Bước vào những ngày nới lỏng giãn cách, nhiều ông chồng mới thấy bâng khuâng nhớ 3 tuần cách ly - Ảnh 1.

Trên mạng, các ông chồng đã nói đùa với nhau rằng, nếu được phân loại giới tính, virus corona chủng mới hẳn là giống cái (!?). Ngẫm lại thì câu nói đùa ấy có cơ sở hẳn hoi. Số liệu thực tế khảo sát các ca nhiễm và tử vong do COVID-19 cho thấy, phụ nữ và trẻ em dường như ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hơn đàn ông.

Không hài hước như dân mạng, các nhà khoa học tìm mọi cách để lý giải sự “kỳ quặc” này. Họ bảo, ngoài yếu tố trời phú như những khác biệt trong ADN, hệ miễn dịch của nam giới và nữ giới, sự khác biệt lớn nhất giữa đàn ông và phụ nữ (và trẻ em) trong dịch bệnh chính là ở lối sống lành mạnh và kỷ luật của phụ nữ. Phụ nữ ít uống rượu bia hay thuốc lá, ít cà kê tiếp xúc gần, không (thừa thời gian) giao thiệp quá rộng, thường ăn cơm nhà và chăm chỉ thể dục hơn. 

Còn trẻ em, chúng thường sống theo nhịp điệu lành mạnh đó của mẹ. Và với tâm thế bao bọc, bảo tồn nòi giống của giống cái, các bà mẹ lập tức bật chế độ “đèn đỏ”, từ chối những hoạt động nguy cơ để bảo vệ con mình ngay từ khi dịch bắt đầu bùng phát.

Phát hiện thú vị của dân mạng về “mối tương quan” giữa COVID-19 và phụ nữ cũng tiết lộ một sự thật: Sự nhạy cảm thiên bẩm (hay nôm na gọi là giác quan thứ sáu), thói quen cảnh giác, giữ khoảng cách và lối sống lành mạnh, có kỷ luật của phụ nữ sẽ là kim chỉ nam để an toàn vượt bão. 

Các cụ bảo phụ nữ là nội tướng hóa ra có ý cả. Trong 3 tuần giãn cách chống dịch vừa qua, nhiều chị em đã thể hiện bản lĩnh lãnh đạo gia đình tuyệt vời mà có lẽ trước kia chính họ cũng chưa khám phá ra. 

Bước vào những ngày nới lỏng giãn cách, nhiều ông chồng mới thấy bâng khuâng nhớ 3 tuần cách ly - Ảnh 3.

Dù bận rộn hơn vì không có giúp việc, cơm cơm nước nước ngày 3 bữa, trông con fulltime, giặt giũ lau dọn mà vẫn làm việc online, duy trì thể dục, họ chẳng cần căng thẳng ồn ào mà quán xuyến việc nhà đâu ra đấy. 

Mỗi bà mẹ sẽ tìm được cách để trở thành chiếc lạt giang bên ngoài mỏng manh, bên trong mạnh mẽ để kết nối gia đình, để “tận dụng” sự nhàn rỗi của chồng và năng lượng của bọn trẻ trong những ngày cách ly. 

Người thì giỏi biến những rau đậu cá tôm thành bữa ăn rộn rã tiếng cười, trẻ con vừa được chơi vừa học cách yêu thương thực phẩm, ông chồng đã bớt càm ràm món này chưa ngon, món nọ không vừa ý khi hiểu rằng nấu nướng vất vả nhường nào. 

Người khác sẽ chỉ đạo các thành viên nhí lau rửa đồ chơi, vệ sinh từng ngóc ngách trong nhà, tiện thể giảng giải về phòng tránh dịch bệnh truyền nhiễm. Người sáng sáng chiều chiều cùng chồng con tập thể dục nâng cao sức khỏe, tiện thể dụ chồng cai thuốc, cai bia rượu hại người…

Những chất keo nho nhỏ mà bền chặt ấy, lạ chưa, khiến nhiều gia đình bỗng gắn kết, thắm thiết hơn sau những ngày giãn cách ở cạnh nhau toàn thời gian.

Bước vào những ngày nới lỏng giãn cách, nhiều ông chồng mới thấy bâng khuâng nhớ 3 tuần cách ly - Ảnh 5.

Âm thanh từ đường phố đã trở về nhịp điệu trước đây. Và trong niềm vui được nới lỏng cách ly, có những người trẻ háo hức hẹn hò cho bõ nhớ nhung; có những anh chồng hoan hỉ gặp nhau để xả bớt những ấm ức những ngày ở nhà; người ta lao ra đường cắt tóc, làm móng, ăn phở, uống cafe để lấp đầy cơn khát phố phường. 

Rồi tĩnh trí lại, người ta nhận ra rằng, cuộc sống thì phải tiếp diễn nhưng dịch bệnh sẽ chưa thể chấm dứt ngay trong thời gian ngắn. Và việc “sống chung” với COVID-19 nghĩa là vừa lao động sản xuất, chúng ta vừa giữ tinh thần sẵn sàng chiến đấu. 

Lạ hơn nữa là, lúc đầu có thể giãn cách xã hội khiến người ta bí bức vì chỉ được “du lịch” trong nhà, sau 3 tuần, dường như người ta lại nhớ cái “nhàn nhạt” bình yên ấy. Sau 3 tuần "dính chặt" lấy nhau ngỡ dài và căng thẳng, nhiều nhà đã kịp tạo ra những thói quen, niềm vui mới mẻ. 

Như Nguyễn Tuấn (q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) thú nhận: "3 tuần ở nhà với vợ thì 3 ngày đầu là căng nhất, nhưng sống lâu trong cái khổ mãi cũng quen (cười). Bình thường công việc của mình ngốn khá nhiều thời gian, khoảng 8 - 9h tối mới về nhà ăn tối, tắm rửa, chơi game một chút rồi ngủ. Đợt rồi nghỉ làm hoàn toàn, ở nhà ăn cơm vợ nấu ngày 3 bữa, chiều chiều tắm cho con, cơm nước dọn dẹp xong là cả nhà tập thể dục. Mới 3 tuần vợ "nuôi" mà mình lên hẳn 5kg.

Thực ra đi làm lại mình mới là người bị sốc vì… nhớ vợ con quá. Sáng nào đi làm cũng bịn rịn. Mình bảo vợ ở nhà hóa ra sướng quá, nếu không vì dịch bệnh ảnh hưởng đến cả thế gới, ảnh hưởng công việc thì ở nhà 3 tháng cũng được, còn bị cô ấy trêu nữa".

Bước vào những ngày nới lỏng giãn cách, nhiều ông chồng mới thấy bâng khuâng nhớ 3 tuần cách ly - Ảnh 7.

Phụ nữ, nhiều người cũng có nỗi bâng khuâng tương tự. Đi làm trở lại, họ “thân này ví xẻ làm đôi” vừa lo lắng gia đình vừa chu toàn công tác. Trẻ con ở một số thành phố lớn chưa có lịch đi học lại, nhưng mẹ đã phải đến cơ quan.

Nhiều người mẹ bỗng lo lắng việc nhà sẽ rối tung. Lo 3 tuần “đào tạo” chồng con của mình sẽ công cốc, rằng lũ trẻ ở nhà sẽ lại vùi đầu vào tivi, sẽ lại “cày” Youtube thay vì đọc sách, làm đồ thủ công, rồi ông chồng sẽ kiếm cớ cuồng chân mà bia bọt với bạn đến gần nửa đêm mới thò mặt về. Nguy hiểm nhất, là con virus quái ác vẫn còn ẩn nấp đâu đó bên ngoài.

Lan Anh (q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh) kể, cô đã trải qua mấy ngày “đau tim” như thế. Ngày đầu đi làm lại, buổi trưa gọi về nhà, cô bất ngờ khi thấy bà nội khoe bọn trẻ đã tự giác đi cắm cơm, nhặt rau. 

5h chiều về đến nhà, cô còn choáng hơn khi thấy đứa lớn đang lau cầu thang, đứa nhỏ tự giác dọn đồ chơi, như thói quen mà mẹ đã rèn luyện suốt những ngày nghỉ dịch. 

Lan Anh, hay vợ của Tuấn Nguyễn, và rất nhiều phụ nữ khác đã thể hiện uy lực mềm của mình trong những tháng ngày sống chung với dịch như vậy đó. Dù có nới lỏng giãn cách, họ vẫn là lạt mềm buộc chặt, giữ gìn nề nếp và những thói quen mới lành mạnh cho gia đình mình. 

Để lối sống có kỷ cương “lây” từ chính họ sang các thành viên còn lại. Để cùng nhau nấu nướng tại gia, dọn dẹp nhà cửa, tập thể dục, rửa tay và đeo khẩu trang không phải là những thủ tục bắt buộc vì sợ hãi nhiễm bệnh, mà là nếp nhà, dù có dịch bệnh hay không.

Bước vào những ngày nới lỏng giãn cách, nhiều ông chồng mới thấy bâng khuâng nhớ 3 tuần cách ly - Ảnh 9.

Chúng ta đang đứng giữa miền đất xa lạ và cần phải tìm ra phương hướng. Chỉ có một điều chắc chắn là chúng ta vẫn sống giữa đại dịch và phải tìm ra cách chung sống an toàn, với virus corona chủng mới này và cả đủ thứ virus khác, dù lạ hay quen. 

Những người phụ nữ của gia đình sẽ là những “la bàn” dẫn cả gia đình vượt qua an toàn. Vì hơn ai hết, họ là người hiểu rằng, chỉ cần được sống bình an trong một cuộc đời bình thường, đã là hạnh phúc rồi.

"Doanh Trại Hạnh Phúc" là một chuỗi các thử thách để đánh giá các doanh trại có thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong cuộc chiến chống giặc Covid-19 hay không. Các thử thách được chia thành 4 nhóm chủ đề: Tập huấn Khỏe tại gia, Tập huấn Bếp chúng mình, Tập huấn Nhà yêu dấu, Tập huấn Vui tuyệt đỉnh.

Các doanh trại được chọn bất cứ thử thách nào để tham gia cuộc thi. Không giới hạn số lượt gửi bài dự thi, càng tham gia nhiều thử thách cơ hội trúng giải càng cao. Doanh trại chia sẻ hình ảnh/video quá trình thực hiện thử thách kèm 1 đoạn mô tả tối thiểu 100 chữ về câu chuyện cách ly tại gia của gia đình mình. Nội dung hợp lệ là cần đảm bảo yếu tố an toàn trong mùa dịch.

Các bài dự thi sẽ được đăng tải trên website của cuộc thi và được bình chọn để trao giải thưởng.

Thông tin chi tiết xem tại: https://dthp.vn/

Sự mềm dẻo đầy kỷ luật của phụ nữ - thứ sức mạnh tuyệt vời nhất để bảo vệ gia đình trước mọi khó khăn - Ảnh 11.