Buổi sáng ngủ dậy là thời điểm quan trọng nhất trong ngày, vào thời điểm này việc chúng ta nên ưu tiên thực hiện hàng đầu đó chính là uống nước và sau đó đi tiểu.
Đi tiểu đều đặn mỗi sáng là thói quen cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Bởi sau một đêm ngủ, cơ thể đã trải qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ. Lúc này chất độc và rác thải của cơ thể đã tích tụ trong thận, cần được đào thải ra ngoài kịp thời vào buổi sáng.
Thông qua việc đi tiểu có rất nhiều bệnh tật có thể được phát hiện, thậm chí bao gồm cả bệnh ung thư. Nếu bạn phát hiện 3 điểm bất thường này khi đi tiểu vào buổi sáng thì có thể là tế bào ung thư đã xuất hiện, bạn cần đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời!
3 "thứ" xuất hiện khi đi tiểu là dấu hiệu của ung thư
1. Thấy xuất hiện máu khi đi tiểu
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, một trong những dấu hiệu sớm nhất của ung thư bàng quang đó là xuất hiện máu trong nước tiểu. Tiểu ra máu sẽ khiến cho nước tiểu chuyển màu sang màu hồng hoặc đỏ sẫm.
Tiểu ra máu đôi khi chỉ xuất hiện một lần rồi biến mất, nhưng chắc chắn triệu chứng này sẽ lặp lại nếu như bệnh nhân mắc ung thư bàng quang. Thông thường, giai đoạn đầu của ung thư bàng quang gây chảy máu nhưng ít hoặc không gây đau nên thường bị bỏ qua. Ngoài tiểu ra máu, những dấu hiệu khác của ung thư bàng quang có thể là khó tiểu, đau lưng, chán ăn, sụt cân, cảm thấy mệt mỏi, đau xương...
Tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải lúc nào tiểu ra máu cũng có nghĩa là bạn bị ung thư bàng quang. Nó cũng có thể xuất hiện do nhiễm trùng, các khối u lành tính, sỏi trong thận hoặc bàng quang... Để biết được nguyên nhân tiểu ra máu là gì thì việc quan trọng cần làm vẫn là đến bác sĩ kiểm tra.
2. Nước tiểu sủi bọt
Đối với một người khỏe mạnh bình thường, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và không có bọt. Nếu bạn phát hiện thấy có bọt trong nước tiểu và màu trở nên sẫm hơn khi thức dậy vào buổi sáng, đây có thể là dấu hiệu chức năng thận bị tổn thương, hoặc cũng có thể là dấu hiệu của ung thư thận.
Theo các chuyên gia, ung thư thận sẽ làm mất các protein trong cơ thể do ảnh hưởng của sự phát triển của các tế bào ung thư. Lúc này hàm lượng protein trong nước tiểu sẽ tăng cao đột ngột, làm nước tiểu xuất hiện rất nhiều bọt.
3. Lần nào đi tiểu cũng thấy đau bụng dưới
Tiểu tiện là hình thức đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể và để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau phần bụng dưới trong thời gian dài, đặc biệt đau khi đi tiểu, tiểu không thoải mái (không phải vì lý do sắp có kinh nguyệt) thì rất có thể tử cung có vấn đề. Nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới có thể là do u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu và thậm chí là ung thư cổ tử cung. Để biết chính xác nguyên nhân gây đau, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám.
Sau khi thức dậy vào buổi sáng, quan sát nước tiểu là một trong những điều giúp chúng ta tự kiểm tra sức khỏe tại nhà. Phát hiện càng sớm thì bệnh tật càng được điều trị kịp thời. Để phòng tránh bệnh ung thư, ngay cả người trẻ cũng nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường trên cơ thể của mình. Đồng thời hãy hình thành những thói quen sống tốt như tập thể dục, đi ngủ sớm, ăn nhiều rau xanh, hoa quả...