Mới đây, cư dân mạng Trung Quốc xôn xao trước bài phát biểu của một ông bố ở tỉnh Sơn Đông. Theo đó trong cuộc họp phụ huynh ở trường tiểu học, anh này được mời đứng lên phát biểu. Được biết con trai anh có thành tích học tập bết bát, xếp cuối lớp.

Tuy nhiên, anh không hề ngại ngùng vì điểm số của con mà đã có một màn phát biểu nhận được cơn mưa lời khen của các bậc phụ huynh khác. Cư dân mạng cũng đồng loạt tặng anh danh hiệu "ông bố có trí tuệ cảm xúc cao".

Không giấu chuyện con học dốt, ông bố bình tĩnh phát biểu: "Thành tích học tập của con trai tôi đặc biệt kém. Điều này đã cản trở nghiêm trọng đến lớp chúng ta. Tôi xin lỗi sâu sắc vì điều này, nhưng tôi vẫn tin rằng cháu nhà tôi có thể có một tương lai tươi sáng.

Điều này có hai nguyên nhân. Thứ nhất là con trai tôi có tâm lý rất mạnh mẽ. Tuy học kém nhưng cháu vẫn ăn được, ngủ được. Tôi cũng rất ngưỡng mộ cháu ở khoản này. Tôi là một cố vấn tâm lý cấp cao, nhưng tâm lý của cháu còn mạnh hơn cả của tôi.

Sau này khi bước chân vào xã hội, sức mạnh tâm lý và trí tuệ cảm xúc cao của một người sẽ là những yếu tố rất quan trọng để thành công.

Bố của học sinh dốt nhất lớp đứng lên phát biểu, chỉ nói vài câu mà được khen nức nở: "Anh này đúng là người có trí tuệ cao!" - Ảnh 1.

Ông bố có bài phát biểu gây bão mạng

Thứ hai, công tác quản lý của trường ta rất khoa học và nghiêm ngặt. Hiệu trường Lý là người chăm chỉ, thường đi sớm về muộn. Thưa các vị phụ huynh, các vị đều đã vất vả rồi. Cảm ơn mọi người rất nhiều. Cảm ơn vì đã bao dung và thấu hiểu con trai tôi".

Bài phát biểu của ông bố này không chỉ giúp con cái tự tin, dũng cảm hơn mà còn nhắc nhở các bậc cha mẹ cách định hướng đúng đắn cho sự phát triển của con cái. Chúng ta nên khuyến khích trẻ phát triển toàn diện, trau dồi khả năng sáng tạo thay vì chỉ theo đuổi thành tích học tập xuất sắc.

Các bậc cha mẹ nên bỏ đi gánh nặng về điểm số và tạo cho trẻ môi trường trưởng thành thật thoải mái, vui vẻ. Chúng ta phải tin rằng mỗi đứa trẻ đều có thế mạnh và cơ hội thành công riêng. Bất kể thành tích học tập ra sao, các em xứng đáng nhận được sự quan tâm, tin cậy và khích lệ của cha mẹ. Đây mới là giá trị, quan niệm giáo dục đúng đắn.