Bột sắn dây từ lâu được nhiều người yêu thích vì sở hữu hàm lượng phytochemical và hàng loạt các chất dinh dưỡng như chất béo, canxi, sắt, đạm... Vì thế, các các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra lời khuyên rằng nên sử dụng chúng hàng ngày để có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Tuy bột sắn dây tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Vậy, ai không nên uống bột sắn dây?
Tác dụng của bột sắn dây với sức khỏe
Báo Lao động dẫn nguồn Tạp chí Healthline cho biết, bột sắn dây được biết đến khi sở hữu hàm lượng phytochemical và hàng loạt các chất dinh dưỡng như chất béo, canxi, sắt, đạm... Vì thế, các các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra lời khuyên rằng nên sử dụng chúng hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
Theo một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng bột sắn dây hàng ngày sẽ giúp giảm đau đầu khá hiệu quả. Chỉ cần pha bột sắn dây với nước sôi, thêm một chút đường tăng thêm vị ngọt rồi uống ngay khi sẽ thấy ngay tác dụng tốt trong việc giảm đau đầu.
Ngoài ra, bột sắn dây có hàm lượng tinh bột và chất béo khá thấp, vì thế việc sử dụng bột sắn dây hàng ngày sẽ không lo bị béo phì mà ngược lại còn giúp điều chỉnh huyết áp. Từ đó, máu sẽ được lưu thông tốt cũng như tăng cường sức khỏe tim mạch.
Chưa hết, sử dụng bột sắn dây cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách ức chế protein xấu là PTP1B - loại protein gây nên các bệnh về tiểu đường hay làm suy yếu hoạt động của tim.
Bên cạnh đó, trong bột sắn dây cũng chứa Isoorientin. Đây là hợp chất khả năng chống oxy hóa cũng như cải thiện khả năng phục hồi. Những lợi ích trên sẽ giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại những bệnh viêm nhiễm, đồng thời khiến các vết thương bị viêm mau chóng lành hơn.
Với cặp đôi chống viêm cùng chống oxy hóa trong bột sắn dây, chúng cũng mang lại kết quả giúp bảo vệ não bộ, tránh nguy cơ suy giảm nhận thức cũng như tình trạng não hoạt động kém hiệu quả. Đặc biệt khi sử dụng bột sắn dây cũng giúp hỗ trợ trong quá trình phục hồi chấn thương sọ não hay giảm nguy cơ đột quỵ.
Bên trong bột sắn dây cũng chứa phytoestrogen - hợp chất thực vật tác dụng khá tương đồng với estrogen nhằm tăng khả năng điều hòa nội tiết tố, giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu ở thời kỳ mãn kinh với phụ nữ.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng bột sắn dây
Theo Báo Sức khỏe & Đời sống, bất kể thứ gì cũng vậy, ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy để phòng ngừa những tác dụng phụ không mong muốn, cách uống sắn dây tốt nhất là nên uống chín và không uống nhiều quá 1 ly/ngày.
Thói quen ướp hoa bưởi vào sắn dây để nước uống được thơm hơn, tuy nhiên thói quen này nên bỏ bởi hoa bưởi là làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể.
Không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Đặc biệt, chỉ nên cho 1 chút đường, vì uống đường nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ai không nên uống bột sắn dây?
Trẻ em
Theo Báo Sức khỏe và đời sống, đối với trẻ em, bột sắn dây là dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.
Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ trong thai kỳ, nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt, nhưng nếu bạn thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì bạn không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể bạn làm bạn mệt mỏi.
Trường hợp thai phụ có dấu hiệu bị động thai, mà do dạ con co bóp nhiều thì không được dùng bột sắn dây.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Ai không nên uống bột sắn dây" rồi phải không.