Đường ruột và não bộ tưởng chừng là hai bộ phận riêng biệt và hoàn toàn không liên quan tới nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của não có thể bị ảnh hưởng bởi những vi khuẩn nhỏ bé trong hệ tiêu hóa. Do đó, Ashley Barrient, chuyên gia dinh dưỡng kiêm bác sĩ y khoa tại Bệnh viện Northwestern Memorial cho biết, sở hữu đường ruột khỏe mạnh cũng là cách hiệu quả nhằm cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Các chuyên gia chỉ ra mối quan hệ giữa thực phẩm và tâm trạng: Để có tâm trạng tốt thì nên ăn những gì? - Ảnh 1.

Hoạt động của não có thể bị ảnh hưởng bởi những vi khuẩn nhỏ bé trong hệ tiêu hóa.

Gerard Mullin, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Viện Johns Hopkins Medicine nhấn mạnh, chế độ ăn và lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đường ruột. Những vi sinh vật đường ruột rất đặc biệt và thay đổi liên tục phụ thuộc vào những gì chúng ta tiêu thụ.

Thực phẩm làm thay đổi tâm trạng là điều mọi người có thể nhận thấy trong thực tế, không qua chứng minh hay giải thích của các chuyên gia. Thông thường, không ít người đã có xu hướng sử dụng những thức ăn giúp cải thiện tâm trạng. Rất nhiều nghiên cứu chứng minh, tiêu thụ sô cô la thúc đẩy suy nghĩ tích cực và thậm chí giảm triệu chứng căng thẳng như mệt mỏi, lo âu.

Theo Drew Ramsey, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Columbia, thực phẩm ảnh hưởng tới tâm trạng của con người thông qua cơ chế sinh lý. Ngược lại, cảm xúc cũng tác động không nhỏ tới việc lựa chọn thức ăn.

Các chuyên gia chỉ ra mối quan hệ giữa thực phẩm và tâm trạng: Để có tâm trạng tốt thì nên ăn những gì? - Ảnh 2.

Thực phẩm ảnh hưởng tới tâm trạng của con người thông qua cơ chế sinh lý.

Những người yêu thích đồ ngọt, sử dụng đường thường xuyên gặp phải căng thẳng, lo âu và khó chịu.

Tức giận có thể làm bạn tiêu thụ nhiều đồ ngọt và thực phẩm giàu carb, từ đó giúp cải thiện tâm trạng tức thời. Điều này đồng nghĩa với việc cảm giác ngon miệng tạo ra sự sung sướng và hạnh phúc.

Thực phẩm ảnh hưởng tâm trạng như thế nào?

Hiện nay, các chuyên gia đã tìm ra hai nguyên nhân chính lý giải việc tiêu thụ thực phẩm có thể tác động tới tâm trạng. Lý do đầu tiên là sự hiện diện của các hóa chất tác động tới hệ thần kinh thường thấy trong sô cô la. Những chất này có khả năng kích thích não bộ.

Nguyên nhân thứ hai là những loại thực phẩm chúng ta tiêu thụ có thể ảnh hưởng tới hệ thống dẫn truyền thần kinh. Các tế bào não vận chuyển thông tin nhờ chất dẫn truyền thần kinh. Một trong những chất dẫn truyền thần kinh thường được nhắc tới và đóng vai trò quyết định cảm xúc là serotonin.

Solomon Evans, chuyên gia tâm lý kiêm nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Edouar-Herriot (Pháp) cho biết, chất này có khả năng tác động tới tâm trạng, giấc ngủ và làm nhiệm vụ kiểm soát cảm giác thèm ăn. Lượng thức ăn bạn tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản sinh serotonin.

Các chuyên gia chỉ ra mối quan hệ giữa thực phẩm và tâm trạng: Để có tâm trạng tốt thì nên ăn những gì? - Ảnh 3.

Cafein trong thức ăn và đồ uống có lẽ là một trong những thủ phạm chính gây lo âu.

Những người phải đối mặt với các vấn đề về tâm lý như lo âu hay trầm cảm sẽ nhận thấy thực phẩm ảnh hưởng lớn tới tâm trạng. Chúng thực sự có thể tạo điều kiện cho cảm xúc tiêu cực xuất hiện.

Cafein trong thức ăn và đồ uống có lẽ là một trong những thủ phạm chính gây lo âu. Ngoài ra, đồ ngọt hay rượu cũng tác động không nhỏ tới cảm xúc của bạn. Karen Ansel, chuyên gia dinh dưỡng kiêm tác giả của cuốn Healing Superfoods for Anti-Aging: Stay Younger, Live Longer khuyến cáo, những người dễ bị lo âu nên hạn chế sử dụng thức ăn lên men vì chúng sở hữu một lượng lớn histamine. Tuy nhiên, trên thực tế, một số loại thực phẩm cũng có khả năng tăng cường tâm trạng, cải thiện cảm xúc.

Thực phẩm nào giúp tăng cường tâm trạng?

Về cơ bản, theo Lisa Samuels, chuyên gia dinh dưỡng kiêm người sáng lập của Trung tâm Happie House, những thực phẩm sở hữu chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít carb và đường đều thân thiện với sức khỏe tâm lý. Chúng có khả năng ổn định cảm xúc, kiểm soát serotonin trong não.

Các chuyên gia chỉ ra mối quan hệ giữa thực phẩm và tâm trạng: Để có tâm trạng tốt thì nên ăn những gì? - Ảnh 4.

Thực phẩm giàu protein cũng góp phần cân bằng lượng đường huyết trong máu.

Hơn nữa, thực phẩm giàu protein cũng góp phần cân bằng lượng đường huyết trong máu.

Để cải thiện tâm trạng và giảm stress, bạn có thể lựa chọn sử dụng thức ăn chứa nhiều kẽm như hàu, hạt điều và trứng.

Giữ nước cũng là việc làm vô cùng quan trọng vì thành phần chủ yếu trong não là nước. Khi mất nước, bộ phận này sẽ bị ảnh hưởng, tác động tới tất cả các hệ thống dẫn truyền thần kinh, từ đó gây lo âu.

Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như phenolics và thức ăn chứa nhiều omega-3 như cá hồi và hạt lanh đã được chứng minh có thể tăng cường cảm xúc tích cực.

(Nguồn: Bodyandsoul)