* Bài viết dưới đây được chia sẻ trên Toutiao:

Hôm trước, mẹ chồng đưa cho tôi một chiếc thẻ ngân hàng và nói: "Xiang Xing, đây là 100.000 nhân dân tệ mà mẹ và bố con đã tiết kiệm. Con phải nhanh chóng đặt chỗ đậu xe đó nhé".

Tôi bàng hoàng, bố mẹ chồng vốn luôn tằn tiện của tôi đâu ra nhiều tiền như vậy để cho chúng tôi. Tôi từ chối vì chồng tôi nói rằng tôi không thể sử dụng tiền lương hưu của bố mẹ chồng. Trước đó, ông bà cũng đã mua cho chúng tôi 1 căn nhà và còn tặng thêm 100.000 tệ để làm vốn liếng chăm lo gia đình.

Nhưng mẹ chồng ép tôi, nói rằng bà đưa cho tôi vì biết con trai bà sẽ không nhận. Vì chồng tôi không đủ khả năng trả hơn 200 tệ mỗi tháng tiền thuê chỗ đậu xe nên anh ấy chỉ đậu xe trước cổng khu dân cư. Kết quả là tôi bị phạt và thỉnh thoảng bị khóa xe. Chồng tôi và bố mẹ chồng cãi nhau rất nhiều về vấn đề này.

Bố mẹ chồng tôi mua được nhà và có của hồi môn tặng cho chúng tôi chỉ bằng tiền lương, còn chúng tôi lương tháng vài chục triệu vẫn mắc nợ - Ảnh 1.

Bố mẹ chồng tôi tuy lương không cao nhưng lại dành dụm được rất nhiều - so với thu nhập của ông bà.

Tôi cầm chiếc thẻ trên tay mà trong lòng đầy mặc cảm. Tôi thực sự không biết phải làm gì. Chồng tôi và tôi đều làm việc ở các thành phố hạng nhất, thu nhập của cả 2 cũng gần 10.000 tệ. Cứ đến cuối mỗi tháng, nhìn lại những tờ hóa đơn đã chi tiêu, tôi sẽ thấy rất vui nếu để còn dư tiền để mua ít hoa quả ngon cho cả nhà.

Tôi cứ nghĩ mình như thế đã là giỏi, nhưng hóa ra chẳng là gì so với bố mẹ. Mẹ chồng tôi nói rằng bà biết bây giờ chúng tôi cần phải tiêu tiền để nuôi con nên bà cũng hiểu nếu chúng tôi không tiết kiệm được.

Bố chồng và mẹ chồng tôi đều đã ngoài 60 tuổi, mỗi người đều có khoản lương hưu là hơn 5.000 tệ. Với khoản tiền này, nếu sống ở nông thôn thì hoàn toàn thoải mái. Trước khi có con, bố mẹ chồng tôi sống khá nhàn nhã, họ tự trồng nhiều cây ăn quả và nuôi thêm gia cầm nên khoản phí sinh hoạt gần như không tốn mấy.

Tôi từng nghĩ lương hưu của bố mẹ chồng tôi chỉ đủ để họ tự nuôi sống bản thân khi về già, không ngờ bao năm qua họ đã tiết kiệm được nhiều tiền như vậy. Thế hệ đi trước đã chịu đựng quá nhiều và biết sống tiết kiệm. Ngày nay, bên cạnh nhiều cám dỗ, sức tăng về chi phí cũng là áp lực không nhỏ trong việc tiết kiệm, ví dụ như:

- Sự phát triển của xã hội đã dẫn đến việc tiêu dùng quá mức;

- Đánh giá quá cao khả năng kiếm tiền của bản thân và nghĩ rằng có thể tiếp tục kiếm được nhiều tiền hơn theo năm tháng;

- Kế hoạch, lộ trình nghề nghiệp không rõ ràng dẫn tới thu nhập có thể bị ảnh hưởng;

- Thế hệ thanh niên này chưa phải chịu nhiều gian khổ, trong gia đình không có nhiều anh chị em, nhiều người là con một, được bố mẹ yêu thương và luôn dành dụm một ít tiền cho con cái để giúp đỡ.

Bố mẹ chồng tôi mua được nhà và có của hồi môn tặng cho chúng tôi chỉ bằng tiền lương, còn chúng tôi lương tháng vài chục triệu vẫn mắc nợ - Ảnh 2.

Tiết kiệm tiền đòi hỏi sự tự chủ và bạn không thể làm bất cứ điều gì mình muốn nếu chưa dư dả tài chính.

Sau khi nói chuyện với mẹ chồng và thực hành tiết kiệm, tôi mới nhận ra, thực ra việc giữ tiền không khó, chỉ phụ thuộc vào việc bạn có đủ kiên trì thực hiện hay không. Trước hết, chúng ta phải có kế hoạch khi tiêu tiền, không thể tiêu nhiều như kiếm được. Tôi nghĩ việc ghi chép chi tiêu rất tuyệt vời.

Về mặt quản lý ngân sách, thế hệ cha mẹ tốt hơn rất nhiều, vì họ thường sinh ra trong những gia đình đông con, nguồn lực mỗi người có thể phân bổ rất hạn chế, mọi khoản chi tiêu đều phải tính toán kỹ lưỡng.

Khi tiêu tiền, bạn cũng cần phải hạch toán cụ thể, không cần quá rõ ràng về mọi khoản chi tiêu nhưng phải có định hướng chung. Nhìn chung, tiết kiệm tiền đòi hỏi sự tự chủ và bạn không thể lúc nào cũng chi tiêu theo cảm xúc.