Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng vừa cho biết, Bộ GD&ĐT đang đề xuất Chính phủ phương án đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn.
Theo tính toán, sách đưa vào thư viện sẽ đáp ứng nhu cầu của 70% học sinh. Được biết, nếu phương án được phê duyệt, trong năm 2022-2023.
Liên quan đến vấn đề này, đã có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó người ủng hộ, người cho rằng, vì thực tế không phải học sinh nào cũng có nhu cầu mượn sách.
Hiệu trưởng một trường THCS tại Hà Nội nói rằng, ở bất kỳ địa phương nào đều có phụ huynh giàu, trung bình và khó khăn. Khi phụ huynh có điều kiện, họ mong muốn được mua sắm SGK, quần áo mới và coi đó là niềm vui, niềm tự hào được lo lắng, chăm sóc cho con. Trên thực tế, ở vùng thuận lợi, nhiều người còn mua cho con 2 bộ sách để một bộ ở nhà, một bộ ở trường đỡ phải mang vác mỗi ngày đến còng lưng.
“Do đó, khi đề xuất phương án trích tiền ngân sách mua SGK cho học sinh mượn, Bộ GD&ĐT nên có khảo sát tỉ lệ học sinh khó khăn, có nhu cầu mượn sách từ các nhà trường, địa phương rồi mới tiến hành, tránh bỏ hàng nghìn tỉ mua ồ ạt rất lãng phí”, hiệu trưởng này nói.
Chính sách nhân văn, tránh lãng phí
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, đây là một chính sách nhân văn, thấy được sự quan tâm đầu tư đối với ngành giáo dục và học sinh. Việc nhà nước dự kiến bỏ ra 3.500 tỉ đồng để mua SGK cho học sinh mượn là một sự hỗ trợ cần thiết, ý nghĩa đối với tất cả học sinh, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
“Tuy nhiên, việc sử dụng sao cho phù hợp, không lãng phí kinh phí là vấn đề cần quan tâm. Theo tôi, những gia đình có điều kiện, việc bỏ tiền mua bộ sách giáo khoa cho con là điều dễ dàng nên họ thường không có nhu cầu mượn sách. Trong khi đó, lại có nhiều phụ huynh kinh tế gia đình khó khăn, việc mua một bộ sách cũng gây áp lực cho họ. Vì thế, không nên áp dụng một giải pháp "cào bằng" để tránh lãng phí”, ông Phú nói.
Bộ GD&ĐT nên có khảo sát tỉ lệ học sinh khó khăn, có nhu cầu mượn sách từ các nhà trường, địa phương rồi mới tiến hành, tránh bỏ hàng nghìn tỉ mua ồ ạt rất lãng phí...
Hiệu trưởng trường này cũng ví dụ, một số thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng phần lớn gia đình có điều kiện để đáp ứng được việc mua một bộ SGK cho con nhưng các gia đình ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, học sinh nghèo thì việc bỏ ra khoảng 500.000 nghìn đồng - 1 triệu đồng mua bộ sách là rất khó. Do đó, cần cân nhắc, tính toán để chi ngân sách mua SGK cho đúng đối tượng để hỗ trợ.
SGK chỉ là tài liệu tham khảo và chỉ là một "kênh" học tập. Hiện nay, chúng ta có thể trang bị sách điện tử ở các lớp học thông qua việc đầu tư cho mỗi lớp 1-2 máy vi tính để học sinh có thể truy cập sách điện tử ngay tại lớp. “Ở những nơi vùng sâu, vùng xa không có internet thì sách giáo khoa có vai trò quan trọng, cần được trang bị đầy đủ, không được để thiếu. Đồng thời, nhà nước cũng cần quan tâm nhiều hơn, đưa nền công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đến những nơi đó để cải thiện và tạo sự công bằng trong tiếp cận kiến thức, giáo dục”, thầy Huỳnh Thanh Phú cho hay.
Ông Lê Xuân Trung, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi, quận Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ, chủ trương dùng ngân sách mua SGK cho học sinh mượn của Bộ GD&ĐT là rất nhân văn tuy nhiên trên thực tế không phải học sinh nào, trường nào cũng khó khăn đến mức bố mẹ không mua cho con được bộ sách mới.
Các trường học cũng có kinh phí hoạt động hằng năm, trong khoản này cũng nên trích ra một phần để mua SGK, sách bài tập, sách tham khảo cho giáo viên bổ sung thư viện, đồng thời cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường mượn học. Như thế, sẽ giải quyết được vấn đề, trường nào cũng có 1 tỉ lệ học sinh khó khăn, thiếu SGK.
Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi đề xuất phương án, thay vì trích một khoản ngân sách lớn để mua SGK mới thì sau khi học sinh học xong năm học 2022-2023, các trường . Khi đó, nhà trường thu lại sách của học sinh năm nay cho học sinh khóa sau của trường mượn nếu các em có nhu cầu. Thư viện nào cũng có quy định về việc cho học sinh mượn sách nhưng trong trường hợp này, chẳng may các em có làm rách, hỏng cũng không nên bắt đền mà chỉ nên kêu gọi ý thức giữ gìn sách vở.
Chủ trương này thực hiện rộng rãi trên toàn quốc sẽ hữu ích, tiết kiệm được nguồn tiền rất lớn thay vì mua mới. Tuy nhiên, địa phương cần có định hướng lựa chọn các bộ sách hợp lý, dùng trong nhiều năm thay vì năm sau lại chọn bộ sách khác với năm học trước.
Một số ý kiến khác cho rằng, tiền ngân sách 3.500 tỉ của Nhà nước là rất lớn, trong bối cảnh nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 còn khó khăn chung, chi một đồng cũng cần tính toán. Vì thế, chi mua SGK cho học sinh mượn . Còn các địa bàn thuận lợi, nên chăng để các gia đình căn cứ vào nhu cầu thực tế để mua bộ sách cho con.