Trong quan niệm của nhiều người, con cái dù có thế nào đi nữa thì ít nhiều cũng sẽ thừa hưởng được một phần gen của cha mẹ. Khi cha mẹ là những người học rộng hiểu cao, con cái có thể không đạt được mức xuất sắc đột phá, nhưng cũng không đến nỗi nào. Tuy nhiên, thực tế đôi khi không phải như vậy. 

Không ít phụ huynh có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực học thuật hay công việc, sở hữu chỉ số IQ cao ngất ngưởng, đạt được rất nhiều thành công đáng tự hào... nhưng con cái của họ đôi khi lại không đạt được thành tựu như kỳ vọng. Thật ra, mỗi đứa trẻ là một cá thể đặc biệt với khả năng đặc biệt, không có đứa trẻ nào là kém cỏi cả. Dẫu biết là vậy, nhưng khi thấy con có lực học không tốt, phụ huynh nào cũng sẽ cảm thấy lo lắng. Thậm chí như ông bố đến từ Trung Quốc dưới đây chẳng hạn, sau quá trình "thất bại" trong việc truyền đạt kiến thức cho con, ông bố còn rơi vào trạng thái "sang chấn tâm lý" khiến dân tình cười đau bụng.

Chuyện là thế này, vào ngày 11/11 vừa qua, một bà mẹ đến từ tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã chia sẻ lên MXH câu chuyện con gái mình chỉ đạt 8 điểm/thang điểm 100 môn Toán và phản ứng của người bố. Trước kết quả con đạt được, ông bố là giảng viên đại học - người thường xuyên dạy con học bài, vô cùng shock. Được biết, ông bố này là "học bá" hàng thật giá thật khi từng tốt nghiệp Thạc sĩ tại một trường đại học top đầu. 

Ông bố là giảng viên đại học vô cùng sốc trước kết quả mà con đạt được.

Việc con cái chỉ thi được 8/100 điểm môn Toán, cha mẹ bình thường shock 1 thì với ông bố giảng viên này chắc phải là shock 10. Bởi vậy nên ông bố đã có loạt phản ứng hết sức hài hước như liên tục trầm tư, thỉnh thoảng lại lôi tờ giấy kiểm tra của con ra nhìn và nghiêm trọng nhất là giữ trạng thái 3 ngày liên tiếp không nói không rằng gì, chỉ im lặng như đang suy nghĩ một điều gì đó.

Bố là giảng viên ĐH bị "sang chấn tâm lý", không nói không rằng suốt 3 ngày sau khi nhận kết quả thi gây shock của con gái lớp 3 - Ảnh 1.

Ông bố rơi vào trầm tư sau khi biết điểm bài kiểm tra môn Toán của con.

Bố là giảng viên ĐH bị "sang chấn tâm lý", không nói không rằng suốt 3 ngày sau khi nhận kết quả thi gây shock của con gái lớp 3 - Ảnh 2.

3 ngày liên tiếp ông không nói không rằng.

Sau tất cả, người bố "chốt" lại vấn đề nằm ở việc con gái không chú tâm học hành. Để cải thiện tình hình, người bố bắt đầu nghiên cứu sách giáo khoa của con. Tuy nhiên, "plot twist" đã xảy ra ở chút 89.

Người mẹ kể lại: "Tôi cảm thấy thương cho anh ấy. Hôm qua giúp con gái kiểm tra bài tập về nhà, anh nói rằng con gái đã giải sai bài tập. Nghe bố nói vậy, con cũng nằng nặc bảo mình đúng, còn người sai mới là bố.

Hai bố con vì một bài tập mà tranh cãi um tỏi. Cuối cùng, lên mạng tìm đáp án, ai ngờ người sai lại là bố. Lúc đó, bố ôm đề kiểm tra, than thở không thôi. Giờ chẳng biết phải dạy con thế nào nữa".

Người mẹ tâm sự, thật ra con gái cũng không phải học kém, chỉ là điểm môn toán không được "lý tưởng" lắm thôi. Về phần mình, người mẹ cũng đã an ủi con cái rằng chỉ cần con cố gắng là khó khăn mấy cũng sẽ vượt qua. Bản thân chị luôn chủ trương không ép con học quá căng thẳng.

Cha mẹ làm gì nếu con có học lực không tốt?

Trong trường hợp này, cha mẹ cần bình tĩnh và sáng suốt để tìm ra phương pháp hỗ trợ con cái hiệu quả. Đầu tiên, cha mẹ nên trò chuyện với con, lắng nghe một cách chân thành mà không chỉ trích, để tìm hiểu sâu hơn về những khó khăn mà con đang gặp phải. Sau đó, tạo điều kiện cho con một môi trường học tập yên tĩnh và thoải mái, cung cấp những dụng cụ học tập cần thiết, và có thể cân nhắc việc thuê gia sư nếu xác định con cần sự giúp đỡ về kiến thức.

Cha mẹ cần đặt ra những mục tiêu cụ thể và khả thi cùng con, và lập kế hoạch đạt được chúng thông qua việc xác định thời gian học tập hợp lý và kỷ luật. Việc theo dõi sát sao tiến trình học tập và đánh giá sự tiến bộ thường xuyên giúp cha mẹ có thể điều chỉnh phương pháp giáo dục phù hợp.

Cha mẹ nên khuyến khích và động viên con mỗi khi có cơ hội, nhấn mạnh vào nỗ lực hơn là kết quả, và tôn trọng sở thích cũng như năng khiếu của con để từ đó phát triển tiềm năng trong những lĩnh vực con thực sự yêu thích. Cuối cùng, cha mẹ cần liên hệ chặt chẽ với giáo viên để hiểu rõ hơn về tình hình học tập của con, qua đó nhận được sự hỗ trợ và lời khuyên từ những người có kinh nghiệm giáo dục.

Điều quan trọng là cha mẹ phải luôn kiên nhẫn, cung cấp tình yêu và sự hỗ trợ không điều kiện cho con, nhằm giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn, từng bước cải thiện và phát triển toàn diện.

Bố là giảng viên ĐH bị "sang chấn tâm lý", không nói không rằng suốt 3 ngày sau khi nhận kết quả thi gây shock của con gái lớp 3 - Ảnh 3.

Cha mẹ phải luôn kiên nhẫn, cung cấp tình yêu và sự hỗ trợ không điều kiện cho con.

Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể độc lập với những phẩm chất, sở thích và khả năng riêng biệt. Không có hai đứa trẻ nào hoàn toàn giống nhau, ngay cả khi họ là anh chị em ruột hay sinh đôi. Mỗi em bé mang trong mình một tiềm năng vô hạn và khả năng phát triển đặc biệt theo những cách thức khác nhau. 

Có trẻ thể hiện xuất sắc trong môn toán và khoa học, trong khi những đứa trẻ khác lại nổi bật với khả năng âm nhạc hay thể thao. Một số trẻ có thể tự học một cách nhanh chóng và độc lập, trong khi những đứa trẻ khác lại cần sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiều hơn. Đó là lý do vì sao việc giáo dục và nuôi dưỡng cần được tiếp cận một cách linh hoạt, tôn trọng sự đa dạng cá nhân và khuyến khích mỗi trẻ phát triển theo những hướng đi riêng của mình. Nhận thức rõ rằng mỗi đứa trẻ là một thực thể độc lập và duy nhất không chỉ giúp chúng ta tạo ra môi trường giáo dục phù hợp mà còn giúp mỗi em bé có cơ hội phát huy tối đa khả năng của mình.