1. Giảm tần suất gọi đồ ăn ngoài và cố gắng tự nấu bữa ăn: Mỗi ngày hai người gọi đồ ăn ngoài ít nhất là 100 nghìn đồng. 100 nghìn đồng có thể mua thịt, rau củ quả tươi ở chợ, bạn có thể nấu ở nhà và ăn trong hai hoặc ba ngày, rất tốt cho sức khỏe và tiết kiệm tiền.
2. Trì hoãn tiêu thụ: Nếu bạn thích thứ gì đó, trước tiên hãy thêm nó vào giỏ hàng của bạn, sau đó xem xét nó sau mười ngày. Nếu sau 10 ngày bạn vẫn thích nó, thì hãy mua, còn không thì đừng mua nó. Dần dần bạn sẽ giảm bớt được việc mua sắm bốc đồng.
3. Ghi chép chi tiêu: Kiểm kê tài khoản hàng ngày, xem xét tài khoản vào cuối mỗi tháng, lập ngân sách hàng tháng và kiểm soát cân đối thu chi hợp lý.
4. Tiết kiệm thường xuyên: Hãy lập kế hoạch tiết kiệm cho bản thân và gửi một phần tiền vào thẻ đều đặn hàng tháng.
5. Cố gắng chọn phương tiện giao thông công cộng khi đi lại và tránh đi taxi: Theo thời gian, bạn sẽ thấy mình có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền trong một tháng.
6. Mang theo những vật dụng cần thiết: Như bình nước, khăn giấy, sạc dự phòng khi ra ngoài.
7. Khi đi mua sắm trong siêu thị, hãy lập danh sách những món đồ bạn cần mua: Đừng muốn mua mọi thứ bạn nhìn thấy.
8. Cố gắng không xem live stream bán hàng trực tiếp khi bạn buồn chán: Điều này có thể làm giảm cảm giác ham muốn mua sắm một cách hiệu quả.
9. Khi mua quần áo: Hãy cố gắng mua những mẫu cơ bản có thể mặc được lâu.
10. Đóng tất cả các khoản thanh toán trực tuyến: Hãy cố gắng thanh toán bằng tiền mặt.
11. Tự nhuộm tóc tại nhà: Trở thành thợ làm tóc của chính bạn và tiết kiệm hàng trăm nghìn đồng mỗi lần.
12. Treo những món đồ sử dụng được trên chỗ dễ nhìn thấy: Đây là cách giúp bạn không bị sót đồ và thường xuyên loại bỏ những món đồ thừa.
13. Đi ngủ sớm và dậy sớm: Tránh thức khuya vì bệnh tật sẽ tốn rất nhiều tiền.
14. Khi đến siêu thị mua sắm: Đừng tích trữ nhiều nhu yếu phẩm hàng ngày vì quà tặng hoặc khuyến mãi.
15. Không đăng ký làm thành viên bất kỳ loại thẻ nào: Như thẻ làm tóc, thẻ thể dục, thẻ mua sắm...
16. Chờ cho chai mỹ phẩm hết rồi hãy mua chai mới.