Liên quan đến vụ hoả hoạn thiêu rụi 4 ki-ốt trên đường Phạm Hùng (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) xảy ra ngay đêm 31-12-2016, hai ngày sau thảm cảnh, các gia đình bị nạn đã tiến hành thu dọn đống đổ nát còn sót lại. Dù tinh thần đã suy sụp nặng nề nhưng ai cũng cố gắng vực dậy, bởi cái Tết cổ truyền đã đến cận kề.

Bốn nhà bị hoả hoạn trong đêm giao thừa Tết dương lịch: “Tết này coi như không có rồi” - Ảnh 1.

Hai ngày sau vụ hoả hoạn, hiện trường chỉ còn những đống đổ nát.

Cháy vì quên tắt bếp gas

Có mặt tại hiện trường vào sáng 2-1, quang cảnh vẫn không khác hai ngày trước là mấy. Ngọn lửa đi qua để lại mớ sắt thép phế thải, mái tôn cong và những tấm bảng hiệu bong tróc. Trong đống đổ nát ấy là tiếng ầm đùng của chiếc xe cần cẩu lớn được chủ nhà thuê đến để thu dọn "bãi chiến trường".

Bốn nhà bị hoả hoạn trong đêm giao thừa Tết dương lịch: “Tết này coi như không có rồi” - Ảnh 2.

Gia đình nạn nhân thuê xe đến thu dọn đống đổ nát.

Bốn nhà bị hoả hoạn trong đêm giao thừa Tết dương lịch: “Tết này coi như không có rồi” - Ảnh 3.

Đống mía bị tôn, vách nhà đè bẹp.

Bà Phạm Thị Rồi (68 tuổi, mẹ của hai người bị nạn trong vụ cháy) thẩn thờ ngồi nhìn tài sản của mình được bốc dỡ lên xe. Bà nói: "Hôm đó, con gái tôi vì quá bận bán hàng, nên bật bếp gas nấu đồ ăn mà quên tắt. Đến khi lửa phực lên, bén vào đường dây điện khiến điện bị chập thì mọi thứ đã quá muộn. Nhìn ngọn lửa từ từ thiêu rụi mọi thứ trong nhà, tôi như đứng không vững, chỉ biết khuỵu chân xuống mà khóc…".

Bốn nhà bị hoả hoạn trong đêm giao thừa Tết dương lịch: “Tết này coi như không có rồi” - Ảnh 4.

Bà Rồi thẩn thờ nhìn xe chở sắt vụn đi.

Bốn nhà bị hoả hoạn trong đêm giao thừa Tết dương lịch: “Tết này coi như không có rồi” - Ảnh 5.

Một nạn nhân bị bỏng trong vụ hoả hoạn.

Cạnh bên, chị Phan Thị Tuyết Can (45 tuổi, con bà Rồi), chủ tiệm tạp hoá bị thiêu rụi cũng không giấu được nỗi đau. Ngọn lửa đi qua khiến chị bị bỏng hai bên cánh tay, trong khi chồng chị, anh Mai Văn Hải bị thương nặng ở hai chân, vẫn còn nằm điều trị tại bệnh viện. Chị cho biết đã tiếp quản tiệm tạp hoá của bà Rồi được 6 năm. Vì buôn bán nhỏ, nên mỗi ngày hai vợ chồng chỉ kiếm được trên dưới 100.000 đồng. Vụ hoả hoạn quá bất ngờ khiến tất cả hàng hoá chuẩn bị để bán Tết cháy sạch sẽ. Giờ đây ngoài chuyện làm sao để dựng lại được nhà, chị vẫn còn rối trí, không nghĩ được gì khác.

Bốn nhà bị hoả hoạn trong đêm giao thừa Tết dương lịch: “Tết này coi như không có rồi” - Ảnh 6.

Chiếc tủ đựng kem bị lửa làm biến dạng, được gia đình người gặp nạn đem ra đựng nước đá cho thợ dọn nhà.

Vì lửa cháy từ tiệm tạp hoá lan sang 3 nhà khác, nên ngoài chuyện tự sửa lại nhà mình, gia đình bà Rồi cũng phải thương lượng bồi thường thiệt hại cho các gia đình ảnh hưởng. "Giờ chỉ còn cách vay vốn ngân hàng để xử lý trước, rồi từ từ tìm cách trả sau, chứ tiền bạc cháy sạch sẽ hết rồi" – bà Rồi ngậm ngùi.

"Tết này coi như xong rồi"

Tại tiệm sửa xe Trí, không khí càng lặng lẽ hơn khi đống phụ tùng sửa xe biến dạng được chủ tiệm kêu người thu mua phế liệu đến cân ký, bán ve chai. Tài sản duy nhất còn sót lại là tấm biển hiệu với mấy chiếc vỏ xe treo lơ lửng trước gió.

Bốn nhà bị hoả hoạn trong đêm giao thừa Tết dương lịch: “Tết này coi như không có rồi” - Ảnh 7.

Người thu mua phế liệu dến cân ký đống phụ tùng hư hại tại tiệm sửa xe.

Chị Thanh (30 tuổi, quê Trà Vinh, chủ tiệm sửa xe) nhớ lại: "Đêm đó đã gần 8 giờ tối nhưng chồng tôi cùng đứa em vẫn cố sửa mấy chiếc xe còn dở để kiếm thêm chút tiền. Bất ngờ tôi nghe tiếng nổ rất lớn của vỏ chai bia, rồi lửa phực từ dưới nhà lên. Gia đình tôi chỉ kịp hô hoán để hàng xóm đẩy giúp mấy chiếc xe đang sửa ra ngoài. Tất cả tài sản, tiền bạc, nữ trang để trên gác đều bị cháy hết".

Bốn nhà bị hoả hoạn trong đêm giao thừa Tết dương lịch: “Tết này coi như không có rồi” - Ảnh 8.

Ngọn lửa bùng lên làm những thùng nước giải khát phát nổ, nát vụn.

Bốn nhà bị hoả hoạn trong đêm giao thừa Tết dương lịch: “Tết này coi như không có rồi” - Ảnh 9.

Chị Thanh cho biết sẽ về quê cắm câu, vì đã hết vốn.

Người phụ nữ ngậm ngùi cho biết, hai vợ chồng quê lên thuê ki-ốt của gia đình bà Rồi mở tiệm sửa xe đã được vài năm. Cả năm làm lụng vất vả dành được chút tiền, định bụng vài bữa nữa về quê sẽ ăn một cái Tết thật đầy đủ. Nào ngờ giờ gặp đại hoạ, mọi thứ đều tan thành mây khói, thiệt hại ước tính khoảng 30-40 triệu đồng. "Đến mấy bộ đồ cũng không có để mặc, tôi phải qua nhà hàng xóm mượn đỡ. Tiệm sửa xe thì bị dỡ rồi, nên phải qua nhà bà con tá túc tạm". – chị Thanh cay đắng nói.

Bốn nhà bị hoả hoạn trong đêm giao thừa Tết dương lịch: “Tết này coi như không có rồi” - Ảnh 10.

Những chiếc vỏ còn sót lại của tiệm sửa xe.

Hỏi về dự định tương lai, chị cho biết giờ chỉ còn cách gửi đồ đạc lại cho chủ nhà rồi về quê cắm câu, chứ không còn vốn để mở tiệm khác. Hai đứa con chị đành tiếp tục gửi nhờ ông bà ngoại nuôi giúp, vì hai vợ chồng đã trắng tay. "Giờ lo thân còn chưa xong, hơi đâu dự định với dự tính. Tết năm nay coi như xong rồi" – người phụ nữ cười như mếu.

Không kiên nhẫn như vợ chồng chị Thanh, chủ tiệm bán mía cây đã dọn đi ngay sau khi căn nhà bị cháy rụi. Dấu tích còn sót lại là những cây mía bị mái tôn đè bẹp dí, cháy sạm đen. Ở gần đó, nhiều đứa trẻ theo cha mẹ đến lật đống đổ nát, lựa mía còn ăn được đến mang đi. Tiếng lôi mía sột soạt trên đường khiến quanh cảnh càng trở nên đượm buồn.

Bốn nhà bị hoả hoạn trong đêm giao thừa Tết dương lịch: “Tết này coi như không có rồi” - Ảnh 11.

Trẻ con lôi mía còn ăn được về nhà.

Được biết sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã đến khảo sát hiện trường để dự tính phương án hỗ trợ cho những gia đình gặp nạn, giúp họ kịp thời đón Tết. Thế nhưng khi mọi thứ vẫn còn ngổn ngang, tài sản mất trắng, Tết của 4 gia đình trên chỉ là một nỗi buồn khó tả.