Người xưa có câu: "Nhân tham tài nhi tử, điểu tham thực nhi vong."

Là con người, ai cũng có những mong muốn riêng, cầu mong được hạnh phúc, cầu mong giàu có, cầu mong lấy được người thương... Nhưng nếu như những mong muốn đó trở nên vô tận, nó sẽ trở thành lòng tham.

Mà rất nhiều đau khổ của con người đều bắt nguồn từ việc không thể thỏa mãn lòng tham của chính mình. Càng mong muốn nhiều, lại càng không đạt được gì.

Thế nên mỗi người chúng ta, chỉ nên mong muốn điều chính đáng, đừng để bản thân trở thành nô lệ của lòng tham.

Nếu bạn "dính" vào 3 cái tham này, cả đời chỉ có thể bận rộn một cách mù quáng:

Cả đời có 3 cái tham, tuyệt đối không được dính vào: Nếu không chỉ bận rộn mù quáng mà không làm nên tích sự gì! - Ảnh 1.

1.Tham chiếm lợi nhỏ từ người khác: Dễ vì nhỏ làm mất lớn

Những người tham chiếm lợi nhỏ từ người khác, rất dễ vì vài lợi ích nhỏ, mà tiêu hết tâm tư suy nghĩ, dù đó chỉ là lợi ích rất nhỏ hoặc cái lợi bất chính.

Ví dụ điển hình của những người thế này chính là:

Khi mua đồ, lúc nào cũng "mồm năm miệng mười" hòng khiến người bán giảm giá hoặc cho thêm đồ ăn.

Khi đi ăn với bạn bè hoặc người thân, không bao giờ là người thanh toán hóa đơn.

Thấy ai đó làm rơi tiền trên đường thì nhanh chóng "nhặt được của rơi, tạm thời bỏ túi."

Những người như vậy, lúc nào cũng vui vẻ vì nghĩ rằng mình tài giỏi, nhưng lại không biết rằng họ đang "vì nhặt hạt vừng mà làm tiêu mất hạt dưa hấu".

Trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc, nước Tần ngày càng lớn mạnh và lộ rõ dã tâm muốn thống nhất 6 nước.

Năm đó, vua Tần đặt mục tiêu vào nước Thục giàu có. Nhưng bởi vì đường đi phức tạp, quân Tần không có cách nào đặt chân đến đó được.

Tần Huệ vương đã triệu tập tất cả quần thần để thương nghị kế sách, và một đại thần đã kiến nghị với vua rằng: "Nghe nói vua nước Thục là một người tham lam, chúng ta có thể dựa vào điểm này mà nghĩ kế."

Vua Tần nghe xong, trong lòng dần nghĩ ra một kế hoạch.

Ông ra lệnh cho cấp dưới điêu khắc một con bò bằng đá, rồi đặt vàng vào mông con bò. Sau đó lan truyền tin tức rằng vua Tần có một con bò đá biết đẻ ra vàng.

Tin tức này nhanh chóng lan tới tai vua nước Thục, và ông ta ngỏ ý muốn mua con bò đá này.

Vua Tần giả vờ hào phòng nói: "Con bò đá này coi như là lễ vật tặng cho nước Thục. Nhưng đường đến nước Thục thực sự quá khó đi, sợ rằng sẽ khiến vận may của con bò đẻ vàng này đi mất."

Vua nước Thục nghe xong, lập tức phái người đi sửa đường.

Sau khi đường được sửa xong, quân đội nước Tần theo con đường này đến nước Thục. Chẳng bao lâu sau, nước Thục đã bị diệt quốc.

Vua nước Thục phải trả cái giá lớn chỉ vì tham một món lợi nhỏ.

Trong Caigentan từng nói: "Đừng cầu cái phước vô phần, đừng tham cái lợi vô cớ."

Đừng tham cái lợi nhỏ từ người khác, bởi vì bạn tham càng nhiều, càng mất đi nhiều!

Cả đời có 3 cái tham, tuyệt đối không được dính vào: Nếu không chỉ bận rộn mù quáng mà không làm nên tích sự gì! - Ảnh 2.

2. Tham danh tiếng: Dễ vì chút công danh lợi lộc mà hành xử xốc nổi

Người làm ăn chân chính, luôn là người thoát xa những trò lừa gạt vô đạo đức. Người tài giỏi thực sự, sẽ không cần "phóng loa" nói cho tất cả mọi người biết.

Nhưng một người càng thèm muốn sự nổi tiếng phù phiếm, lại càng thích giả vờ bản thân tài giỏi, lắm tiền, nhiều của.

Thành công và sự giàu có, không phải chỉ suốt ngày treo ngay miệng là có được, nó cần thông qua quá trình nỗ lực không ngừng.

Phan Nhạc, một nhà văn nổi tiếng thời Tây Tấn, khi còn trẻ rất có tài, nhưng tính cách lại xốc nổi.

Mẹ Phan Nhạc từng khuyên ông ấy không nên ham mê quyền lực. Mặc dù ngoài mặt ông ấy đồng ý, nhưng trong lòng lại thấy rất bất mãn.

Sau này, Phan Nhạc liều lĩnh đầu cơ chính trị, nịnh hót Giả Mật, bị Tôn Tú vu cáo rằng có ý mưu phản, tru di tam tộc, đến cả phụ nữ cũng không tha.

Những người nhân phẩm tốt thường thờ ơ với danh tiếng, ngược lại những người tham lam lại vô cùng để ý đến việc này.

Đừng quá tham lam tài sản và sự nổi tiếng, vì nó sẽ khiến bạn dễ đánh mất đi con người lương thiện ban đầu, trở thành một kẻ hợm hĩnh.

Cả đời có 3 cái tham, tuyệt đối không được dính vào: Nếu không chỉ bận rộn mù quáng mà không làm nên tích sự gì! - Ảnh 3.

3. Tham nhàn hạ: Không nghĩ đến chuyện vươn lên, dễ dàng bị đẩy xuống đáy xã hội khi gặp biến cố

Người tham nhàn hạ là những người dám nghĩ nhưng không dám làm. Hiện trạng bất biến sẽ khiến họ muốn đứng yên.

Nhưng nếu bạn cứ nuông chiều bản thân, để nó đứng mãi ở vùng an toàn, hưởng thụ thoải mái mỗi ngày, thì một khi khủng hoảng ập đến, bạn sẽ không đủ khả năng chống trả lại.

Thứ mà người ta sợ nhất chính là tự mình làm mất đi ý chí chiến đấu và tinh thần dám nghĩ dám làm trong vùng an nhàn của riêng mình.

Khi đối diện với nhàn hạ, bạn có thể nghỉ ngơi, nhưng không được tham luyến, níu giữ. Nếu không cố gắng, chính cái vùng nhàn hạ đó sẽ hủy hoại cả tương lai của bạn.

Hãy kiên trì, vì sau khi cái khổ qua đi, người ta mới càng dễ dàng trân trọng sự ngọt ngào của hạnh phúc.