổ mồ hôi ban đêm và chán ăn.

    Tiến sĩ Scott Weisenberg, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và là Phó giáo sư y khoa tại NYU Langone Health ở Thành phố New York (Mỹ), cho biết ngứa họng là triệu chứng ban đầu khi nhiễm Omicron.

    Nghiên cứu do Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh công bố ngày 14/1 đã xem xét mức độ phổ biến của các triệu chứng khác nhau được báo cáo bởi những người làm xét nghiệm rRT-PCR để phát hiện Covid-19. Phân tích này cho thấy rằng việc mất vị giác và khứu giác ít phổ biến hơn với Omicron so với Delta.

    Trong khi đó, đau họng phổ biến hơn, thậm chí với tốc độ gần gấp đôi so với Delta. Theo báo cáo, đau họng được liệt kê là triệu chứng phổ biến ở 53% trường hợp nhiễm Omicron, trong khi chỉ 34% người nhiễm Delta gặp tình trạng này.

    Tiến sĩ Panagis Galiatsatos, trợ lý Giáo sư y khoa và là bác sĩ chăm sóc sức khỏe quan trọng tại Johns Hopkins Medicine ở Baltimore, cho biết không giống Delta, Omicron có nhiều khả năng cư trú ở hệ hô hấp trên hơn.

    Sự phổ biến của Omicron ở đường hô hấp trên có thể giải thích nó có nhiều khả năng gây ra cảm giác ngứa hoặc đau họng hơn các biến chủng trước đó. Theo tiến sĩ Galiatsatos, có một số triệu chứng về đường hô hấp trên ở Delta và các biến chủng khác trước đó, nhưng không giống đang thấy với Omicron.

    Cảm lạnh và Covid-19 có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Mỗi biến chủng mới gây Covid-19 đều khiến chúng ta ngạc nhiên với khả năng độc đáo của nó. Trong khi Delta ảnh hưởng trực tiếp đến phổi gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, Omicron nhẹ hơn và dẫn đến các triệu chứng liên quan đường hô hấp trên.

    Bên cạnh mức độ nghiêm trọng, chúng ta cũng có thể kiểm tra thời gian ủ bệnh để phân biệt Covid-19 và cảm lạnh. Các chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết thời gian ủ bệnh của Covid-19 dao động 1-14 ngày, phổ biến nhất là khoảng 5 ngày. Đối với Omicron, các chuyên gia nói rằng nó ngắn hơn, tức là 3 ngày. Tuy nhiên, đối với cảm lạnh thông thường, thời gian thường là từ 1 đến 3 ngày.

    Ngoài ra, ngứa họng do Covid-19 gây ra có thể đi kèm với các triệu chứng nổi bật khác bao gồm sốt, ho, mệt mỏi, đau cơ thể, các triệu chứng tiêu hóa, mất khứu giác và vị giác. Những triệu chứng này thường không phổ biến khi bị cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng cảm lạnh có thể xuất hiện dần dần kèm theo những dấu hiệu ban đầu như đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi.

    Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào giống như cảm lạnh hoặc Covid-19, cách tốt nhất để chẩn đoán tình trạng bệnh là thông qua xét nghiệm rRT-PCR. Trong trường hợp có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào như khó thở, đau ngực, chóng mặt, bạn cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe gần nhất.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:00:00:00 21/03/2022

    Deltacron và Omicron tàng hình, những biến thể gây lo ngại

     "Deltacron" và "Omicron tàng hình" là 2 biến thể phụ mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang nổi lên và gây nhiều lo ngại.  

    Liệu đây có là dấu hiệu cho một giai đoạn mới của cuộc chiến chống dịch bệnh đã kéo dài sang năm thứ 3 trên toàn cầu? Tờ Independent (Anh) ngày 19/3 đã so sánh về 2 loại biến thể phụ này và sự hiện diện của chúng ở thời điểm hiện tại.

    Theo Independent, những hy vọng rằng đại dịch COVID-19 đang đến hồi kết đã bị dội một gáo nước lạnh với những thống kê mới nhất. Số ca mắc mới tại Anh tiếp tục tăng. Trung Quốc đại lục phải chứng kiến làn sóng dịch mới nghiêm trọng. Hàn Quốc ghi nhận số ca mới cao kỷ lục. Châu Phi có số ca mới tăng tới 14%. Những biến thể phụ mới xuất hiện như Omicron tàng hình bị cho là yếu tố thúc đẩy tình trạng trên.

    Deltacron và Omicron tàng hình, những biến thể gây lo ngại - Ảnh 1.

    Hình ảnh mô phỏng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Ảnh: MedPage Today/TTXVN

    Deltacron là gì?

    Như tên gọi, đây là một biến thể kết hợp những yếu tố của cả biến thể Delta lẫn biến thể Omicron. Nó được cho là hình thành từ một bệnh nhân nhiễm cả 2 biến thể Delta lẫn Omicron cùng một lúc. Biến thể "lai" này được phát hiện tại một số vùng của Pháp và dường như bắt đầu lây nhiễm rộng hơn từ đầu tháng 1. Khoảng 30 ca nhiễm Deltacron được phát hiện ở Anh.

    Biến thể này được chính thức ghi nhận như một biến thể mới sau khi kết quả giải trình tự gene đầy đủ của nó được Viện Pasteur ở Paris gửi tới GISAID, bản đồ cập nhật kết quả giải trình tự gene SARS-CoV-2, được các nhà khoa học trên toàn cầu cập nhật liên tục. Bản đồ này được các nhà khoa học tại các quốc gia cùng tham khảo, theo sát sự biến đổi của SARS-CoV-2.

    Mức độ nguy hiểm của biến thể này vẫn đang được nghiên cứu, đánh giá. Các nhà phân tích cho rằng về cơ bản nó giống như Delta nhưng có protein gai của Omicron, bộ phận mà virus bám vào tế bào con người. Có những lo ngại lớn về Deltacron nếu nó kết hợp giữa độc lực cao của Delta với khả năng lây nhiễm nhanh của Omicron. Tuy nhiên, do hệ miễn dịch con người đang ngày càng tăng đối với cả 2 loại biến thể này, giới khoa học sơ bộ đánh giá cho đến giờ Deltacron chưa phải là mối đe dọa nghiêm trọng như vậy.

    Omicron tàng hình là gì?

    So với Deltacron,  nổi bật hơn vào lúc này. Đây là một biến thể phụ của Omicron còn được biết đến là BA.2 (Omicron là BA.1) và lần đầu được phát hiện ở Anh hồi tháng 12 năm ngoái. Giới nghiên cứu đang cho rằng đây là dòng virus corona lây lan nhất từ trước đến nay.

    Giáo sư Adrian Esterman, một cựu chuyên gia dịch tễ học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhận định: "Chỉ số lây nhiễm cơ bản với BA.2 là khoảng 12. Nó tương đương với sởi, bệnh lây nhiễm nhất mà chúng ta từng biết". Cho đến giờ, Omicron tàng hình được cho là chiếm tới hơn 1/2 tổng số ca mới tại vùng England trong khi cũng đã xuất hiện ở Đức, Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Đan Mạch, nó đã gây ra làn sóng lây nhiễm mạnh trong tháng 2 vừa qua.

    Tuy nhiên, cũng có tín hiệu lạc quan như ở Đan Mạch, số ca mới tăng vọt và hiện đang giảm dần. Trong khi dữ liệu ban đầu cho thấy rằng độc lực của Omicron tàng hình không mạnh hơn Omicron và cũng nhạy cảm với vaccine.

    Quy mô lây nhiễm

    Con số toàn cầu về Deltacron vẫn chưa được làm rõ. Bước đầu mới xác định khoảng 30 ca tại Anh, khoảng 20 ca tại Mỹ, một số ca tại Pháp (nơi lần đầu phát hiện biến thể phụ này) cũng như tại Hà Lan và Đan Mạch.

    Với Omicron tàng hình, con số rõ ràng hơn. Tại Anh, biến thể phụ này chiếm tới 57% trong 27.000 ca mới ghi nhận ở tuần cuối của tháng 2. Tại Mỹ, Omicron tàng hình chiếm khoảng 23,1% tổng số ca. Làn sóng dịch tại Trung Quốc đại lục, Hong Kong (Trung Quốc) và Hàn Quốc được cho là do cả Omicron lẫn Omicron tàng hình.

    Theo TTXVN

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:23:29:00 20/03/2022

    Số ca COVID-19 mắc mới giảm mạnh

    Ngày 20/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 141.151 ca nhiễm mới (giảm 9.457 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố, có 93.894 ca trong cộng đồng. Trong ngày Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 25.056 ca.

    Cụ thể: Hà Nội (19.065), Nghệ An (9.333), Phú Thọ (5.747), Lạng Sơn (4.635), Đắk Lắk (4.595), Lào Cai (4.358), Vĩnh Phúc (4.162), Tuyên Quang (3.950), Bắc Giang (3.853), Hải Dương (3.724), Hòa Bình (3.644), Gia Lai (3.502), Sơn La (3.375), Quảng Bình (3.347), Yên Bái (3.342), Thái Bình (3.309)...

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 164.328 ca/ngày.

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.958.048 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 80.561 ca nhiễm).

    Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.950.382 ca, trong đó có 4.100.211 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 0:17:36:00 20/03/2022

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
http://www.xxsdanang.com/big-story/dien-bien-dich-ngay-21-03-cach-nhan-biet-nguoi-gap-di-chung-hau-covid-19-20220321004624939.chn
Cùng mục Đang hot