Trẻ nhập viện vì sởi hoành hành
Sau gần 1 tuần chăm con sốt cao đến 40 độ, chị Dương Hồng Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) mất ăn mất ngủ, khi mãi con chưa hết sốt. Bé Thuận An nhà chị 7 tháng tuổi, khóc ngằn ngặt cả ngày cả đêm, lười ăn, bỏ bú khiến mình chị trông không xuể, chị phải huy động cả nhà vào viện chăm con cùng.
Chị Hồng Anh tâm sự: "Bé nhà chị cách đây một tuần bị viêm phế quản, đưa con vào viện khám thì được bác sĩ kê đơn thuốc về khám. Nhưng dường như thời gian chờ khám quá lâu và con mình bị nhiễm virus sởi lúc nào không hay. Về nhà sau 2 hôm, trên người cháu xuất hiện rất nhiều nốt phát ban, bé quấy khóc dữ dội. Đi khám lại thì bác sĩ chỉ định phải nhập viện theo dõi ngay. Nhìn con sốt đùng đùng, người lả đi vì mệt, vì đói, chị khổ tâm lắm. Không những thế mắt con kèm nhèm, đi ngoài liên tục".
Ngay từ sáng sớm, viện Nhi đã chật như nêm bởi nhiều gia đình đưa con tới khám sởi
Cũng vào viện Nhi do bị sởi là bé Tuấn Anh - con chị Ngọc Mỹ (Cửa Đông, Hà Nội). Chị Mỹ chia sẻ: "Bé nhà mình chưa được 1 tuổi, một lần mình đưa con tới trường mẫu giáo gần nhà chơi. Không hiểu thế nào, sau hôm đó, con phát ban, tiêu chảy dữ dội. Đưa con vào viện khám, bác sĩ chỉ định phải nhập viện theo dõi. Mình nghĩ con bị sốt virus thông thường, ai ngờ lại mắc sởi".
Chia sẻ về điều này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, vi rus sởi khiến bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đi kèm biến chứng nặng như viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi...
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, ho khan, không chịu được ánh sáng... bệnh thường gặp ở trẻ em nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Đối với những trường hợp nhẹ, được hướng dẫn điều trị tại nhà, cha mẹ nên chăm bé cẩn thận: tránh gió lạnh, nghỉ ngơi, ăn thức ăn mềm, chín kỹ, cần hạn chế tiếp xúc và thường xuyên đeo khẩu trang.
Nguyên nhân gây ra bệnh sởi thường là lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi;... Đây được coi là bệnh dễ lây, hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa, phòng vệ.
Các bác sĩ cho biết, thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh cho trẻ nhỏ
Bệnh viện quá tải
Đây là chia sẻ của PGS.TS Phạm Nhật An, Phó giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương. Số lượng trẻ nhập viện do bị sởi tính hiện tại là quá tải. Trước đây, sởi gây ra nhiều biến chứng như hoại tử, mù lòa, tiêu chảy suy dinh dưỡng… Tuy nhiên, tới năm nay, dịch sởi bùng phát và diễn biến hết sức phức tạp, có nhất nhiều ca bé bị biến chứng viêm phổi nặng nề.
Bác sĩ An cho biết thêm, chưa bao giờ bệnh viện phải dành cả khoa Truyền nhiễm chỉ để phục vụ bệnh nhân mắc sởi nặng có biến chứng. Trên 200 bệnh nhân nhiễm sởi đang được điều trị trong điều kiện thiếu máy thở, máy tiêm. Giường phải ghép 6 bé trên một chiếc giường.
Bác sĩ An cho biết thêm, chưa bao giờ bệnh viện phải dành cả khoa Truyền nhiễm chỉ để phục vụ bệnh nhân mắc sởi nặng có biến chứng. Trên 200 bệnh nhân nhiễm sởi đang được điều trị trong điều kiện thiếu máy thở, máy tiêm. Giường phải ghép 6 bé trên một chiếc giường.
Do sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên các loại vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công trẻ.
Điều đáng lo ngại là, trong các ca sởi tiếp nhận gần đây đa số là ca nặng, đối tượng chủ yếu là bé dưới 9 tháng tuổi. Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cũng đánh giá dịch sởi năm nay ở trẻ em rất đáng lo ngại.
Gần đây nhất, có trường hợp bé bị sởi và có virus sởi tấn công trực tiếp vào phổi. Điều này khiến nhiều ca trẻ bị mắc sởi có biến chứng nặng, diễn biến nhanh, dễ suy hô hấp dẫn tới tử vong. Tại khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận có 3 trường hợp bị virus sởi tấn công trực tiếp vào phổi, trong đó có 1 trường hợp đã tử vong.
Gần đây nhất, có trường hợp bé bị sởi và có virus sởi tấn công trực tiếp vào phổi. Điều này khiến nhiều ca trẻ bị mắc sởi có biến chứng nặng, diễn biến nhanh, dễ suy hô hấp dẫn tới tử vong. Tại khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận có 3 trường hợp bị virus sởi tấn công trực tiếp vào phổi, trong đó có 1 trường hợp đã tử vong.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sốt phát ban, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị và cách ly kịp thời, tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Để phòng, chống bệnh sởi, cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch. (Ảnh: Hà Hương)
Bệnh sởi bắt đầu với các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, sau đó sốt cao 39-40 độ mệt mỏi kèm viêm kết mạc, chảy nước mũi, ho. Ban đỏ xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, virus sởi khiến bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đi kèm biến chứng nặng như viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi... (Ảnh: Hà Hương)