Đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Tuy nhiên nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ dẫn đến tiểu đường – một căn bệnh đang có xu hướng trẻ hóa hiện nay.
Chẳng phải ai cũng có thời gian rảnh để đo lượng đường trong máu thường xuyên, nếu không được điều trị, bệnh tăng đường huyết có thể trở nên nguy hiểm và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cần phải được chăm sóc khẩn cấp, thậm chí ngay cả khi tình trạng không trở nên nghiêm trọng, bệnh vẫn có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim.
Theo y học Trung Quốc, cách kiểm tra đường huyết đơn giản nhất chính là chú ý vào những dấu hiệu của bàn tay và bàn chân, nếu bỗng dưng bạn gặp phải những vấn đề này thì bạn cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
1. Tay và chân bị tê
Tê tay và tê chân là một biểu hiện rõ ràng trong thời gian đầu của đường huyết bị tăng cao quá mức. Khi lượng đường trong máu tăng, hệ thống thần kinh của cơ thể trở nên nhạy cảm với lượng đường glucose trong máu. Từ đó làm khả năng chuyển hóa glucose của cơ thể bị rối loạn và tác động đến dây thần kinh, từ đó gây tê tay và tê chân.
2. Mắc herpes ở tay và chân
Bệnh herpes - hay còn được gọi là mụn nước sốt, là những vết phồng rộp nhỏ thành từng đám. Khi đó vùng da quanh chỗ phồng thường nổi đỏ, sưng lên và đau nhức. Vùng bị phỏng có thể bị vỡ, dịch trong chảy ra ngoài và đóng vảy sau vài ngày. Căn bệnh này thường thấy ở môi và miệng nhiều hơn, tuy nhiên khi lượng đường trong máu tăng cao thì herpes còn có thể xảy ra ở tay và chân.
Thông thường các trường hợp mắc Herpes ở tay chân nhìn như mụn nước nhưng không bị ngứa. Ngoài ra, những người đang bắt đầu mắc chứng tiểu đường sẽ có bàn tay, bàn chân, ngón tay và bắp chân bị thon lại.
3. Ngứa tay chân
Khoảng 10% bệnh nhân khi đường huyết cao sẽ bị ngứa khắp cơ thể, nhưng tập trung chủ yếu là ở tay và chân. Triệu chứng ngứa này thường rất cứng đầu và liên tục xảy ra mà không thể tự khỏi. Theo các chuyên gia, khi mắc phải thì không được gãi bằng tay, nếu không sẽ dễ gây ra trầy xước và nhiễm trùng.
4. Đau nhức tay và chân
Khi đường huyết tăng cao, mạch máu của bệnh nhân không thể cung cấp đủ máu cho toàn bộ cơ thể. Khi đó, chỉ việc đi bộ một quãng đường nhỏ thôi cũng làm cho bệnh nhân đau đớn khó chịu ở tay và chân. Tuy nhiên chỉ cần nghỉ ngơi một lát là sẽ hết.
Bên cạnh đó, các chuyên gia từ Aboluowang cũng đưa ra lời khuyên "4 điều mỗi ngày" để bảo vệ đường huyết và ngăn nó trở nên quá cao:
- Một tách trà mỗi ngày: Từ thời xưa, uống trà đã được con người chứng minh giúp cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa và trì hoãn bệnh tiểu đường.
- Ăn uống lành mạnh mỗi ngày: Nhiều người thường chọn các thức ăn nhanh và đồ ăn chiên mỗi ngày vì bận rộn. Tuy nhiên các loại thực phẩm ấy rất nhiều dầu và muối, dễ gây béo phì lẫn tiểu đường.
- Tập thể dục mỗi ngày: Tập thể dục nhẹ sau bữa ăn cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu và tiêu thụ năng lượng dư thừa. Các bài tập phù hợp với bệnh nhân tiểu đường bao gồm đi bộ và leo cầu thang.
- Tâm trạng tốt mỗi ngày: Những cảm xúc tiêu cực hoàn toàn có thể tác động đến lượng đường trong máu. Bởi khi đó, cơ thể sẽ tiết ra hormon glucose làm tăng bài tiết, giảm tiết insulin dẫn đến tăng đường huyết.
Theo Aboluowang
Chúng tôi đứng về phía Văn Mai Hương.
Phụ nữ phải được tôn trọng và bảo vệ quyền an toàn dù ở bất cứ đâu. Phát tán những hình ảnh riêng tư và nhạy cảm của phụ nữ, dù bất cứ lý do gì đều không được chấp nhận. Chúng ta hãy cùng đứng về phía Văn Mai Hương và chung tay bảo vệ phụ nữ, vì một xã hội văn minh hơn.