Viện Nhãn Khoa Mỹ ước tính tới năm 2050, khoảng 9,8% dân số thế giới (hơn 4 tỷ người) có thể mắc tật cận thị. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ cận thị nặng dẫn đến thoái hóa bán phần sau nhãn cầu và mất thị lực chiếm đến gần 1 tỷ người trong số này. Cận thị có nguy cơ thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới.

Tại Việt Nam, tỷ lệ tật khúc xạ hiện nay chiếm khoảng từ 15-40%, tương ứng khoảng từ 14-36 triệu người mắc. Trẻ em trong độ tuổi từ 6-15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20-40% ở khu vực thành thị, và từ 10-15% tại khu vực nông thôn.

Bỏ kính ra là "như người mù": Giải pháp giúp khắc phục chứng cận - loạn thị nặng vừa nhanh chóng lại an toàn - Ảnh 1.

Theo các bác sĩ, tật khúc xạ (cận, loạn, viễn) là một vấn đề thường gặp ở mắt và ngày càng gia tăng trong bối cảnh cuộc sống hiện đại gắn liền với máy tính, tivi, điện thoại di động... là những phương tiện làm việc kèm giải trí không thể thiếu. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ người cận thị và loạn thị ngày càng tăng, đặc biệt là ở trẻ em. Cả 2 tật khúc xạ này đều có nhiều biểu hiện tương tự nhau, bỏ kính ra nhìn gì cũng mờ khiến người bệnh bị lệ thuộc vào kính, gây khó khăn trong sinh hoạt và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nhiều người chưa hiểu rõ sự khác nhau của cận thị, loạn thị, đồng thời chưa biết cách khắc phục tình trạng này dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống, học hành và làm việc.

Làm sao để phân biệt 2 loại tật khúc xạ cận thị và loạn thị? Có biện pháp nào cải thiện tình trạng này? Nếu phẫu thuật có thể lấy lại thị lực không... Tất cả những thắc mắc về cận thị và loạn thị sẽ được Ths.BS Đặng Thị Như Quỳnh - Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế DND giải đáp chi tiết như dưới đây.

Bỏ kính ra là "như người mù": Giải pháp giúp khắc phục chứng cận - loạn thị nặng vừa nhanh chóng lại an toàn - Ảnh 2.

Ths.BS Đặng Thị Như Quỳnh - Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế DND

Cận thị và loạn thị là 2 dạng tật khúc xạ phổ biến đều khiến mắt nhìn mờ và có nhiều biểu hiện tương tự nhau. Trong ngành nhãn khoa, khái niệm cận thị và loạn thị được hiểu là như thế nào? Làm sao để có thể phân biệt được 2 loại tật khúc xạ này?

Ths.BS Đặng Thị Như Quỳnh: Cận thị và loạn thị đúng là 2 dạng tật khúc xạ phổ biến ở mắt và khiến mắt nhìn mờ nên nếu không đi khám thì người bệnh sẽ không biết chính xác mình bị bệnh nào.

Cận thị là một trong những tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt, đặc biệt là ở độ tuổi trẻ. Với những người bị cận thị, các hình ảnh sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như người bình thường. Nói một cách khác, khi bị cận thị, người bệnh sẽ chỉ nhìn được các vật ở gần và gặp khó khăn trong việc nhìn các vật ở xa.

Còn loạn thị (hội chứng Astigmatism) xảy ra khi giác mạc có độ cong không đều nhau ở các hướng kinh tuyến. Giác mạc của người loạn thị có hình dạng khác thường, những tia sáng không thể hội tụ tại một điểm mà bị khuếch tán trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được bị méo mó hoặc nhòe mờ. Nếu như giác mạc ở trạng thái bình thường được ví như một nửa trái bóng khi cắt đôi, thì giác mạc của người loạn thị được ví như một nửa trái bóng bầu dục ở trạng thái cắt nửa, bị biến dạng hơn so với thông thường.

Người bị cận, loạn thị có thể phẫu thuật để cải thiện thị lực được không? Điều kiện cần và đủ để người cận, loạn thị có thể được phẫu thuật?

Ths.BS Đặng Thị Như Quỳnh: Người bị cận, loạn thị nếu đủ điều kiện có thể phẫu thuật để cải thiện thị lực. Điều kiện cần và đủ để người bị cận, loạn thị có thể được phẫu thuật bao gồm:

- Trên 18 tuổi, độ khúc xạ ổn định.

- Không mắc bệnh lý cấp tính tại mắt.

- Cận thị từ -0.50D đến -16.00D có loạn thị hoặc không.

- Viễn thị từ +0.50D đến +6.00D có loạn thị hoặc không.

- Loạn thị từ -5.50D đến -6.00D.

- Lão thị trên 45 tuổi có hoặc không kèm tật khúc xạ.

Những trường hợp dưới 18 tuổi có bất đồng khúc xạ, không đeo được kính và có nguy cơ bị nhược thị (theo chỉ định của bác sĩ).

Bỏ kính ra là "như người mù": Giải pháp giúp khắc phục chứng cận - loạn thị nặng vừa nhanh chóng lại an toàn - Ảnh 3.

Đâu là phương pháp mổ cận loạn thị hiện đại và an toàn nhất hiện nay?

Ths.BS Đặng Thị Như Quỳnh: Hiện nay, nhiều bệnh nhân trên 18 tuổi lựa chọn phẫu thuật khúc xạ để không cần phụ thuộc vào kính và phương pháp ReLEx SMILE được đánh giá là phương pháp mổ cận loạn thị hiện đại, an toàn nhất.

Phương pháp ReLEx SMILE có gì khác biệt so với các phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ khác?

Ths.BS Đặng Thị Như Quỳnh: ReLEx SMILE (Small Incision Lenticule Extraction) là bước đột phá trong công nghệ phẫu thuật tật khúc xạ: Không dùng dao, không tạo vạt giác mạc. Do đó, ReLEx SMILE không có biến chứng về vạt giác mạc, thời gian phục hồi sau phẫu thuật nhanh.

Phương pháp này sử dụng tia Laser Femtosecond siêu nhanh có tính chính xác cao để tạo ra 02 mặt phân cách, tách phần nhu mô tương ứng với độ khúc xạ cần loại bỏ và rút qua đường mổ nhỏ chỉ 2mm. Bệnh viện Mắt Quốc tế DND đã thực hiện phẫu thuật ReLEx SMILE tại Việt Nam từ năm 2012.

Ưu điểm của phương pháp ReLEx SMILE là:

- Không dùng dao vi phẫu, không có biến chứng về vạt giác mạc.

- Tia Laser Femtosecond có năng lượng thấp và tần số cao giúp bảo tồn tối đa tính chất cơ sinh học của giác mạc.

- Giảm thiểu hiện tượng khô mắt sau phẫu thuật.

- Thời gian phục hồi sau phẫu thuật nhanh hơn các phương pháp khác.

Bỏ kính ra là "như người mù": Giải pháp giúp khắc phục chứng cận - loạn thị nặng vừa nhanh chóng lại an toàn - Ảnh 4.

Quy trình khám trước khi thực hiện ReLEx SMILE diễn ra như thế nào thưa bác sĩ?

Ths.BS Đặng Thị Như Quỳnh: Một quy trình khám chuyên sâu chính xác nhất theo tiêu chuẩn Quốc tế phải đảm bảo đầy đủ 8 bước sau:

Bước 1: Khai hồ sơ bệnh án, đo huyết áp.

Bước 2: Đo khúc xạ trước khi tra thuốc liệt điều tiết.

Bước 3: Khảo sát và đánh giá toàn diện chất lượng giác mạc. Test khô mắt.

Bước 4: Đo nhãn áp, tra thuốc liệt điều tiết, siêu âm, chụp đáy mắt màu. Làm các xét nghiệm khác (nếu có chỉ định của bác sĩ).

Bước 5: Xét nghiệm máu.

Bước 6: Đo khúc xạ sau khi tra thuốc liệt điều tiết.

Bước 7: Hội chẩn đáy mắt.

Bước 8: Bác sĩ khám, tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Giải thích và tiên lượng tình trạng mắt sau phẫu thuật. Hẹn lịch phẫu thuật.

Thời gian thực hiện quy trình khám chuyên sâu theo quy chuẩn Quốc tế khoảng 120-150p.

Phẫu thuật ReLEx SMILE có đau hay không, quá trình phẫu thuật diễn như thế nào, kéo dài bao lâu?

Ths.BS Đặng Thị Như Quỳnh: ReLEx SMILE là phương pháp phẫu thuật không sử dụng dao, không tạo vạt giác mạc mà chiếu Laser Femtosecond tạo ra mặt phân cách, tách phần nhu mô và rút qua đường mổ nhỏ. Vì thế ReLEx SMILE sẽ không có biến chứng về tạo vạt giác mạc trong phẫu thuật, thời gian phục hồi sau phẫu thuật cũng nhanh hơn các phương pháp phẫu thuật khác.

Tổng thời gian phẫu thuật một ca ReLEx SMILE kéo dài khoảng 5 đến 10 phút. Thời gian để điều trị Laser chỉ từ 23 giây trên một mắt, có độ chính xác cao và an toàn đối với bệnh nhân.

Bỏ kính ra là "như người mù": Giải pháp giúp khắc phục chứng cận - loạn thị nặng vừa nhanh chóng lại an toàn - Ảnh 5.

Sau khi phẫu thuật, tình trạng cận loạn thị có tái lại không?

Ths.BS Đặng Thị Như Quỳnh: Việc tái cận sau phẫu thuật còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ sinh hoạt, học tập và làm việc sau phẫu thuật. Nếu bạn có chế độ sinh hoạt hợp lý, bảo vệ mắt tốt thì việc tái cận hoàn toàn không diễn ra.

Xin cảm ơn Ths.BS Đặng Thị Như Quỳnh về những tư vấn hữu ích này!

Bệnh viện Mắt Quốc tế DND - International Eye Hospital

Địa chỉ: 128 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Hotline: 0969.128.128 – 0968.11.55.88/ Tổng đài CSKH: 1900.6966

Website: matquocte.vn

Fanpage: facebook.com/VienMatQuocTe

Bỏ kính ra là "như người mù": Giải pháp giúp khắc phục chứng cận - loạn thị nặng vừa nhanh chóng lại an toàn - Ảnh 7.