Thời điểm đầu thế kỷ 19, con người có quan niệm khác biệt về việc có nên cho trẻ con bò hay không, thậm chí nó còn gây ra nhiều tranh cãi. Khi đó, người ta cho rằng chỉ có người điên và động vật mới bò và một người khỏe mạnh bình thường cũng sẽ bị đánh giá về đạo đức nếu như làm vậy. 

Mãi đến giữa những năm 1800, người ta mới dần nhìn nhận bò là một giai đoạn đầu đời tự nhiên trong quá trình phát triển của con người. Sau đó, ghế đẩu trở nên ế ẩm trong khi hàng loạt các doanh nghiệp thì đua nhau sản xuất những món đồ chơi khác cho trẻ con và búp bê rất được ưa chuộng. Búp bê thời đó có thể được làm bằng kim loại hoặc gỗ, được thay đồ và được trang bị thiết bị tự động để giúp búp bê cử động, chớp mắt và quay mặt.

Sau khi kết thúc Nội chiến, các nhà sản xuất búp bê ở Mỹ đã nỗ lực để cải thiện chất lượng món đồ chơi này. Họ làm ra những con búp bê có thể tự bò được nhờ vào dây cót bên trong. Từ đó, những con búp bê đáng sợ ra đời và người đầu tiên làm ra chúng là Robert J. Clay vào ngày 14/3/1871. Người đàn ông này từng mô tả những con búp bê này là món đồ chơi giải trí tuyệt vời được sản xuất với chi phí thấp.

Búp bê - Món đồ chơi đáng yêu dành cho trẻ em từng có hình dạng kinh dị gây mất ngủ hơn 100 năm trước - Ảnh 1.

Búp bê - Món đồ chơi đáng yêu dành cho trẻ em từng có hình dạng kinh dị gây mất ngủ hơn 100 năm trước - Ảnh 2.

Búp bê - Món đồ chơi đáng yêu dành cho trẻ em từng có hình dạng kinh dị gây mất ngủ hơn 100 năm trước - Ảnh 3.

Phần đầu và 4 chi của búp bê được làm bởi thạch cao sơn bóng. Tay và chân của món đồ được gắn vào dây cót bên trong để giúp chúng chuyển động và thực hiện động tác bò như em bé. Con búp bê tiến về phía trước bằng bánh răng. Trên thân búp bê còn được gắn một tấm gỗ dài.

Búp bê của Robert J. Clay và học trò của ông, George Pemberton Clarke, được trưng bày tại bảo tàng lịch sử Hoa Kỳ và mỗi búp bê đều có sức hút riêng. Tuy nhiên, phiên bản búp bê của George đỡ đáng sợ hơn vì được mặc đồ che phủ hết các chi tiết đáng sợ. Thời điểm đó, Robert J. Clay còn tự mở công ty Automatic Toy Works chuyên kinh doanh các mặt hàng búp bê. 

Năm 1872, 1 năm sau sự ra đời của những con búp bê trên, Robert J. Clay tiếp tục nộp đơn xin cấp bằng sáng chế một sản phẩm cải tiến mới mang tên Búp bê khóc. Theo đó, ông sẽ sử dụng một vật dụng làm bằng cao su hoặc bột nhão để đánh vào các bánh răng và tạo ra âm thanh mà ông cho là "bắt chước tiếng khóc của một đứa trẻ hoặc giọng nói của động vật".

Đáng tiếc, "sự nghiệp" của những con búp bê đáng sợ này không kéo dài lâu. Công ty của Robert J. Clay chỉ hoạt động đến năm 1874 trước khi bị công ty Ives Manufacturing Company mua lại. Nhiều năm tiếp theo, công ty này vừa tiếp tục sản xuất các mặt hàng búp bê đồng thời sáng tạo, biến chúng trở nên hiền dịu hơn, trông như gấu bông.

(Nguồn: Vintage Everyday)