Theo phong tục dân gian Việt Nam, có một ngày lễ rất quan trọng, ngày cúng ông Táo. Ông Táo là thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà. Ông còn được gọi là Thổ Công, nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công. 

Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, tất cả người dân Việt đều tin rằng ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên trời. Ông lên trời tâu với Ngọc Hoàng về muôn sự dưới trần, xin Ngọc Hoàng ban cho gia chủ sự ấm no, an lành. Thế nên, trong mâm lễ của mỗi nhà không thể thiếu những cặp cá chép, cá này là phương tiện lên trời của ông Táo. Khi làm lễ, người dân thả cá chép trong chậu nước với ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là biến thành rồng. Những con cá chép sau khi làm lễ sẽ được phóng sinh ra sông hồ.

Để cung ứng lượng cá chép khổng lồ ấy cho toàn miền bắc, bao đời nay người dân Thủy Trầm gắn bó với cái nghề độc nhất vô nhị: Nghề nuôi cá chép.

Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 1

Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 2
Người dân Thủy Trầm đã có đến 40 năm làm nghề nuôi cá chép phục vụ cho tết ông Táo. Những ngày này, nhà nào nhà nấy đều tất bật thu hoạch cá.

Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 3
Hầu hết cá cho ngày 23 đều là cá chép đỏ, thường thì phải mất đến 6 tháng chăm nuôi cá mới lớn được thế này.

Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 4


Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 5
Sau khi vớt cá lên, người dân cho vào bao nilon sục khí oxy để bảo quản và vận chuyển. Anh Lưu Viết Vạn - người chuyên thu gom cá cho các thương lái bật mí: "Ngày 22 tôi sẽ chuyển một chuyến lên Lào Cai, nếu thuận buồm xuôi gió cũng kiếm thêm được 5 - 7 triệu".

Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 6


Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 7

Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 8
Anh Trần Văn Cân nhà tại khu 3 làng Thủy Trầm cho biết:" Cá để cúng ông Công ông Táo thì không đâu có cá bằng cá của Thủy Trầm. Cá phải đều nhau mười con như cả mười và quan trọng nhất là cá phải đỏ đều không được có một chấm đen hay trắng nào. Hầu hết các hộ đều tự gây giống, từ khi cá hồ (mới nở trứng) đến khi thu hoach phải mất tới 6 tháng. 

Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 9
Cá mẹ giống.

Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 10
Cá bố phải vây dài màu đỏ tươi thì mới cho các giống hình dáng và màu sắc đẹp.

Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 11

Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 12

Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 13
Sau khi vớt, cá sẽ được phân loại theo độ lớn nhỏ.

Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 14
Để cá khỏe, không bị "lử" thì người dân phải chăm chút và mọi việc đều khá nhẹ nhàng, nâng niu từng chú cá.

Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 15
Để bảo quản cá người dân cho vào bao tải nước và khí oxy để vận chuyển.

Cá chép cúng ông Táo trước giờ “xuất quân” 16
Chở cá đi khắp nơi để phục vụ bà con miền Bắc vào sáng sớm ngày 23 tháng chạp.