Cụ thể, các ổ dịch mà tỉnh này phát hiện nằm tại huyện Phú Giáo và thị xã Tân Uyên.

Tổng cộng 1.106 con heo nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy.

Hiện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh đã có mặt tại các vùng xảy ra dịch để giám sát, chỉ đạo việc tiêu hủy, xử lý ổ dịch, ngăn chặn dịch lan rộng sang các hộ và trang trại chăn nuôi khác.

Trước đó vào ngày 21/5, Trạm y tế huyện Phú Giáo đã tiêu huỷ 1.004 con heo bị nhiễm bệnh ở 2 ổ dịch tại xã Vĩnh Hòa. Đây cũng là 2 ổ dịch đầu tiên trên địa bàn tỉnh.

Bình Dương lại phát hiện thêm 5 ổ dịch tả heo châu Phi - Ảnh 1.

Heo chết vì nhiễm bệnh ở Bình Dương.

Tại miền Tây, Hậu Giang là tỉnh đầu tiên xuất hiện dịch, bắt đầu từ 68 con heo của hai hộ dân ở xã Nhơn Nghĩa A và Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy.

Sở Nông nghiệp tỉnh này cũng đã triển khai các công tác chống dịch, lập chốt kiểm soát việc vận chuyển động vật trong bán kính 3km từ ổ dịch.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch tả lợn châu Phi, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đã nhắc nhở các địa phương lưu ý tình trạng dịch bệnh còn xảy ra. Theo ông, một số nơi biện pháp chống dịch còn chưa hiệu quả, việc hỗ trợ cho người dân chưa đáp ứng được nhu cầu, kinh phí còn chậm...

Bình Dương lại phát hiện thêm 5 ổ dịch tả heo châu Phi - Ảnh 3.

Diễn biến dịch hiện đang hết sức phức tạp.

ASF là vấn đề nghiêm trọng, dễ lây lan và hiện không có vắc xin nên Phó Thủ tưởng đề nghị các cơ quan quản lý cùng người dân tập trung quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống, dập dịch.

Tính đến thời điểm hiện tại, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện ở hơn 40 tỉnh, thành trên khắp đất nước Việt Nam, với hơn 1.2 triệu con heo bị tiêu hủy.

Việt Nam là quốc gia thứ 3 ở Châu Á (sau Trung Quốc, Mông Cổ) phát hiện dịch bệnh này.