Người mẹ 3 con, Jill Robbins (Texas) vừa qua đã đăng một bức ảnh của cậu con trai nhỏ Zack và thông điệp đơn giản nhưng rất quan trọng về sự hòa nhập của các đứa trẻ. Cô cũng hy vọng Zack sẽ nhận được những điều tốt đẹp hơn là những thứ cậu bé đang phải gánh chịu vì khiếm khuyết trên cơ thể mình.

“Mọi người ơi, hãy làm hơn dạy dỗ con mình đừng trở thành những đứa trẻ xấu tính. Làm ơn nhé!”, Jill mở đầu bài viết.

Jill giới thiệu về cậu con trai nuôi 7 tuổi của mình, một cậu bé thông minh, sáng dạ, sôi động và nghịch ngợm, cho dù có một khiếm khuyết nhỏ ở bàn tay phải.

Bức thư chân thành của người mẹ, cầu xin phụ huynh đừng để con mình trở thành “kẻ xấu tính” - Ảnh 1.

“Chúng tôi nhận nuôi Zack khi con mới 2 tuổi. Thật tâm mà nói, với chúng tôi, bàn tay không hoàn thiện của con chẳng phải khiếm khuyết gì to lớn lắm. Cũng như mọi đứa trẻ khác, cả 5 năm qua chúng tôi lúc nào cũng phải gào lên với thằng bé rằng không được đụng cái này, cấm được trèo lên chỗ kia. Zack chơi đá banh, bóng bầu dục giật cờ. Thằng bé cũng học cả võ thuật. Thằng bé thích tô màu. Thằng bé phụ tôi làm bếp. Thằng bé tự giác mang giỏ đồ dơ xuống phòng giặt”.

Jill kể rằng một ngày trước khi bắt đầu năm học mới, Zack trông có vẻ rất bối rối và lo lắng. Mặc dù cả tuần trước Zack đã từng nói với mẹ là cậu bé không muốn trở lại trường học, thế nhưng Jill không mấy để ý vì bận nghĩ ngợi nhiều chuyện khác.

“Bởi vì thằng bé lúc nào cũng rất tự tin và thoải mái, chính vì vậy tôi chưa bao giờ xem bàn tay nhỏ của con là khuyết điểm”.

Rồi Zack thỏ thẻ với mẹ về thứ khiến cho cậu bé bồn chồn, hoang mang suốt thời gian qua.

Bức thư chân thành của người mẹ, cầu xin phụ huynh đừng để con mình trở thành “kẻ xấu tính” - Ảnh 2.

“- Mấy bạn mới ở trường sẽ hỏi về tay bàn tay nhỏ của con.

- Đúng là có thể đấy con trai ạ - Tôi trả lời. Những việc đó cũng bình thường đúng không con? Bàn tay con nhỏ xíu không giống tất cả những bạn khác và những gì bọn họ thường thấy. Vậy nên nếu bạn có hỏi thì cũng không sao mà, đúng không con?

Im lặng một chút, Zack nói:

- Dạ đúng là không sao nhưng con thấy mệt khi cứ phải trả lời mãi rằng con vốn sinh ra là như vậy rồi. Nếu con thấy mệt thì có sao không hả mẹ?

- Nếu con thấy mệt mỏi thì cũng không sao cả. Nhưng mấy bạn chưa biết về con thì vẫn tò mò thôi con ạ.

- Mẹ ơi, đừng để các bạn xấu tính với con được không mẹ?

Khoảng khoắc khi con nói ra câu này khiến cho tim tôi nặng trĩu không thể tả xiết…”

Bức thư chân thành của người mẹ, cầu xin phụ huynh đừng để con mình trở thành “kẻ xấu tính” - Ảnh 3.

Hóa ra, trong suốt trại hè vừa qua, Zack đã bị một vài người bạn chế nhạo vì bàn tay không thành hình của cậu bé. “Nó là thằng bé rất nhạy cảm. Nghe qua lời kể tôi cũng không dám chắc đó là lời chê cười, chọc ghẹo hay chỉ là những đứa trẻ tò mò hỏi chuyện mà thôi”.

Bất kể là thế nào, Jill đưa ra lời khuyên trong tình huống này với tất cả các bậc phụ huynh: “Khi bạn đặt câu hỏi về sự khác biệt của người khác để thỏa mãn tính tò mò, hãy nhớ rằng người ấy cũng là một con người bình thường với rất nhiều cảm xúc.

Nếu con bạn là một đứa trẻ với sự khác biệt, đừng bao giờ ngừng để tâm đến những thứ mà con đang cảm nhận, đang trải qua hay những suy nghĩ của con. Sự nhìn nhận của con về việc bị tẩy chay hay trêu chọc, mỉa mai đều rất quan trọng. Hãy lắng nghe con!

Và làm ơn, đừng để con của bạn trở thành những đứa trẻ xấu tính. Hãy nói chuyện với chúng về sự khác biệt, sự hòa đồng và hòa nhập”.

Bức thư chân thành của người mẹ, cầu xin phụ huynh đừng để con mình trở thành “kẻ xấu tính” - Ảnh 4.

Chia sẻ với Huffpost, chị Jill cho biết: “Tôi rất hạnh phúc vì sau khi bài viết được lan truyền, tôi nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Nhiều phụ huynh có con gặp khiếm khuyết tay chân đã nhắn tin cho tôi, một người mẹ đã đăng bài viết gửi cho con trai mình để kể về cuộc sống mà chị ấy đã từng trải qua khi là một người mang khiếm khuyết”.

Tôi nghĩ bất kỳ người mẹ nào khi có con không lành lặn cùng đều có một sự lo lắng nhất định, không biết rằng con mình có thể hòa nhập được với bạn bè, với xã hội hay là bị soi mói, trêu chọc. Điều này đặc biệt khó khăn với những đứa nhỏ bởi chúng chưa học được cách để xử lý tình huống đó.

Rất nhiều người phát hiện ra bàn tay nhỏ của Zack và lấy làm tò mò, chúng tôi hiểu điều đó. Nhưng bản thân thằng bé, thường xuyên bị nhìn ngó, bị để ý khiến nó nhiều lúc không được thoải mái, lúc nào cũng lo lắng bị đánh giá hoặc sợ bị mọi người trêu chọc hay xa lánh”.

Bức thư chân thành của người mẹ, cầu xin phụ huynh đừng để con mình trở thành “kẻ xấu tính” - Ảnh 5.

Jill cho biết, chị nghĩ rằng thông điệp của mình về sự hòa nhập cho những đứa trẻ khác biệt thật sự rất quan trọng đối với tất cả mọi phụ huynh trong cách nuôi dạy con cái nên người.

“Tôi mong bạn hãy dạy cho con mình đừng trở nên xấu tính bởi mỗi câu hỏi đưa ra, ở bên kia là một con người và họ có thể bị tổn thương. Đôi lúc cả người lớn chúng ta cũng quên mất điều này”.

(Nguồn: Hufftingtonpost)