Vào một ngày tháng 9 năm 1992, thân xác hoang tàn của Christopher McCardless được tìm thấy bởi một thợ săn ở ngay ngoài rìa của vườn Quốc gia và Bảo tồn Denali, Alaska (Mỹ). 

Từ đó đến nay, cái tên Christopher McCandless (hay Alexander Supertramp) vẫn luôn là nguồn cảm hứng du lịch và khám phá thiên nhiên cho nhiều người trẻ. Có đôi khi, cảm hứng chỉ cần bắt nguồn từ bức ảnh mà người ta tìm thấy ở nơi phát hiện thi thể Christopher. 

Bức ảnh chàng trai gầy gò chỉ còn 30kg ngồi trước chiếc xe buýt cũ nát và câu chuyện hành trình hoang dã dẫn đến cái chết thảm gây tranh cãi suốt hàng chục năm - Ảnh 1.

Một trong số các bức ảnh được tìm thấy gần nơi phát hiện thi thể Christopher.

Đó là bức ảnh chàng trai gầy gò, miệng cười tươi rực rỡ ngồi trước chiếc xe buýt cũ nát, ẩn chứa một câu chuyện dài về hành trình hoang dã dẫn đến cái chết gây tranh cãi suốt hàng thập kỷ qua.

Chuyến phiêu lưu rực rỡ của tuổi trẻ

Christopher sinh năm 1968, là con trai cả trong một gia đình giàu có, bố là kỹ sư làm việc cho NASA và có công ty tư vấn riêng. Mẹ làm thư ký tại nơi bố anh làm việc và sau này giúp chồng điều hành công ty gia đình. Năm 1976, cả gia đình chuyển đến khu ngoại ô giàu có của thủ đô Washington. Tuy nhiên, cha mẹ Christopher thường xuyên cãi nhau dù điều này ít được anh nhắc đến.

Từ khi còn học trung học, Christopher đã được các thầy cô và bạn bè nhận xét là một người có ý chí mạnh mẽ. Anh là cậu thiếu niên thích đọc các tiểu thuyết và truyện của Jack London, Lev Tolstoy hay Henry David Thoreau nên ít nhiều có ảnh hưởng.

Bức ảnh chàng trai gầy gò chỉ còn 30kg ngồi trước chiếc xe buýt cũ nát và câu chuyện hành trình hoang dã dẫn đến cái chết thảm gây tranh cãi suốt hàng chục năm - Ảnh 2.

Năm 1990, sau khi tốt nghiệp Đại học Emory, Christopher năm trong tay số tiền 47.000 USD (hơn 1 tỷ đồng) được gia đình cung cấp khi học đại học. Anh quyên góp 24.000 USD (hơn 550 triệu đồng) cho tổ chức Oxfarm, và bắt đầu đi lang thang dưới cái tên Alexander Supertramp (Alexander kẻ siêu lang thang). 

Chàng thanh niên khi ấy đã vứt bỏ tất cả (một số tiền tiết kiệm lớn, cha mẹ, cô em gái và một tấm bằng loại giỏi) để đi ngao du khắp nước Mỹ, qua tận Mexico và trở về vùng hoang dã Alaska.

Christopher một mình tới Arizona, California, Nam Dakota. Anh sống chuỗi ngày của một kẻ lang thang đích thực, khi có tiền, khi không, tránh tiếp xúc với mọi người. Anh tự tìm thức ăn và không mang theo nhiều vật dụng. Anh cũng đã chèo thuyền qua những khu vực xa xôi của sông Colorado. Người đàn ông này luôn cảm thấy kiêu hãnh khi sống với những trang thiết bị tối thiểu, ít có sự chuẩn bị trước.

Cho đến tháng 4 năm 1992, Christopher quyết định đến Fairbanks, Alaska với tình trạng không có một vật dụng phù hợp và kinh nghiệm để sống ở một miền hoang dã. Thậm chí, Christopher còn không có một chiếc la bàn.

Bức ảnh chàng trai gầy gò chỉ còn 30kg ngồi trước chiếc xe buýt cũ nát và câu chuyện hành trình hoang dã dẫn đến cái chết thảm gây tranh cãi suốt hàng chục năm - Ảnh 3.

Jim Gallien, người đã cho anh đi nhờ xe từ Fairbanks tới Stampede Trail, đã nhớ lại mình từng lo lắng về chàng trai trẻ vì anh không có những vật dụng tối thiểu như la bàn. Thậm chí Christopher cũng không có kinh nghiệm để sống trong rừng cây. Nhưng khi được người khác thuyết phục trở về với thế giới văn minh, chàng trai 24 tuổi năm ấy vẫn kiên quyết từ chối.

Hơn 4 tháng sau đó, người ta đã tìm thấy Christopher bỏ mạng trong một chiếc xe buýt cũ nát, tồi tàn mang số hiệu 142 trong rừng quốc gia Denali, bang Alaska.

Christopher đã chết được 19 ngày tính từ lúc được tìm ra với cân nặng chỉ còn 30kg. Christopher đã sống trong một chiếc xe bus bỏ hoang ở đây, đã săn bắn để sinh tồn và viết cả nhật ký. Trong cuốn nhật ký, có một trang Christopher viết: "Tôi đã sống một cuộc đời hạnh phúc và tạ ơn chúa. Tạm biệt và Chúa phù hộ tất cả mọi người!".

Cái chết gây tranh cãi suốt nhiều năm

Có nhiều giả thuyết về cái chết của anh. Có người cho rằng anh đã chết vì đói, số khác nghi Christopher bị trúng độc do ăn phải khoai tây dại. Nhưng nguyên nhân được nhiều người đồng tình nhất đó là: anh đã chết vì sự thiếu hiểu biết, trang bị cho mình kiến thức sinh tồn ở những nơi hoang dã. 

Nếu khi đó Christopher có la bàn hay được trang bị đầy đủ kiến thức, anh sẽ biết rằng ở cách nơi ở của mình 400m có một đường xe điện hoạt động bằng tay vượt qua sông. Nếu đi bằng con đường này, anh đã không bị mắc kẹt quá lâu dẫn đến cạn kiệt thức ăn và chết vì đói.

Bức ảnh chàng trai gầy gò chỉ còn 30kg ngồi trước chiếc xe buýt cũ nát và câu chuyện hành trình hoang dã dẫn đến cái chết thảm gây tranh cãi suốt hàng chục năm - Ảnh 4.

Dư luận khi ấy và cho đến tận bây giờ vẫn chia làm 2 luồng ý kiến khác nhau mỗi khi nhắc đến trường hợp của Christopher. Những người ưa xê dịch, thích khám phá thì cảm phục lòng dũng cảm của Christopher, nể phục luôn cả sự bốc đồng của tuổi trẻ bởi chàng thanh niên ấy dám từ bỏ tất cả để một lần được sống như mình muốn, để đón nhận cái chết một cách nhẹ nhàng và toàn vẹn nhất. 

Còn một bên thì quay lưng với chủ nghĩa lãng mạn và gọi quyết định của Christopher là dại dột, ngông cuồng, cũng như cái chết của anh là một cái chết lãng xẹt, vô nghĩa. 

Lấy cảm hứng từ câu chuyện của Christopher, tác giả Jon Krakauer đã viết một cuốn sách về cuộc phiêu lưu này, xuất bản năm 1996 với tựa đề Into the Wild (Vào chốn hoang dã). Năm 2007, Sean Penn chuyển thể quyển sách thành phim do tài tử Emile Hirsch thủ vai chính.

Chiếc xe buýt "tử thần"

Gần nơi phát hiện thi thể của Christopher người ta cũng tìm thấy một vài bức ảnh của anh trong chuyến phiêu bạt ấy. Trong đó có bức ảnh Christopher ngồi trước chiếc xe buýt cũ nát. 

Sau khi bộ phim Into the Wild được công chiếu, nhiều người trẻ đã đổ xô đến các địa điểm có thật ngoài đời để tham quan, và chiếc xe bus 142 là nơi được du khách tìm đến nhiều nhất. Tháng 7 năm 2019, cặp đôi mới cưới Veramika Maikamava (24 tuổi) và chồng là Piotr Markielau đã bay từ Belarus tới Mỹ du lịch và tìm đến chiếc xe buýt nổi tiếng này. Thế nhưng, chưa kịp nhìn thấy chiếc xe buýt thì Veramika Maikamava đã phải bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc.

Bức ảnh chàng trai gầy gò chỉ còn 30kg ngồi trước chiếc xe buýt cũ nát và câu chuyện hành trình hoang dã dẫn đến cái chết thảm gây tranh cãi suốt hàng chục năm - Ảnh 5.

Đội cứu hộ địa phương cho biết nữ du khách chết đuối đêm 25/7 khi hai vợ chồng cố gắng bơi qua sông Teklanika, dọc theo đường mòn Stampede, gần khu vực Healy, bang Alaska để đến thăm chiếc xe buýt này. Nhưng vì nước sông dâng cao và chảy xiết do những ngày trước mưa lớn nên người vợ không thể giữ được mạng sống, còn người chồng may mắn thoát chết.  

Trước đó, nhiều du khách khi cố gắng tiếp cận chiếc xe buýt "tử thần" này cũng từng gặp nạn. Tuy nhiên, họ may mắn được cứu hộ Mỹ điều trực thăng tới giải cứu. Tháng 5/2016, 3 du khách Đức leo núi và đã bị mắc kẹt trong lúc cố gắng đến nơi này.

Bức ảnh chàng trai gầy gò chỉ còn 30kg ngồi trước chiếc xe buýt cũ nát và câu chuyện hành trình hoang dã dẫn đến cái chết thảm gây tranh cãi suốt hàng chục năm - Ảnh 6.

Bức ảnh chàng trai gầy gò chỉ còn 30kg ngồi trước chiếc xe buýt cũ nát và câu chuyện hành trình hoang dã dẫn đến cái chết thảm gây tranh cãi suốt hàng chục năm - Ảnh 7.

Mới đây, chính quyền Alaska đã quyết định di dời chiếc xe buýt đến một địa điểm bí mật để người ta không thể tìm đến, tránh những thương vong không đáng có.

Ông Corri Feige, quan chức phụ trách tài nguyên thiên nhiên Alaska, nói trong một tuyên bố: "Chúng tôi khuyến khích mọi người tận hưởng thiên nhiên hoang dã một cách an toàn, và chúng tôi hiểu chiếc xe có ý nghĩa thế nào với mọi người. Tuy nhiên, đây là chiếc xe bị bỏ hoang và đang xuống cấp, khiến cho công tác cứu hộ trở nên nguy hiểm và tốn kém. Quan trọng hơn, nó đã khiến một số du khách phải trả giá bằng mạng sống của mình". 

(Nguồn: The Guardian)