Việc loài người đang tàn phá hệ sinh thái đại dương đã không còn lạ nữa, nhưng đến mức như thế nào thì vẫn không dễ để hình dung. Tuy nhiên, đôi khi chỉ cần một bức ảnh là đã có thể truyền tải thông điệp về những gì mà con người đã và đang gây ra cho đại dương và sinh vật sống dựa vào đó.
Bức ảnh đoạt giải khuyến khích: Một con cá đang ăn đầu lọc thuốc lá. Nhiếp ảnh gia Steven Kovac cho biết: “Hình ảnh này minh họa vấn đề môi trường của việc mọi người vứt rác bừa bãi và tác hại có thể gây ra đối với động vật hoang dã”.
Một hình ảnh như vậy đã xuất hiện tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Đại dương năm nay, trong đề mục Ảnh bảo tồn (Giải Ảnh bảo tồn được trao cho nhiếp ảnh gia có khả năng truyền đạt mạnh mẽ về bất kỳ mối nguy hiểm nào mà đại dương phải đối mặt ngày nay, hoặc những câu chuyện về hy vọng và sự phục hồi), khi nhiếp ảnh gia Steven Kovacs phơi bày bức ảnh một con cá đang tò mò nhai điếu thuốc đã bỏ đi.
Mặc dù thoạt nhìn khá thú vị nhưng nó như một lời nhắc nhở về việc những hành động của chúng ta đang dẫn đến cái chết của động vật hoang dã đại dương như thế nào. Và, khi bạn mở rộng quy mô tác động đó đến dân số khổng lồ của loài người, chúng ta sẽ thấy rõ ràng rằng con người cần phải thay đổi.
Loài cá tò mò xuất hiện trong ảnh là Trachinocephalus myops, được một số người gọi là cá thằn lằn mũi cùn, được tìm thấy ở Đại Tây Dương. Những loài động vật này dành phần lớn thời gian của chúng ở đáy biển chỉ với đôi mắt trồi lên khỏi cát, chúng đợi cá và động vật giáp xác nhỏ đến gần để tấn công. Thật không may, như bức ảnh chứng minh, chúng cũng sẽ nhảy vào bất cứ thứ gì chuyển động trước mắt.
Bức ảnh đoạt giải ba cũng do Steven Kovacs chụp: Một con bạch tuộc Argonaut cái đang bơi khi kéo theo mảnh rác. "Trong một chuyến đi đến Anilao, Philippines, chúng tôi đã lặn ở vùng nước sâu. Thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp bạch tuộc cái loài Argonaut, và chúng thường được nhìn thấy đang cưỡi trên sứa. Điều này có thể là để bảo vệ cũng như, có thể là, tiết kiệm năng lượng. Tôi khá ngạc nhiên khi thấy con bạch tuộc đặc biệt này trôi dạt khi mang theo mảnh rác".
Bức ảnh của Steven Kovacs được trao giải khuyến khích nhưng nó được quan tâm vì có một chi tiết gây tranh cãi.
“Con cá nhỏ này, Trachinocephalus myops, đã ngoạm một mẩu thuốc lá trôi theo dòng nước mà nó nghĩ rằng đó là một con cá và bắt đầu nuốt chửng để ăn", Kovacs viết trong một bài đăng trên Instagram. “Ngay cả khi đã nuốt hơn nửa điếu thuốc, nó vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình! Đây là một trong những tình huống mà tôi cảm thấy phải can thiệp vì tôi không thể tưởng tượng rằng sẽ có kết thúc tốt đẹp cho con cá nếu nó nuốt xong ‘bữa ăn’ của mình”.
Bức ảnh đoạt giải nhất: Một con cá chình moray chết trong một dây câu bị bỏ hoang. Khi cắn vào cái móc sắc nhọn ở cuối dây, con cá chình cố gắng luồn lách ra nhưng càng mắc kẹt hơn nữa. Nhiếp ảnh gia Kerim Sabuncuoglu cho biết: “Mỗi vòng cuốn từ từ khiến con vật tội nghiệp ngạt thở cho đến khi không thở được nữa. Bức ảnh này cho thấy một tiếng hét câm lặng".
Sự can thiệp của các nhiếp ảnh gia động vật hoang dã từ lâu đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi mà không có quy tắc rõ ràng về điều gì là phù hợp và không phù hợp trong tình huống thực tế. Cuộc tranh luận đã nổ ra sau một tình tiết đặc biệt gay cấn của loạt phim mang tính lịch sử của BBC Earth, trong đó cuộc đời đầy biến động của những chú chim cánh cụt hoàng đế được ghi lại ở chất lượng 4K. Khi một nhóm chim cánh cụt bị mắc kẹt trên con dốc, đoàn làm phim đã bước vào để "can thiệp một cách gián tiếp" trong việc đào ra một lối thoát để cứu sống chúng.
Bức ảnh đoạt giải nhì: Mòng biển và dây câu bỏ hoang. Nhiếp ảnh gia Galice Hoarau cho biết: “Saltstraumen là một kênh hẹp với một trong những dòng thủy triều mạnh nhất trên thế giới. Nó cũng là một điểm lưu trú đa dạng sinh học và một khu bảo tồn biển, nhưng cho phép đánh bắt cá và các điểm lặn có rất nhiều dây câu nằm rải rác. Những dây này là cái bẫy chết người đối với động vật hoang dã, đặc biệt là chim biển."
Một số người đã lập luận rằng đạo đức trở thành một điểm đáng nói khi thành phần gây tử vong là kết quả trực tiếp của hoạt động con người. Trong khi chứng kiến cảnh một bầy cá voi sát thủ giết một con cá voi con có thể khiến bạn đau buồn, nhưng cái chết như vậy là một phần tự nhiên của cuộc sống đại dương, trong khi đó, để một con vật chết do ăn phải rác của con người là một cái chết có nguồn gốc phi tự nhiên. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi hành động với những động vật lớn hoặc những loài yêu cầu phải xử lý chuyên nghiệp để giải thoát một cách an toàn, nhưng trong trường hợp một mẩu thuốc lá, nó có vẻ hợp lý khi con người hỗ trợ cá.
Bức ảnh của Kovac và tất cả những nhiếp ảnh gia chiến thắng khác không nói lên hết được sự ảnh hưởng của rác đến động vật hoang dã, nhưng phần nào cho chúng ta thấy tác động của con người đến môi trường và hy vọng từ đó sẽ lan tỏa thông điệp giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.
Tham khảo: IFLScience