Cá chết nổi trắng ở Hồ Tây: Sẽ nhận hậu quả khủng khiếp nếu cố tình ăn cá chết
Nếu ăn cá chết dù là do thiếu oxy chứ không phải nhiễm độc thì cũng có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm và đe dọa tính mạng.
Kinh hoàng cả mặt nước hồ Tây toàn cá nổi
Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn thông báo tính đến cuối giờ chiều 3/10, 76 tấn cá chết đã được thu gom. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu nước và vật phẩm tại hồ để xét nghiệm, điều tra nguyên nhân sự cố. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố tiếp tục huy động mọi lực lượng cố gắng thu gom cá chết ở hồ trong thời gian nhanh nhất.
Theo ông Chung, hiện tượng cá chết xuất hiện vào ngày 1/10, đến ngày 2/10 thì bắt đầu chết nổi ồ ạt. Khi lực lượng môi trường thực hiện các giải pháp chống ô nhiễm và cung cấp oxy cho hồ thì hiện tượng cá chết nổi đã không còn xuất hiện nữa. Trước đó, đo chỉ số oxy tại mặt nước hồ Tây chỉ bằng 0. Lực lượng chức năng vẫn đang tìm hiểu đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất oxy một cách bất thường này.
Vào 2/10, hiện tượng cá chết hàng loạt nổi khắp mặt hồ Tây. (Ảnh: Zing)
Theo ông Chung, hiện tượng cá chết xuất hiện vào ngày 1/10, đến ngày 2/10 thì bắt đầu chết nổi ồ ạt. Khi lực lượng môi trường thực hiện các giải pháp chống ô nhiễm và cung cấp oxy cho hồ thì hiện tượng cá chết nổi đã không còn xuất hiện nữa. Trước đó, đo chỉ số oxy tại mặt nước hồ Tây chỉ bằng 0. Lực lượng chức năng vẫn đang tìm hiểu đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất oxy một cách bất thường này.
Vào 2/10, hiện tượng cá chết hàng loạt nổi khắp mặt hồ Tây. (Ảnh: Zing)
Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân khiến mặt nước hồ Tây không có oxy, dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt nhưng liệu có nên ăn cá đã chết?
Chủ tịch TP Hà Nội khuyến cáo người dân không được ăn cá chết không rõ nguyên nhân. Đó là chưa kể đến vấn đề cá chết hàng loạt là do bị nhiễm độc, đang bị ươn thối chứ không đơn giản là vừa bị ngạt thở vì thiếu oxy.
Chủ tịch TP Hà Nội khuyến cáo người dân không được ăn cá chết không rõ nguyên nhân. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Chủ tịch TP Hà Nội khuyến cáo người dân không được ăn cá chết không rõ nguyên nhân. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Dễ bị nhiễm độc cơ thể khi ăn cá chết vì nhiễm độc, ươn thối, thiếu oxy
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm đại học Bách Khoa Hà Nội, tuyệt đối không sử dụng cá chết Hồ Tây dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả do thiếu oxy. Điều đó chứng tỏ nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Dù con cá còn máu đỏ tươi hay đã nổi ươn lên, tốt nhất chúng ta không nên lấy làm thức ăn cho người và cho cả vật nuôi.
Cá chết không rõ lý do vô cùng nguy hiểm vì nó cũng có thể chuyển hóa ra những loại chất độc khác. Bởi cá loại chất nhiều đạm nên khi chết dễ bị tiêu hủy, do đó là nơi để cho các vi sinh vật sinh sôi nảy nở. Con người ăn phải dễ nhiễm các vi sinh vật. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm.
Nếu chẳng may ăn phải cá chết vì nhiễm độc nguồn nước, người dân sẽ phải đối diện với những ảnh hưởng về sức khỏe, nhẹ thì ngộ độc, nặng hơn có thể bị tử vong. Hiện tượng cá chết hàng loạt không hề đơn giản mà cần có thời gian nghiên cứu vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Nếu cá chết do nguồn nước bị nhiễm độc, những loại thủy hải sản sinh sống trong nguồn nước đó cũng bị nhiễm độc. Khi người dân đánh bắt về mang đi tiêu thụ, phần lớn lượng cá độc đó sẽ đi vào cơ thể người dùng.
Về cơ bản, cá bị nhiễm độc, chết ươn nhìn bề ngoài dù có to, ngon như thế nào đi nữa nhưng chỉ dựa bằng mắt thường, bạn sẽ không thể biết rõ được đó là chất đạm đem lại lợi ích sức khỏe cho cơ thể hay là một chén thuốc độc.
Thông tin đăng tải trên Tạp chí Science Advances cho thấy, ăn cá chết vì nhiễm độc có thể là mối đe dọa kinh hoàng cho sức khỏe con người. Cơ thể con người vốn có một lớp màng protein quan trọng được gọi là P-gp (P-glycoprotein), có vai trò bài tiết chất độc ra ngoài cơ thể. Nếu mất đi lớp màng protein này, các độc tố có thể xâm nhập tự do đến tất cả cơ quan trong cơ thể. Các chất độc trong cá ngăn không cho các P-glycoprotein thực hiện nhiệm vụ đào thải độc tố. Ngoài ra, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) cũng sẽ bám vào loại protein này và khiến chúng không thể hoạt động được.
Ăn cá chết vì nhiễm độc có thể là mối đe dọa kinh hoàng cho sức khỏe con người. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Ăn cá chết vì nhiễm độc có thể là mối đe dọa kinh hoàng cho sức khỏe con người. (Ảnh: Tuổi trẻ)
“Các hóa chất này gây ra các phản ứng bên trong cơ thể. Thay vì bị đào thải, chúng lại gây cản trợ sự hoạt động của p-glycoprotein”, nhà nghiên cứu Amro Hamdoun của Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California (Mỹ) cho biết.
Phòng tránh ngộ độc bằng cách nào?
Để nhận biết cơ thể có ăn phải cá nhiễm độc hay không, sau khi ăn xong, trong vòng 1-24 giờ, bạn cần quan sát, nhận biết các triệu chứng cụ thể. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như nôn, tiêu chảy, chuột rút, đau đầu, mệt mỏi, ngất xỉu, đau khớp và cơ bắp, ngứa ran xung quanh miệng, ngón tay và ngón chân, nóng rát hoặc đau da khi tiếp xúc với nước lạnh, ngứa khắp người, trong trường hợp nặng hơn có thể bị hôn mê… thì cần đến bệnh viện ngay.
Để phòng tránh ăn phải cá nhiễm độc, bạn không nên ăn cá khi chưa xác định được rõ nguyên nhân cá chết. Ngoài ra, bạn cần tránh ăn những loại cá to, đặc biệt là những khu vực như đầu cá, trứng, gan cũng như các cơ quan nội tạng khác của cá vì đây là những nơi độc tố ciguatera (nguyên nhân gây nên những hiện tượng trên) tập trung nhiều nhất.
Cách chọn cá tươi ngon:
- Chọn cá có kích thước vừa, không nên chọn cá có kích thước quá to, đặc biệt là cá biển, cá còn nguyên hình hài, thịt trắng, bụng trắng.
- Nên chọn những con cá có mang sạch, màu đỏ tươi, mắt sáng, khi nhấn dọc thân cá, nếu cá còn đàn hồi thì là cá tươi.
- Cá nhiễm độc thường có đặc điểm là: Mang cá bẩn, xỉn và xơ, hơi thô và có màu hồng thâm đậm; Mình cá không còn nguyên, đầu to đuôi nhỏ, lưng cong gù, thậm chí có u. Có con da còn bị vàng và đuôi xanh. Cá ươn sẽ có mùi hôi khó chịu rất dễ nhận ra, thịt cá bở...